Cây Dây Nhện - Ý Nghĩa Phong Thủy & Cách Chăm Sóc ... - Cây Xinh

Mục lục chính

  • 1 Cây Dây Nhện – “Cây lọc không khí sạch hàng đầu” do NASA công nhận
  • 2 Nguồn gốc và đặc điểm hình thái của cây
  • 3 Tác dụng của trồng cây Dây Nhện trong nhà
    • 3.1 Cây Dây Nhện hợp mệnh gì?
    • 3.2 Mang lại sức khỏe tràn đầy
    • 3.3 Trang trí cho không gian nhà bạn
  • 4 Cách chăm sóc cây Dây Nhện trong nhà
    • 4.1 Ánh sáng
    • 4.2 Nhiệt độ
    • 4.3 Đất
    • 4.4 Nước
    • 4.5 Phân bón
    • 4.6 Độ ẩm
  • 5 Kỹ thuật trồng cây Dây Nhện
    • 5.1 Trồng cây Dây Nhện trong đất
      • 5.1.1 Phương pháp gieo hạt
      • 5.1.2 Phương pháp giâm cành
      • 5.1.3 Phương pháp tách cây con
    • 5.2 Trồng cây Dây Nhện thủy sinh
  • 6 Các bệnh mà cây Dây Nhện thường gặp và cách xử lý chúng
    • 6.1 Rệp
    • 6.2 Thối rễ

Cây Dây Nhện – “Cây lọc không khí sạch hàng đầu” do NASA công nhận

Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Nó được xem là tác nhân hàng đầu gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

  • Cây Thường Xuân
  • Cây Hạnh Phúc
  • Cây Trầu Bà
  • Cây Lan Hồ Điệp
  • Cây Đuôi Công Xanh

Theo nghiên cứu của NASA, cây xanh thật sự có hiệu quả trong việc loại bỏ các chất độc hại như benzen, fomandehit, tricloetylen, xylen và ammoniac có trong không khí. Trong đó, cây Dây Nhện là một gợi ý tối ưu để bảo vệ sức khoẻ của bạn và những người xung quanh khỏi các tác nhân gây hại kia. 

Hơn nữa, loại cây trồng trong nhà này còn mang đến những giá trị phong thủy tốt lành cho gia chủ mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Cây Xinh tìm hiểu chi tiết về loại cây đặc biệt này nhé!

Nguồn gốc và đặc điểm hình thái của cây

Cây Dây Nhện có tên khoa học là Chlorophytum Comosum. Chúng thuộc dạng cây thân thảo sống lâu năm có xuất xứ từ Nam Phi. Du nhập về Việt Nam, cây còn được biết đến với cái tên như cây Lan Chi, cỏ Lan Chi, cỏ Mệnh Môn hay cây Lục Trảo Cổ…

Dây Nhện thường mọc thành bụi có chiều cao từ 30-40 cm. Lá Dây Nhện mỏng nhưng cứng và khá giòn. Những phiến lá thuôn dài được pha trộn giữa 2 màu xanh trắng rất đẹp mắt.

Cây Dây Nhện
Hình ảnh: Cây Dây Nhện trồng trong nhà

Dây Nhện có sức sống mãnh liệt nhờ bộ rễ chùm chắc khỏe, bám chặt vào đất. Sau một thời gian chăm sóc, từ một bụi cây nhỏ có thể mọc ra rất nhiều cây con khác nhau.

Một đặc điểm rất thú vị là cây cho hoa quanh năm nên bạn có thể thoải mái chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chúng. Trên ngọn của những cành hoa dài là các bông hoa nhỏ xinh có màu trắng tinh khiết.

Cỏ Lan Chi Ra Hoa
Hình ảnh: Hoa của cây Dây Nhện

Nhờ dáng vẻ nhỏ nhắn, đẹp mắt cùng khả năng sinh trưởng mạnh mẽ mà cây Dây Nhện thích hợp trồng ở nhiều môi trường khác nhau, trong đó có không gian nội thất văn phòng hay nhà ở.

