Cây Đào Rừng

Cây đào được tượng trưng cho sự trường thọ của con người, nó không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà nó còn mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người dân.

Tên: Cây đào, cây đào rừng, cây đào năm cánh….

Tên khoa học: Prunus persica L.

Thuộc họ 2 họ: Hoa Hồng (Rosaceae); Họ phụ Mận (Prunoidae

Cây đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, Mông Cổ.

Cây đào gồm có 6 loài, 5000 giống, được trồng ở nhiều nước ôn đới và cận nhiệt đới (Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Nga và Việt Nam…). ở việt nam phổ biến là đào bích, đào phai, đào năm cánh, đào bạch, mai anh đào…

Phân bố: Ở Việt Nam Cây đào cổ thụ  được trồng ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh sơn la, sapa, điện biên, lạng sơn, bắc giang…..

Mô tả:

Rễ: Rễ đào tập chung ở mặt đất từ 10 đến 50 cm tùy thuộc vào mỗi giống đào, rễ cái ăn sâu vào lòng đất giúp cây đứng vững. Trên rễ đào thường có các mầm ngủ ở những rễ nổi trên mặt đất, rễ đào được phát triển theo chiều ngang, đây chính là điều kiện thuận lợi để các mầm ngủ mọc thành cây.

Thân: Thuộc thân gỗ nhỏ, cao từ 5 đến 10 m, thuộc họ cây mọc lâu năm, thân nhẵn và phân thành nhiều cảnh, thân đào cổ thụ có màu hồng, chồi có lông mềm.

Cây đào rừng

cây đào rừng đẹp

Lá: Lá có hình giống ngọn giá, hẹp, thuôn và nhọn, dài từ 5 đến 15 cm, rộng từ 2 đến 3 cm, hình thù lá nhăn nheo, có màu lục thẫm hay nhạt tùy vào mỗi giống đào, cuống lá mảnh khảnh, gần cuống lá có 2 tuyến nhẵn.

Vườn hoa đào 

Vườn hoa đào nở vào mùa xuân.

Hoa: Thuộc hoa đơn đợn có màu đỏ, hồng, trắng tùy từng loại, hoa không có cuống, cánh dài hợp ở gốc có hình chuông. Thường nở rộ vào mùa xuân, nở cùng lúc với chồi lá, cánh trắng mềm và mỏng, có hình trứng ngược, nhiều nhị và nhị dài bằng cánh hoa.

Quả: Quả cây đào có 2 loại một là đào hạt rời và 2 là đào hạt dính. Thịt của quả đào có màu trắng có vị ngọt và ít vị chua. Thịt đào có mày vàng thường có vị chua kèm theo ngọt.

Đặc điểm sinh trưởng cây đào rừng:

Cây đào là loại cây có thân gỗ nhỏ, thời kỳ sinh trưởng của cây là rất nhanh, một năm cành có thể sinh trưởng từ 2 đến 3 lần.

Đào thường sinh trưởng phát dục của đào chia làm 2 giai đoạn:

- Thứ nhất: Giai đoạn sau khi thụ phấn cho đến khi hạt cứng đào sinh trưởng rất nhanh. Trong giai đoạn này nếu xuất hiện sương muối hay mưa đá đào sẽ rất dễ bị rụng.

- Giai đoạn thứ 2: Thời kỳ này hạt rất cứng, hạt từ màu trắng chuyển sang màu nâu, nhân của hạt ở trạng thái nước có màu trắng sữa. Giai đoạn này cây sinh trưởng chậm, chủ yếu là sinh trưởng và phát dục vào giai đoạn này.

Hoa thường nở vào đầu mùa xuân, cuối mùa đông. Nếu hoa nở trong thời tiết ấm áp và không bị mưa phùn thì việc thụ phấn thụ tinh thuận lợi, tỷ lệ đậu quả rất cao.

Tác dụng

- Quả đào có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, ngoài ra nó còn có tác dụng đê giảm cân,

- Đào có tác dụng chống lại sự phát triển của giun trong ruột khá tốt.

- Đào giàu Vitamin A nên có thể chống oxy hóa mạnh, nó kiểm soát các gốc tự do, hạn chế sự hình thành của  các tế bào ung thư.

- Đào chứa 80% nước nên rất giàu chất xơ, được chọn làm thức ăn để giảm cân.

- Ăn đào giúp giải quyết vấn đề bị táo bón.

- Đào là thuốc an thần nhẹ, đun với nước sôi và pha với đường hoặc mật ong làm trà uống.

- Đào chứa nguồn niacin, thiamin, kali và canxi, vitamin A tốt cho mắt và tim.

- Trong quả đào có chứa sắt, tái sinh ra chất hemoglobin ngăn ngừa thiếu máu và thúc đẩy tạo máu.

Trị ho bình suyễn: Trong đào có chứa amygdalin, emulsin, sau khi thủy phân có tác dụng trấn tĩnh trên cơ quan hô hấp, giúp trị ho bình suyễn.

