Cây đa, Giếng Nước, Mái đình: Nét Yên Bình Của Làng Quê Việt

Indonesia

Learning Indonesia language - Bahasa Indonesia

*Trảng cỏ Bù Lạch: Thiên đường cỏ mùa thu *Những cung đường cao su thơ mộng *Bà Rá: Đỉnh núi cao thứ 3 Đông Nam bộ
  • home
  • Đất nước Indo
  • Trình độ
    • A
    • B
    • C
  • Chuyên đề
    • Ngữ âm
    • Ngữ pháp
    • Từ vựng
    • Hội thoại
  • Nhạc Indo
  • Thơ Indo
Home » Kiến thức dân gian » Cây đa, giếng nước, mái đình: Nét yên bình của làng quê Việt Cây đa, giếng nước, mái đình: Nét yên bình của làng quê Việt Đăng bởi Unknown Đăng trên 20:19 với không bình luận Không biết từ bao giờ hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam. Nó gắn liền với sự bình yên qua bao đời và được dệt bằng những câu ca gắn liền máu thịt với cuộc sống đời thường. Cây đa, bến nước, sân đình, Đi xa ta nhớ nghĩa mình mình ơi. Trong tâm thức của mỗi người Việt, làng xóm thật gần gũi và gắn bó.Nói đến làng là nói đến đơn vị hành chính nhỏ nhất. Làng là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là tiếng võng kẽo kẹt trưa hè với lời ru ầu ơ của mẹ mà khi nhớ lại như nâng bước ta trên mọi nẻo đường. Làng với những hình ảnh tiêu biểu như cây đa, bến nước, sân đình, là lũy tre xanh bao bọc, là sừng sững một cổng làng hay ngào ngạt hương sen nơi ao làng. Những đêm trăng thanh gió mát, trai thanh gái lịch đi gánh nước ở giếng làng, hay tụ tập nơi đình làng. Họ gặp nhau và những lời tỏ tình thấm đẫm ánh trăng được nhen lên từ đó... tất cả trở thành nỗi thân thương, là ký ức về một niềm quê yêu dấu của mỗi con người. Làng thân thương và gắn bó với mỗi người và nó được gắn bó từ những nét đặc trưng nhất như cây đa, giếng nước, mái đình. Giếng làng là nơi các thôn nữ ra gánh nước, soi mình làm duyên, nơi trai gái tâm tình hò hẹn. Nơi giao lưu gặp gỡ của những người dân nơi làng quê mỗi khi ra gánh nước về dùng. Nông thôn Việt Nam xưa phần nhiều là nhà tranh, do đó rất ít nhà có bể nước mưa, người làng chủ yếu dùng nước giếng công cộng để nấu ăn. Cái giếng tượng trưng cho sự trong sạch, mát mẻ, giúp quên đi sự mệt nhọc và cái khát. Trong cái tổng thể của văn hóa làng quê bình dị mà lung linh huyền ảo ấy, cây đa có thần, mái chùa có phật thì giếng nước là sự tượng trưng cho sự dồi dào sung mãn và cho nguồn gốc của sự sống. Đối với trong tâm thức của mình, người Việt có thể sống thiếu hạt gạo mỗi khi giáp hạt, thiếu áo mặc mỗi khi mùa đông giá rét, nhưng không thể thiếu cái giếng nước. Giếng không chỉ là mắt của đất, nó còn là trái tim của làng, là cái hồn của xóm. Còn nói về cây đa là nói cây cổ thụ tiêu biểu, trong một làng có một số cây cổ thụ khác cũng được coi như cây đa, như cây đề, cây gạo, cây trôi, cây bàng, cây si, cây thông… Và thường cây đa được trồng gần mái đình – tượng trưng cho nơi linh thiêng trấn giữ cho cả làng. Cây đa cổ thụ ở làng tỏa bóng mát che ánh nắng mặt trời cho những người nông dân lao động sau một buổi cày bừa khó nhọc trên cánh đồng; cho những bà, những chị đi chợ về dừng chân nghỉ; cho những người lữ thứ bộ hành, cho những người gồng gánh buôn bán kiếm ăn,…. Dưới bóng cây đa, họ có thể vừa nghỉ ngơi để uống bát nước chè xanh, ăn bửa trưa với bát cơm nắm và chút muối vừng mang theo; trao đổi nhau về những đồng ruộng, chuyện mùa màng, thời tiết, chuyện làm ăn, buôn bán. Không những thế đó còn là nơi nghỉ ngơi hóng mát của các cụ già, hay là nơi họp của cả làng, nơi tổ chức những ngày hội hè đình đám… Ấy là chưa kể cạnh gốc cây đa nào đó trong làng trai gái thường hò hẹn gặp gỡ nhau, trao duyên gửi phận cho nhau mà mà còn hò hẹn tập trung để đi củi, đi làm thuê; trẻ con thường đánh cù, đánh đáo,… chơi cùng nhau và không ít cuộc hát ví, hát ghẹo dưới đêm trăng thường diễn ra bên cạnh gốc cây đa làng. Và mái đình là nơi linh thiêng nhất, thờ vị thần trấn giữ bình yên cho cả làng. Đó là nơi tín ngưỡng, để dân làng tụ tập trong những ngày lễ hội, là nơi hương khói và hội bàn việc dân việc nước. Cây đa, giếng nước, mái đình do đó đã ăn sâu vào tâm khảm những người con đất Việt, không chỉ là biểu tượng của làng quê chốn yên bình mà còn là nơi gắn bó máu thịt trong tâm hồn mỗi người./. Theo Anywhere.com.vn Tweet

