Cây Dâu Tằm: Tác Dụng Dược Lý, Cách Dùng & Bài Thuốc

Cây dâu tằm

Cây dâu tằm

Đặt lịch

Không chỉ là món nước giải khát hấp dẫn, dâu tằm còn được biết đến với khả năng chữa được nhiều loại bệnh. Cây dâu tằm thường được dùng trong điều trị mất ngủ, hay quên, bí đại tiện, da nhiều nếp nhăn, râu tóc bạc sớm, táo bón…

cây dâu tằm
Dâu tằm được biết đến với khả năng chữa được nhiều loại bệnh.

Tìm hiểu về cây dâu tằm

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: tầm tang, dâu cang (H`mông), dâu tằm, nằn phong (Dao), mạy mọn (Tày).
  • Tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa Giff
  • Họ: dâu tằm Moraceae.

2. Đặc điểm sinh thái

  • Mô tả: Dâu tằm là cây gỗ thân nhỏ, cao từ  2 – 3 cm. Lá cây có hình bầu dục, mọc so le, mép khía có răng cưa. Quả dâu tằm có màu đen hoặc đỏ, có mùi thơm, vị ngọt, có thể ăn được.
  • Phân bố: Cây dâu tằm thường mọc tại vùng có diện tích lớn như đất bằng, đất sông, bãi, cao nguyên.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến & bảo quản

Bộ phận dùng: Vỏ rễ, lá và quả.

Thu hái: Phần vỏ rễ thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc khô đều được. Lá non và lá bánh tẻ thu hoạch vào đầu mùa hạ. Quả hái khi chín.

Chế biến: Lá dùng để nuôi tằm, quả đem nấu rượu và làm thuốc.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học: 

Lá dâu tằm:

  • Acid amin tự do như: phenylalanin, alanin, sarcosin, acid pipercholic, leucin, arginin;
  • Protid;
  • Acid hữu cơ: succinic, isobutyric, propionic…;
  • Tanin;
  • Vitamin C, B1, D.

Cành dâu tằm:

  • Mulberrin, mulberrochromene,dihydromorin, cyclomulberrin, morin, maclurin, dihydrokaempferol.

Quả dâu:

  • Đường (glucose, fructose); Anthocyan (sắc tố màu đỏ có ở quả chín).
  • Vitamin B1, C, protit, acid hữu cơ, tanin.

4. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền, cây dâu tằm có tác dụng tức phong (trừ gió độc), minh nhĩ mục (thính tai sáng mắt), nhuận trạng thông tiện, ô tu phát (làm đen râu tóc), tư âm dưỡng huyết, bổ thận… nên được ứng dụng trong điều trị các bệnh như sau:

  • Hoa mắt chóng mặt (do âm huyết suy, hư).
  • Người mệt mỏi
  • Ngực bồn chồn
  • Mất ngủ, hay quên
  • Bí đại tiện
  • Da nhiều nếp nhăn
  • Râu tóc bạc sớm
  • Tim đập loạn nhịp
  • Phụ nữ bế kinh.

5. Tính vị

  • Vị ngọt, tính hàn, không độc.
  • Vào hai kinh Can và Thận.

6. Liều dùng, cách dùng

Liều dùng cây dâu tằm còn phụ thuộc nhiều vào mục đích điều trị và bài thuốc tương ứng. Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng vì dâu tằm có tính hàn nên ăn nhiều sẽ không tốt, nhất là những người có hoạt động hệ tiêu hóa kém như tiêu chảy, sôi bụng…

7. Bài thuốc

Cách làm nước dâu tằm:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 kg dâu tằm
  • 500 gam đường

Cách thực hiện:

  • Dâu đem cắt bỏ cuống trên, rửa sạch với nước muối pha loãng rồi vớt ra, để ráo nước.
  • Nấu nồi nước sôi khoảng 80 độ, dội qua rỗ dâu (để khi ngâm lâu dâu không bị nổi vàng hoặc mốc).
  • Xếp dâu vào lọ, rải xem kẻ một lớp dâu một lớp đường.
  • Ngâm trong  5 – 7 ngày thì đem lọc qua rây.
  • Đun nước soi trong khoảng 15 phút, để thật nguội rồi đem đi quản quản.
  • Đối với phần bã dâu, không nên vứt mà đem ngâm với rượu trong vài ngày là có được rượu dâu để thưởng thức.
dâu tằm có tác dụng gì
Nước ngâm từ quả dâu tằm có cách làm đơn giản, thường dùng để thanh nhiệt.