Lưu ý:

Nếu bạn ăn quá nhiều đào sẽ sinh ra nhiệt quá mức trong cơ thể. Do đó, những người hay bị khát nước hoặc đau cổ họng không nên ăn quá nhiều đào.

Khi lưu trữ đào tươi, bạn tránh để trong tủ lạnh vì có thể chúng sẽ không chín. Nếu muốn đào chín nên đặt vào trong một túi giấy màu nâu đào sẽ chín nhanh hơn. Khi đào chín, hãy cho chúng vào túi nhựa và để vào tủ lạnh để bảo quản.

Phương pháp trồng

Được trồng bằng phương pháp nhân giống

Phương pháp trồng cây đào rừng

Phương pháp trồng cây đào rừng.

Đánh cây đào rừng

Hình ảnh cây đào rừng được đánh cả gốc đem trồng.

Gốc ghép cây đào rừng

Gốc ghép cây đào rừng.

- Gốc ghép là cây đào ăn quả ( Prunus persica L) hoặc giống đào đắng (đào mèo).

- Thời vụ gieo cây con vào tháng 11 hoặc tháng 12. Tầm tháng 2, tháng 3 sang năm ra ngôi, được ghép vào tháng 12 (dùng phương pháp ghép đoạn cành)

- Đối với ghép mắt nhỏ có gỗ thì ghép từ tháng 7 hoặc tháng 8.

- Tiêu chuẩn cây con khi được trồng: Cây cao khoảng 80 cm, bắt đầu phân cành và tạo tán.

- Đất được cày bừa thật kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống rộng từ 1 đến 1,3 m.

- Trồng thành một hàng ở giữa luống, khoảng cách cây giao động từ 1 đến 1,2 m, mật độ cây vào 100cây/sào.

Bón phân:

-  Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng từ 10 đến 15 kg, lân supe 100g, vôi bột 10g/hố. Trộn phân, lấp hố trước khi trồng từ 15 đến 30 ngày.

Cách chăm sóc cây đào rừng:

Cách chăm sóc cây đào rừng

Cách chăm sóc cây đào rừng.

Cây đào rừng

trồng cây đào rừng

- Tưới phân NPK và phân chuồng ủ mục 1 tháng/lần.

- Tháng 8 bón phân NPK: 30g Nito, 10 g P2o5, 10 g K2O/cây.

- Tháng 9, tháng 10 bón thúc 10g N + 10gr P2O5+10gr K2O/cây.

- Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng thay thế bằng phân bón lá Pomior, Fabells….

- Thường xuyên tỉa cành và bấm ngọn cho cây từ lúc trồng cho đến tháng 10.

- Liên tục bấm ngọn khi mầm non mọc dài từ 20 đến 25 cm

- Tỉa bớt cành tăm, cành mọc không đúng vị trí và tạo hình dáng như mình mong muốn.

- Sau mỗi đợt tỉa cành, bấm ngọn cần phun bổ sung các chất dinh dưỡng và các chất kích thích sinh trưởng.

- Muốn đào nở đúng thời gian thì cần có những biện pháp chăm sóc riêng như:

+ Tuốt lá cho đào từ mồng 5 đến 20/11 âm lịch đối với giống đào bích, từ mồng 1 đến 10/11 âm lịch đối với đào phai, đối với đào bạch tuốt là vào mồng 5 đến 15/10 âm lịch.

+ Hãm đào: Nếu đào có triệu trứng nở trước thời vụ cần hãm đào bằng cách che cả tối cả ngày trong vòng 15 ngày, không tưới nước, khống xới xáo, khoanh vỏ (gọi cách khác là thiến đào), xén chặt bớt rễ, dùng mai xén bớt 10 – 20% rễ vòng quanh gốc cây.

+ Thúc đào: Thời gian thúc đào vào đào tháng 12 âm lịch, nếu cây đào có dấu hiệu chậm nở cần thúc đào như sau: Bới xung quanh đát sâu chùng 5 cm, dùng đạm ure hoặc nước nóng từ 35 đến 40 độ C để tưới.

Đến với trung tâm cây xanh Hoàng Gia các bạn sẽ tìm kiếm được nhiều giống cây chất lượng cao, đặc trưng là giống cây đào. Quá trình nhân và tạo giống luôn được vườn ươm chú trọng và không ngừng sáng minh ra những biện pháp giúp cây trồng phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Thời điểm trồng cây đào thích hợp nhất là sau đông chí vì lúc đó đào đã rụng lá, vào thời điểm đó công ty chúng tôi khai thác về rất nhiều cây đào rừng cổ thụ có dáng thế đẹp. khách hàng có nhu cầu xin hãy lien hệ đặt hàng sớm để có được những gốc đào rừng ưng ý nhất .

Chủ đề liên quan:

Cây công trìnhbán cây xanhbán cây cảnhCây công trình có hoa đẹpThiết kế vườn hoaThiết kế sân vườn theo phong thủyNhà vườn đẹpNhững cây cảnh nên trồng trong nhà

Từ khóa » Cây Hoa đào đá