Cây đàn Piano Xuất Xứ Từ Phương Nào - Blog Của Thư
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính Show
- Đàn Piano Yamaha GB1K PAW
- Đàn Piano Kawai GX-2 màu đen bóng
- Lịch Sử Đàn Piano
- Ứng Dụng
- Video liên quan
Đàn Piano xuất xứ từ Phương Tây và du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỉ XX. Đúng hay sai?
Các câu hỏi tương tự
19/05/2015 09:03
Tìm hiểu xuất xứ và chất lượng đàn Piano thực sự rất phức tạp và không hề dễ nếu bạn không có hiểu biết nhất định về loại nhạc cụ này. Mỗi thương hiệu sản xuất đàn Piano lại có lịch sử hình thành phát triển riêng và mỗi quốc gia, châu lục sản xuất đàn Piano cũng có những điểm nổi bật riêng.
Châu lục nào, quốc gia nào có lịch sử chế tạo đàn Piano chất lượng lâu đời nhất, được cộng đồng thế giới đánh giá cao nhất sẽ đem lại sự tự hào rất lớn cho sản phẩm nhạc cụ xuất xứ từ nơi đó.
Taylor Swift playing & singing (ảnh: flickr)
Bạn biết gì về xuất xứ đàn Piano và mối liên quan giữa nó với chất lượng đàn? Hãy cùng Tiến Đạt tìm hiểu nhé.
Các nước châu Âu nổi tiếng với đàn Piano chất lượng tốt vì 3 thương hiệu lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực này và tồn tại đến nay đều có xuất xứ từ Châu Âu. Tại Châu Âu, đàn Piano sản xuất từ Đức, Áo và Pháp được đánh giá rất cao. Ở Châu Âu có những loại gỗ rất tốt dùng làm đàn Piano và có rất nhiều cây cổ thụ như gỗ sồi, gỗ thông lá đỏ .... Đây là những cây gỗ quý, trồng lâu năm trong điều khiện khí hậu khắc nghiệt nên vân gỗ đẹp, cho âm thanh hay và khuếch âm rất tốt.
Bản dội âm là bộ phận quan trọng đóng vai trò phát ra iếng đàn, quyết định nhiều đến âm thanh đàn – nhất là những cây đàn Piano làm thủ công. Đàn Piano chất lượng cao đến từ Châu Âu có bản dội âm hay còn gọi là sound – board làm từ cây thông lá kim (loại cây này có tên là Hyufute). Thông lá kim được người dân trồng thành rừng trên dãy núi Alps, vân gỗ rất nhuyễn và có màu trắng rất đẹp nên giá gỗ rất cao. Vòng sinh trưởng của cây trưởng thành từ 50 đến 100 năm, sau khi khai thác gỗ Hyufute được sấy khô tự nhiên trong vòng 2 năm, sau đó chế biến thành gỗ, tiếp tục sấy khô tự nhiên từ 4 tháng đến 1 năm. Cách chế biến chậm mà chắc này làm tăng độ bền chắc của gỗ và người ta đã công nhận đây là điểm trọng yếu để làm ra đàn có tiếng hay mà không gây hại mao mạch gỗ (cellulose), làm mất phẩm chất của gỗ. Đây là phương pháp sản xuất đàn Piano chất lượng cao đặc trưng của sản phẩm Piano đến từ Châu Âu. Hiện nay, rất nhiều thương hiệu Piano lớn trên thế giới vẫn sử dụng cách này để tạo nên những cây đàn truyền thống của mình.
Đàn Piano Yamaha GB1K PAW
Thông thường, người mua sẽ tìm thấy rất nhiều thông tin về đàn Piano sản xuất từ Châu Âu và Châu Á vì 2 châu lục này đại diện cho dòng đàn Piano cao cấp và Piano đại trà, Piano trung cấp. Bên cạnh đó, số lượng sản xuất lớn cộng với nhiều thương hiệu mới ra đời đã khiến nhiều người nhận định rằng nhạc cụ xuất xứ từ Đông Âu không được đánh giá cao.