Một số bài thuốc từ quả dâu:

Dâu tằm dược ứng dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh dân gian như sau:

  • Giải khát, trị táo bón: Uống 2 – 3 ly nước dâu mỗi ngày.
  • Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe: Uống 1 – 2 ly nước dâu trước khi ăn để kích thích vị giác, tăng cường hệ tiêu hóa và dùng 1 ly trước khi đi ngủ để được say giấc hơn.
  • Trị ra mồ hôi trộm ở trẻ em, người lớn (bàn tay): Dùng lá dâu bánh tẻ (12 gam) đem nấu canh với tép, tôm. Hoặc sắc thuốc uống gồm hạnh nhân, liên kiều mỗi vị 12 gam, cam thảo (4 gam), bạc hà, cát cánh (8 gam), lô căn (20 gam).
  • Dự phòng cảm cúm: Sắc uống cúc hoa, lá dâu (12 gam), thảo quyết minh (8 gam).
  • Huyết áp cao: nấu nước hạt ích mẫu và lá dâu ngâm chân vào buổi tối khoảng 30 – 40 phút trước khi đi ngủ.
  • Trị viêm kết mạc cấp tính, đau mắt: Xông mắt bằng nước lá dâu. Ngoài ra, dùng lá dâu bánh tẻ rửa sạch, giã nguyễn đắp có thể đánh tan huyết khi bị đau mắc đỏ.
  • Hen suyễn, ho: Sắc uống 20 – 40 gam vỏ rễ, có thể thêm địa cốt bì và cam thảo cho dễ uống.
  • Chân tay phù nề, khó tiêu: Sắc uống vỏ rễ dâu, vỏ quít, vỏ cam, phục linh, vỏ gừng.
  • Viêm khớp sưng phù, đầu ngón tay đau nhức, chân tay tê bại, trong đợt lạnh nhiều: Sắc uống Cành Dâu, Uy linh tiên, Kê huyết đằng, mỗi vị 12g.
  • Bổ huyết, an thai khi bị động thai ra máu: Sắc uống Tục đoạn và Tầm gửi thêm rễ gai.
  • Đái nhạt, đái dắt: Tổ bọ ngựa Dâu, kim anh đem nướng cháy, tán mịn rồi đem uống với rượu, dùng khi đói.
  • Chữa tiểu tiện ít, hen suyễn, đau nhức xương, thấp khớp: Sắc uống 6 – 12 gam vỏ rễ dâu.
  • Chữa mắt mờ, thiếu mắt: Dùng quả ngâm rượu (15 – 20 quả) uống. Sử dụng siro dâu tằm bôi lên vết loét, lở ở lưỡi, họng giúp chữa đau lưỡi, họng.
  • Thiếu máu, da xanh xao, choáng, mất ngủ, chóng mặt: Ngâm rượu quả dâu Hoặc sắc thuốc uống gồm có Hà thủ ô đỏ, Câu Kỷ tử, nhân hạt táo, mỗi vị 10g.

8. Lưu ý khi dùng

Dâu tằm không chỉ được dùng để uống giải khát, thanh lọc cơ thể mà còn được dùng như một vị thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, dâu tằm có tính hàn nên không thích hợp dùng nhiều cho những người bị tiêu chảy, sôi bụng. Dâu tằm kỵ kim loại nên khi nấu nước dâu, bạn nên sử dụng nồi đất hoặc nồi tráng men.

Trên đây là một số thông tin về cây dâu tằm, hy vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến bạn. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa thay thế chỉ định của bác sĩ.

Từ khóa » Tác Dụng Cây Dâu Leo