Cây Dẻ - Thông Tin, Cách Trồng Cây Cho Hiệu Quả Cao Nhất

Cây Dẻ là cây thân gỗ nhỡ mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới ẩm và vùng khí hậu ôn đới. Nay cây đã được lai tạo và trồng ở nhiều nơi trên thế giới để lấy hạt phục vụ cho nhu cầu ăn uống. Hạt dẻ là món ăn vặt được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm, béo ngậy của nó. Các bộ phận của cây cũng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Dẻ III. Đặc điểm của cây Dẻ II. Tác dụng của cây Dẻ IV. Cách trồng và chăm sóc cây Dẻ

I. Giới thiệu về cây Dẻ

Tên thường gọi:Cây dẻ
Tên gọi khác:Cây dẻ thơm, cây hạt dẻ
Tên khoa học:Castanea Sativa
Họ thực vật:Thuộc họ Cử Fagaceae
Nguồn gốc xuất xứ:Là cây bản địa của khu vực đông nam châu Âu và tiểu Á
Phân bố:Ở Việt Nam cây có mặt ở các tỉnh: Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng tới Đồng Nai. Cây mọc tự nhiên khá phổ biến ở ven rừng, đồi hoang, ven làng bản ở trung du và miền núi.
Nơi sống:Cây mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới như dãy Himalaya và các khu vực có khí hậu ôn đới như Ấn Độ.
Tuổi thọ:Cây dẻ sống lâu năm có thể lên tới 80 năm, cây có thể cho thu hoạch hạt khoảng 40-50 năm liền.
Màu sắc của hoa:Hoa có màu vàng
Cây dẻ
Cây dẻ còn gọi là cây dẻ thơm, cây hạt dẻ, sống lâu năm có thể lên tới 80 năm

III. Đặc điểm của cây Dẻ

  • Hình dáng bên ngoài: Cây dẻ là cây thân gỗ nhỡ, tán tròn, xòe rộng chủ yếu cho thu hoạch hạt.
  • Kích thước: Chiều cao của cây mọc tự nhiên khoảng 10m, đối với cây trồng nên hạn chế chiều cao chỉ khoảng 3 – 5m để tiện thu hái.
  • Lá: Lá cây dẻ có hình bầu dục, bản rộng thuôn dài mép lá có răng cưa nhọn và xếp thưa. Cuống lá dài bằng ¼ chiều dài của lá, mặt trên lá xanh đậm, mặt dưới lá hơi mốc gân lá nổi rõ rệt.
  • Hoa: Hoa có màu vàng hoặc hơi xanh lục với 6 cánh mỏng có thể dài đến 8cm, cánh hoa rộng từ 2- 3cm, nhị dài chừng 1.5 – 2cm. Hoa dẻ nhìn từ xa xoăn xoăn trông giống như hình con sao biển. Ngoại hình hoa dẻ không đẹp, không khoe sắc như các loài hoa khác nhưng lại tỏa hương thơm ngào ngạt và rất quyến rũ.
  • Quả: Quả dẻ có hình cầu được bao phủ bởi một lớp gai mềm (râu tơ) chi chít ở bên ngoài rất giống quả chôm chôm nhưng khác nhau về màu sắc. Quả non có màu xanh, khi già chín vỏ chuyển màu nâu và nứt vỏ, nếu không thu hái kịp thời hạt sẽ rụng đi.
  • Hạt: Khi quả dẻ nứt ra cũng là lúc thu hái hạt dẻ, hạt có màu nâu bóng, nhẵn, cứng bên trong chứa nhân màu vàng nhạt. Hạt dẻ có vị ngọt, bùi, thơm, béo ngậy.

II. Tác dụng của cây Dẻ

1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cây dẻ thường được trồng ở cổng nhà hoặc sân vườn để làm cây cảnh để trang trí, cây tạo bóng mát rất thích hợp bởi hương thơm của hoa làm cho tinh thần thoải mái, thư thái, dễ chịu. Ngoài ra cây hoa dẻ cũng được trồng trong chậu cảnh trưng trong nhà hoặc trước cửa nhà nhưng phải được cắt tỉa, uốn nắn, tạo hình đẹp mắt.

2. Tác dụng chữa bệnh

Nhiều bộ phận của cây dẻ như: Vỏ cây, lá, quả dẻ non chặt nhỏ, phơi khô hoặc sấy dùng để làm thuốc trong đông y chữa các chứng bệnh phong tê thấp, giải độc, trị mụn nhọt, mẩn ngứa do gan thải độc kém có hiệu quả rất tốt.

3. Tác dụng khác

Hoa dẻ có mùi thơm rất lạ nên một số địa phương thường hái hoa để thờ cúng tổ tiên vào các ngày rằm hoặc các dịp lễ tết.

Hạt dẻ là món ăn vặt được mọi lứa tuổi ưa thích bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy của nó. Tùy theo sở thích của mọi người mà có cách chế biến khác nhau, có thể luộc hoặc rang hạt dẻ.