Trên thực tế, sản phẩm đàn Piano sản xuất từ Đông Âu như Cộng hòa Séc có chất lượng rất tốt. Sản phẩm xuất xứ từ Đông Âu được giới chuyên môn đánh giá cao bởi cảm ứng phím nhạy, âm thanh phong phú, âm sắc đặc trưng.
Hai quốc gia sản xuất đàn Piano tốt nhất tại Châu Á chính là Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong những năm đầu, nhạc cụ đến từ Châu Á không được người chơi Piano chuyên nghiệp ưa thích vì chất lượng kém hơn, chất lượng biểu cảm âm thanh cũng không hay so với sản phẩm sản xuất tại Châu Âu. Tuy nhiên, kể từ đó, với sự nỗ lực học hỏi không ngừng nghỉ và việc cải tiến kỹ thuật kịp thời, thường xuyên ... đã giúp Nhật Bản và Hàn Quốc tạo ra nhiều nhạc cụ tốt, có chất lượng. Vào thập niên 1970, nước Nhật có khoảng 30 hãng sản xuất đàn Piano, hiện chỉ còn vỏn vẹn 3 hãng. Tiếp theo Nhật Bản, nước thành công trong sản xuất hóa hàng loạt là Hàn Quốc. Từ đó, sản phẩm Piano từ Châu Á đã đạt được sự tin tưởng của nhiều nhạc sĩ trên toàn thế giới.
Đàn Piano Kawai GX-2 màu đen bóng
Sở dĩ chúng tôi phân tích Trung Quốc riêng vì chất lượng những cây đàn sản xuất ở đất nước này vì hiện nay đây là nước sản xuất Piano đại trà hàng loạt nhiều nhất thế giới , đàn Piano có chất lượng không đồng đều. Trung Quốc cách đây 20 năm chỉ có một số ít công ty chế tạo Piano năng suất thấp, nhưng hiện nay đã có khoảng 180 hãng sản xuất. Họ đã sản xuất Piano giống y chang các hãng sản xuất Piano đại trà của Nhật.
Hầu hết sản phẩm là từ Trung Quốc không thể so sánh với sản phẩm chính hãng sản xuất tại Nhật Bản hay Hàn Quốc. Một nhạc cụ chất lượng kém sẽ khó điều chỉnh và chất lượng âm cũng không cao. Tuy nhiên, gần đây, một trong những thương hiệu Piano đến từ Trung Quốc đã thực sự nổi bật trong số những thương hiệu Piano khác về chất lượng. Hi vọng điều này sẽ cải thiện chất lượng Piano đến từ Trung Quốc .
Công ty Pearl River của Thượng Hải hiện tại tự hào là nhà sản xuất Piano nhiều đứng đầu trên thế giới.Hãy cẩn thận
Một người bạn của tôi giảng dạy về Piano có nói rằng: Anh ấy thực sự thấy lo ngại khi một số sinh viên học nhạc vô tình mua phải đàn Piano đắt nhưng chất lượng kém. Những thương hiệu này thường có bàn phím cứng, âm không chuẩn và ít vang hoặc chất lượng âm giảm đi nhanh chóng sau khi mua về. Thương hiệu đơn giản như là "XXX-Ba Lan" chẳng hạn, có thể không được sản xuất tại Ba Lan hoặc chỉ một phần công việc sản xuất tại nước này. Ngoài ra, một số thương hiệu Đức nhưng lại sản xuất từ Trung Quốc. Đó là điều khó khăn mà bạn cần tìm hiểu. Nếu bạn đang nghĩ đến việc mua một cây đàn Piano và băn khoăn giữa các thương hiệu, có thể tham khảo bài viết: “ Phân cấp thương hiệu Piano nổi tiếng” của Tiến Đạt. Hãy nghiên cứu vì mua đàn Piano là một đầu tư không nhỏ.Tiến Đạt ( biên soạn)
Được mệnh danh là “Vua của các loại nhạc cụ” Piano chắc hẳn sẽ khiến nhiều người hâm mộ quan tâm về “tiểu sử” của loại đàn này. Để giúp các bạn yêu nhạc có cái nhìn toàn diện về cây đàn Piano thời thượng này, trong bài viết này, Muzika sẽ giới thiệu tới bạn nguồn gốc ra đời và phát triển của đàn Piano nhé!