  • Tổng hợp Cây lọc không khí trong nhà tốt nhất năm 2019
  • Cây phong thủy hợp tuổi 12 con giáp

Tác dụng của trồng cây Dây Nhện trong nhà

Không chỉ mang vẻ đẹp đầy sức sống mà Dây Nhện còn có những giá trị phong thủy tuyệt vời để mang đến cho gia chủ.

Cây Dây Nhện hợp mệnh gì?

Trong phong thủy, cây cảnh là một loại vật phẩm mang đến nguồn năng lượng tốt lành cho gia chủ. Xét về độ tương hợp, người mệnh Kim sẽ nhận được giá trị phong thủy tốt nhất khi sở hữu loại cây phong thủy này. Gia chủ mệnh Kim khi trồng một cây Dây Nhện trong nhà hoặc để trên bàn làm việc sẽ có được sự suôn sẻ, hanh thông để tiến lên đà thăng tiến.

  • Cây Hợp Mệnh Kim

Xét về độ tương sinh, màu trắng của lá và hoa cây Dây Nhện sẽ là màu sắc mang lại may mắn cho những người mệnh Thủy. Hơn nữa trong ngũ hành tương sinh, Kim sinh Thủy nên gia chủ mệnh Thủy cũng có thể chọn cây Dây Nhện làm cây phong thủy theo tuổi, mệnh của mình.

  • Cây Hợp Mệnh Thủy

Tuy nhiên các mệnh còn lại cũng có thể chọn cây Dây Nhện làm cây cảnh để bàn làm việc hoặc cây cảnh văn phòng bởi các giá trị khác mà cây đem lại dưới đây:

Cây Cỏ Lan Chi
Hình ảnh: Cây Dây Nhện phong thủy được ưa chuộng trồng trong văn phòng

Mang lại sức khỏe tràn đầy

Tác dụng của việc trồng cây Dây Nhện không chỉ nằm ở lĩnh vực phong thủy mà ở lĩnh vực sức khỏe của con người.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng lọc khí của Dây Nhện và nhận được kết quả rất kinh ngạc. Chỉ sau 24 giờ đồng hồ, cây có thể hấp thụ hết 85% lương khí Formaldehyde độc hại tồn tại trong nguồn không khí xung quanh nó.

Cây Lan Chi
Hình ảnh: Cây Dây Nhện tạo cho bạn một môi trường thực sự trong lành

Không chỉ vậy, loại cây lọc không khí này còn sản sinh ra một lượng oxi cực tinh khiết để tạo cho bạn một môi trường thực sự trong lành. Nhờ có cây Dây Nhện trong nhà mà sức khỏe của bạn và những người thân xung quanh sẽ được bảo vệ và cải thiện rõ rệt.

Trang trí cho không gian nhà bạn

Cũng như các loại cây trồng trong nhà khác, cây Dây Nhện có tác dụng trang trí cho không gian nhà bạn trở nên sinh động và có hồn hơn.

Nhờ sắc trắng xanh nổi bật cùng với kích thước nhỏ gọn, cây phù hợp làm cây để bàn trang trí văn phòng, bàn ăn, bàn uống nước. Loại cây để bàn này sẽ là điểm nhấn cho không gian của bạn thêm tưới mới, giúp bạn giải tỏa stress và tạo hứng thú cho bạn sáng tạo, giải quyết công việc hiệu quả hơn.

Cách chăm sóc cây Dây Nhện trong nhà

Để cho cây luôn duy trì được vẻ đẹp xanh tươi và phát triển khỏe mạnh, bạn cần phải tuân thủ theo những yêu cầu về cách trồng Cây Dây Nhện sau đây:

Ánh sáng

Dây Nhện sẽ phát triển thuận lợi nhất trong môi trường bán bóng râm, hãy luôn đảm bảo chúng không bao giờ phải tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời chói chang để tránh cho lá cây không bị cháy nắng.

Nếu sống trong môi trường ánh sáng yếu lâu ngày, lá cây Dây Nhện sẽ dần nhạt màu và bị suy dinh dưỡng. Bạn nên cho cây ra ngoài hấp thụ ánh sáng tự nhiên ít nhất một tuần một lần để cây khỏe mạnh với màu lá đậm và sắc nét hơn.