Duyên Đỗ giữ bản quyền nội dung blog này !Email: Clipbinhphuoc@gmail.com

Tiếng Indonesia có mối quan hệ tương đồng với tiếng Malaysia (Mã Lai) và tiếng Brunei do cùng ngữ hệ. Vậy nên, học tiếng Indonesia đồng nghĩa người học biết thêm tiếng Malaysia và tiếng Brunei.

Giao lưu: Fanpage Facebook | Twitter | Google Plus Tự học tiếng Indonesia!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ

Trending Topic

Bài thu hút

  • Đại từ nhân xưng trong tiếng indonesia Các cô gái Indonesia. Ảnh: Internet. Đại từ nhân xưng trong tiếng Indonesia được chia thành 3 ngôi (thứ nhất, thứ hai, thứ ba) nhưng ...
  • Bảng chữ cái tiếng Indonesia Ghi rõ nguồn "http://tiengindonesia.blogspot.com/" khi phát lại thông tin
  • Cây đa, giếng nước, mái đình: Nét yên bình của làng quê Việt Không biết từ bao giờ hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam. Nó gắn liền với sự bình yên ...
  • Bài 1 - Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi (Tingkat A1) Sau khi nghiên cứu kiến thức trong bài này, người học sẽ định hướng được khả năng:  Thấu hiểu cách chào hỏi, tạm biệt, nói cảm ơn và nói xi...
  • Số đếm, số thứ tự trong tiếng Indonesia Nguồn: Internet. 1. SỐ ĐẾM: Nol : 0 Satu: 1 Dua: 2 Tiga: 3 Empat: 4 Lima: 5 Enam: 6 Tujuh: 7 Delapan: 8 Sembilan...
  • Động từ tiếng Indonesia Nguồn ảnh: internet. 1. Động từ tiếng Indonesia là thành phần chính của câu, không bao giờ thay đổi hình thức khi bạn sử dụng với các...

Bài quan tâm

Bài quan tâm

Bài quan tâm

Duyên Đỗ giữ bản quyền nội dung blog này Indonesia - Email: clipbinhphuoc@gmail.com Blogger

Từ khóa » Cây đa Mái đình