Tên Gọi
Ngày trước, Việt Nam dùng từ “Tây Dương” – ý nghĩa “biển phía Tây” để chỉ các nước Tây Âu. Khi Piano du nhập từ phương Tây vào Việt Nam nên ban đầu được gọi là “Tây Dương cầm”, sau rút gọn thành “dương cầm”.
Lịch Sử Đàn Piano
Những chiếc dương cầm cổ điển hay còn gọi thông thường là piano cổ điển ngày nay được xây dựng trực tiếp từ những chiếc đàn clavico clavecin (harpsichord) từ khoảng thế kỷ 16 và 17.
Khoảng năm 1700, Bartolomeo Cristofori đã thử tạo ra một chiếc đàn harpsichord mà có thể biểu hiện âm nhạc một cách truyền cảm hơn, và đã tạo ra một bộ máy mà các búa gõ vào các dây, khác với đàn harpsichord là dùng quill (dụng cụ gảy đàn bằng ống lông) để gảy.
Một đặc trưng lớn khác ở đàn piano thời đầu của ông là cơ cấu búa thoát, nó khiến cho búa tách rời khỏi phím một khi các nốt được đánh lên, và rồi chơi lại ở một vận tốc khác hẳn, làm thay đổi hẳn sự biểu cảm của chính các note đó.
Quá trình hình thành đàn PianoNhững chiếc piano đầu tiên của Critofori vẫn còn chứa đựng rất nhiều nét giống với thiết kế của một cây đàn clavecin, còn âm thanh thì phần nhiều vẫn như thế, ngoại trừ việc là người chơi bấy giờ có thể chơi nhạc bằng việc nhấn vào bàn phím.
Các thiết kế của Cristofori không được biết đến mãi cho đến những năm cuối của 1700, khi các bản thiết kế piano của ông được xuất bản. Các nhà sản xuất như Gottfried Silbermann người Đức và học trò của ông là Christian Friederici và Johannes Zumpe bắt đầu phát triển piano với vai trò là một nhạc cụ độc lập với clavecin.
Đàn ClavichordMặc dù lúc đầu không được ấn tượng cho lắm nhưng được J.S.Bach ủng hộ năm 1747. Âm nhạc bắt đầu được viết riêng cho piano từ năm 1732 và kỷ nguyên của nó với vai trò một nhạc cụ dành cho biểu diễn bắt đầu.
Sự phát triển của piano cổ điển sau năm 1750 diễn ra theo hai hướng cơ bản. Ở Anh, đàn piano được thiết kế nặng hơn và phức tạp hơn. Ở Đức, một loại khác nhẹ hơn và cấu trúc đơn giản hơn được biết đến như một cây đàn xứ Vienna, được nhà sản xuất Johann Andreas Stein xây dựng, đó chính là những cây đàn mà Haydn, Mozart và Beethoven đã chơi và soạn nhạc trên đó.
Khi piano cổ điển ngày càng phát triển, nó dần trở thành một nhạc cụ độc lập và cần làm cho âm thanh to hơn. Để tăng âm, các dây phải dày hơn và bộ khung phải khoẻ hơn nữa, như thế có thể đạt được một áp lực lớn hơn. Bộ khung của đàn piano thông thường được làm bằng gỗ, trở nên dày hơn và nặng hơn và thanh chằng chéo giúp nó kiên cố hơn.
Đàn HarpsichordĐến năm 1820, Thomas Allen thậm chí vẫn còn dùng các ống kim loại để giữ căng các dây, và một nhà sản xuất thành công người Anh là John Broadwood bắt đầu dùng các tấm bằng sắt để giữ cho chúng được căng lên, mà giờ đây các đĩa đó phần lớn được làm bằng kim loại hơn là bằng gỗ.