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng là từ 18 – 28 °C. Trong thời tiết nóng nực hoặc lạnh giá thì cây sẽ lập tức phát sinh các dấu hiệu như lá bị bỏng, héo vàng, rụng. Vì thế cho nên bạn cần duy trì mức nhiệt độ lý tưởng nói trên để cây Dây Nhện trồng trong nhà luôn xanh tốt.

Cây Lan Chi Bị Vàng Lá
Hình ảnh: Cây Dây Nhện bị vàng lá khi tiếp xúc với mặt trời quá lâu

Đất

Cây Dây Nhện có thể thích nghi với rất nhiều loại đất khác nhau. Các loại đất vừa có thể giữ ẩm lại thoát nước hợp lý là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Bạn có thể pha thêm xơ dừa, đất mùn vào chậu để tăng độ xốp cho đất.

Cây Dây Nhện Phong Thủy
Hình ảnh: Cây Dây nhện trồng trong đất

Nước

Vào mùa hè, bạn nên thường xuyên kiểm tra để giữ ẩm cho đất còn mùa Đông thì hãy nên để khô đất rồi mới tưới. Bạn không nên rập khuôn rằng lúc nào cây cũng cần một mức nước nhất định mà phải tùy vào môi trường xung quanh.

Phương pháp tưới thẩm thấu bằng cách ngâm cây vào chậu nước để cho bệ rễ tự hút lượng nước cây cần là tốt nhất.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng Dây Nhện khá nhạy cảm với nước có chứa thành phần Clo và muối trong nước máy. Vì thế, hãy sử dụng nước tinh khiết hoặc nước cất có nhiệt độ không quá chênh lệch với môi trường để tránh làm hỏng bộ rễ của cây.

Cây Lan Chi Trắng
Hình ảnh: Cây Dây Nhện đáng yêu bên chú mèo

Phân bón

Cây Dây Nhện trồng trong nhà chỉ cần đổ mỗi tháng 2 lần phân nước là cây đã có đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Trong trường hợp cây bị thiếu chất mà biểu hiện là kém sức sống, chậm phát triển thì bạn có thể cân đối lai lương phân và rút ngắn thời gian bón phân để hồi phục cho cây nhanh hơn.

Độ ẩm

Độ ẩm 50 – 70% là thích hợp để cây để sinh trưởng tốt nhất. Bạn có thể dùng bình xịt phun sương để tưới lên lá để duy trì độ ẩm và giúp cây luôn xanh tươi, sạch sẽ. Sau khi tưới cây, hãy dùng ngón tay thọc sâu xuống lòng đất xem thử độ ẩm mà đất giữ lại có đủ không. Tùy vào kết quả đó mà bạn có thể điều chỉnh lượng nước để có được độ ẩm phù hợp.

Tham khảo một số loại cây hợp mệnh Kim, Thủy:

  • Cây Bạch Mã Hoàng Tử
  • Cây Ngọc Ngân
  • Cây Lan Ý
  • Cây Kim Ngân

Kỹ thuật trồng cây Dây Nhện

Cây Dây Nhện trồng trong nhà được biết đến dưới hai loại là cây trồng trong đất và cây thủy sinh.

Trồng cây Dây Nhện trong đất

Chúng ta có thể trồng cây Dây Nhện bằng phương pháp gieo hạt, giâm cành, và tách cây con:

Phương pháp gieo hạt

Tháng 3 là thời điểm thích hợp gieo trồng Dây Nhện. Bạn cần chuẩn bị một bầu đất có đủ chất dinh dưỡng và độ xốp thích hợp. Tiến hành rắc hạt lên bầu và sau đó phủ 0,5cm đất lên. Chỉ sau 2 tuần để ở nơi thoáng mát, bạn đã có một giàn cây con cực bụ bẫm và xinh xắn rồi.

Phương pháp giâm cành

Vào thời điểm Dây Nhện cho ra những cây con, bạn có thể lấy các đoạn cành này để nhân giống ra những bụi cây mới.

Đầu tiên, hãy dùng kéo cắt gọn 1 đoạn thân dài 5 – 10 cm đoạn cành có chồi non cắm vào trong ụ đất đã chuẩn bị sẵn. Chỉ cần chăm chỉ tưới nước, giữ độ ẩm cho đất là sau 7 ngày, rễ cây mới đã phát triển và ăn sâu vào lòng đất rồi. Sau 20 ngày thì cây đủ điều kiện để chuyển vào chậu để trưng bày.