Năm 1825, Alpheus Babcock sáng chế ra khung bằng gang và sau đó năm 1843, một người Mỹ là Jonas Chickering bắt đầu làm piano với một đĩa tròn vành, một nét đặc trưng của các piano cánh ngày nay.
Một sự phát triển đáng chú ý khác là việc chằng các dây, được phát triển bởi Henri Pape vào năm 1828 và Steinway cấp bằng sáng chế năm 1859, ông đã đặt các dây bass dài hơn lên cao hơn các dây kim, giúp cho các dây dài hơn ở trong hộp ngắn hơn và đặt các dây bass ở giữa qua một bảng cộng hưởng (soundboard) để có một sự hồi âm tốt hơn.
Piano cổ điển được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào những năm 1800, cùng với sự thành lập của các công ty lớn chuyên sản xuất đàn Piano cổ điển, những công ty này hoàn toàn phát triển từ nền tảng của mẫu đàn cánh đó tới năm 1821.
Đàn PianoforteỨng Dụng
Đàn dương cầm có nhiều ứng dụng thực tế trong biểu diễn và sáng tác âm nhạc, trong nhiều thể loại âm nhạc: nhạc cổ điển và nhạc hiện đại. Piano có thể độc tấu, hòa tấu, đệm cho các nhạc cụ khác, đệm cho thanh nhạc…
- Nhạc jazz: Piano được dùng phổ biến trong nhạc jazz, nó thường chơi solo như một nhạc cụ độc lập trên nền nhạc, hoặc cũng có thể đệm cho các nhạc cụ khác hoặc cho người hát.
- Nhạc cổ điển: Có nhiều thể loại nhạc cổ điển được soạn riêng cho đàn dương cầm: sonata cho piano, concerto cho piano và dàn nhạc, mazurka, polonaise, rondo, nocturne…
- Các thể loại nhạc khác: Piano được dùng phổ biến trong các thể loại nhạc khác với vai trò là nhạc cụ đệm cho người hát, hoặc là nhạc cụ độc tấu các bản nhạc không lời được chuyển soạn cho piano.
Piano hiện nay có mặt ở tất cả các nơi trên thế giới; những nơi sang trọng bậc nhất đến những nơi bình dân đông người. Giá trị của Piano cũng rất vô cùng; 1 cây đàn cũ giá tầm vài ngàn đô đến những cây đàn giá hàng triệu đô với vô vàn mẫu mã….
Như vậy có thể thấy, trải qua những biến động thăng trầm, đàn Piano đã thực sự “trưởng thành” và đóng vai trò “ thủ lĩnh” tiên phong trong các hoạt động giải trí của con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn: Khuyến Nhạc
Từ khóa » đàn Piano Xuất Xứ Từ Phương đông đúng Hay Sai
-
Lịch Sử Hình Thành đàn Piano - Yamaha - Việt Nam
-
Xuất Xứ Nói Lên điều Gì Về Chất Lượng đàn Piano ?
-
Dương Cầm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phương Đông Và Phương Tây Khác Biệt Về âm Nhạc Như Thế Nào ...
-
[KNTT] Giải SBT Âm Nhạc 6 Bài 1: Tuổi Học Trò
-
Đàn Piano Xuất Xứ Từ Phương Tây Và Du Nhập Vào Việt Nam Khoảng ...
-
Giải SBT Kết Nối Tri Thức Âm Nhạc 6 Bài 1: Tuổi Học Trò
-
TẢN MẠN NGÀY TẾT - ĐI DỊCH VỀ ĐÀN PIANO - TED Sài Gòn
-
Đàn Piano Có Tên Gọi Khác Là Gì? Nguồn Gốc Của đàn Piano
-
[KNTT] Giải SBT Âm Nhạc 6 Bài 1: Tuổi Học Trò - .vn
-
Các Loại Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam
-
Điểm Danh Các Loại Nhạc Cụ Phổ Biến được ưa Chuộng Hiện Nay
-
Top 10 địa Chỉ Bán đàn Piano Chất Lượng Nhất Tại TP HCM