.

Cây Lan Chi 01
Hình ảnh: Cách trồng cây dây Nhện

Phương pháp tách cây con

Nếu chậu cây đã quá xum xuê thì bạn có thể tách lấy các cây con trong đó để trồng ra một chậu mới. Lọc bỏ các cây già và tìm chọn những cây non khỏe mạnh để ươm. Mỗi chậu nên ươm 3 cây để chúng phát triển nhanh chóng thành bụi cây rậm rạp.

Trồng cây Dây Nhện thủy sinh

cây Dây Nhện thủy sinh
Hình ảnh: Cây Dây Nhện trồng trong nước

– Chọn bình: Bạn có thể cân nhắc chọn bình thủy tinh để có thể tiện quan sát mực nước và bộ rễ của cây. Về hình dáng của bình, có thể tùy vào sở thích cá nhân hoặc khu vực đặt cây để lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

– Trồng cây: Người trồng chọn những cây có cụm lá nhỏ có rễ khí sinh và ra mầm dài khoảng 1cm, cắt từ dưới phần thân leo, dùng nilon hoặc miếng xốp kích thước 5cm x 5cm x 5cm đè kẹp gốc rồi đặt vào trong cốc cố định gốc. Cũng có thể trực tiếp đem các gốc nhỏ non cắm ngập vào trong bình đựng dưỡng chất để chúng sinh trưởng tự nhiên.

– Chăm sóc: Cần thêm nước 1 lần/tuần và bón dung dịch dinh dưỡng cho cây 1 lần/tháng để cây sinh trưởng tốt hơn. Khi mới trồng cho dưỡng chất vào trong nước pha loãng và để mực nước ngập toàn bộ rễ. Sau khi cây đã ra rễ thịt, rễ chùm thì giảm mực dưỡng chất ngập 2/3 rễ là được.

Các bệnh mà cây Dây Nhện thường gặp và cách xử lý chúng

Nếu không phát hiện và giải quyết những bất thường mà Dây Nhện gặp phải thì chẳng bao lâu cây sẽ bị sâu bệnh tấn công rồi chết dần. Dưới đây là các thông tin về các loại sâu bệnh và cách xử lý chúng:

Rệp

Rệp là một loại côn trùng rất hay ký sinh ở mặt dưới của lá Dây Nhện. Bạn nên loại bỏ các lá cây bị rệp tấn công để tránh lây lan sang những lá đang còn khỏe mạnh.

Một mẹo nhỏ là dung dịch pha loãng nước rửa bát có thể diệt rệp rất tốt. Dùng dung dịch này phun xung quanh tất cả các lá cây 2 -3 ngày 1 lần cho đến khi rệp biến mất. Lưu ý, bạn nên pha loãng dung dịch và chỉ phun trên lá để hạn chế chúng ngấm sâu vào nguồn đất.

Cây Lan Chi Trắng 01
Hình ảnh: Cây Dây Nhện trong trạng thái khỏe mạnh

Thối rễ

Hiện tượng thối rễ xảy ra khi lượng nước trong chậu quá nhiều dẫn đến úng nước cho cây. Hãy kiểm tra hệ thống thoát nước của cây và khắc phục chúng để các mầm cây mới không bị ảnh hưởng. Nếu tình hình quá tệ, bạn hãy thay hết đất trong chậu bằng loại đất mới và cắt tỉa hết những phần cây bị thối rữa rồi ươm trồng lại từ đầu.

Sau khi xử lý xong, đặt cây ở vị trí thoáng mát và điều tiết lai việc tưới nước để cây luôn được khỏe mạnh.

Hiểu và chăm sóc để cây Dây Nhện luôn xanh tươi không chỉ mang đến một bầu không khí luôn tinh khiết mà còn đem lại may mắn tài lộc đến với gia chủ. Quý bạn đọc muốn đặt mua hoặc cần giải đáp về giá bán cây Dây Nhện xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Cây Xinh qua các thông tin trên Website để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Từ khóa » Cay Nhen Phong Thuy