Tìm hiểu về cây dẻ
Cây dẻ được trồng ở cổng nhà hoặc sân vườn để làm cây cảnh để trang trí và hạt dẻ là món ăn vặt được mọi lứa tuổi ưa thích

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Dẻ

1. Cách trồng cây

  • Phương pháp nhân giống

Cây dẻ được nhân giống bằng cách gieo hạt, chiết cành, ghép cành. Phương pháp chiết cành và ghép cành luôn là cách tối ưu nhất vì cây sinh trưởng nhanh, khỏe và cho thu hoạch sớm hơn. Phương pháp gieo hạt chỉ áp dụng cho vườn ươm cây giống với mục đích kinh doanh.

  • Thời vụ trồng

Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây dẻ là vào mùa xuân hoặc mùa thu từ tháng giêng đến tháng 7 hàng năm. Đây là thời điểm thời tiết thuận lợi để cây cối đâm chồi nảy lộc và sinh trưởng tốt nhất.

  • Mật độ trồng

Đối với vườn ươm hạt dẻ nên gieo với mật độ thưa cây sẽ to mập và khỏe mạnh, ít sâu hại hơn.

Đối với khu vườn rừng trồng dẻ nên trồng với mật độ cây cách cây là 7m, hàng cách hàng là 10m. Có thể trồng hàng vuông hoặc trồng so le tùy theo địa hình của khu vườn. Trồng với mật độ như vậy để tiện chăm sóc và thu hoạch từ đó cho năng suất cao hơn.

  • Làm đất

Cây dẻ thích hợp với nhiều loại đất nhưng để cho cây dẻ sinh trưởng tốt nhất nên trồng cây ở nơi đất thịt phì nhiêu, màu mỡ, thoát nước tốt.

Đào hố với kích thước khoảng 40x40cm sau đó rắc vôi bột để khử chua đất để khoảng 20 ngày. Sau đó mới lót phân vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục ủ ải tiếp khoảng 15 ngày là tiến hành trồng.

  • Chọn giống và cách trồng

Chọn cây con giống khỏe mạnh, cao khoảng 40 – 60cm, bộ rễ khỏe, lá xanh tốt, thân cây không bị tổn thương, trầy xước. Nếu rễ cọc dài nên bấm ngắn rễ để cây ra rễ mới khỏe hơn.

Xé túi bầu, đặt cây giống xuống hố đã lót phân sẵn, vùi đất và nén chặt tránh mưa gió làm đổ cây con. Để chắc chắn hơn, nên cắm cọc để cố định cho cây đến khi cây khoảng một năm tuổi thì gỡ bỏ cây. Nên trồng cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh héo mầm cây, cây sẽ nhanh hồi phục và bén rễ sớm và nhanh chóng quen với môi trường mới.

2. Cách chăm sóc cây

  • Tưới nước

Sau khi trồng nên tưới nước ít nhất 1 lần/ngày khi trời nắng nóng, mùa mưa tưới ít tránh làm thối rễ cây. Lượng nước tưới tùy thuộc vào độ tuổi của cây cho phù hợp, tưới nhiều hơn khi cây ra hoa và kết quả.

  • Chế độ làm cỏ

Làm cỏ, vun xới đất cho cây giúp cây hấp thụ được hoàn toàn phân bón và chất dinh dưỡng có trong đất làm cây khỏe mạnh tăng sức đề kháng với sâu bệnh tốt hơn.

Khi cây còn non chủ yếu chỉ xới cỏ quanh gốc, khi cây to tán rộng đến đâu thì xới cỏ rộng đến đó.

  • Ánh sáng

Cây dẻ cần nhu cầu ánh sáng trực tiếp nhưng nếu nắng gay gắt quá cây sẽ héo và chết nên phải có biện pháp che chắn nắng khi cây còn non. Cây hấp thụ đủ ánh sáng sẽ cho ra mầm khỏe và mập hơn những cây bị thiếu ánh sáng.

  • Cắt tỉa cho cây

Thường xuyên cắt tỉa cho cây thoáng sạch, tỉa bỏ những cành tăm, cành xấu hoặc cành sát gốc quá để hạn chế sâu bệnh và cây quang hợp tốt hơn. Sau khi thu quả tiếp tục cắt tỉa cành ngọn để cây tích trữ nước và dinh dưỡng chuẩn bị ra hoa kết quả cho mùa sau.

  • Bón phân cho cây

Muốn cây dẻ cho năng suất hạt cao cần phải biết cách bón phân thế nào cho hợp lý. Lượng phân bón phù hợp với độ tuổi của cây và độ phì nhiêu của đất. Cây càng to càng nhiều tuổi lượng phân bón càng nhiều, nếu đất giàu dinh dưỡng nên bón ít phân lân và tăng tỷ lệ phân chuồng.

Trong vài năm đầu cây dẻ chưa bói quả thì bón phân khoảng 2 lần/năm, bón vào các thời điểm chuẩn bị ra chồi, mầm hoặc bón vào mùa mưa ẩm để rễ hấp thụ phân tốt hơn. Loại phân có thể dùng có chứa đầy đủ lượng đạm, lân, kali và các yếu tố vi lượng, cụ thể là các loại phân: Nitex(16-16-8) hoặc (16-816) hoặc Quế Lâm…

Khi cây dẻ bắt đầu bói quả cần bón tăng lượng phân lên và bón thêm cả phân chuồng để chất lượng quả và hạt chắc, mẩy hơn, nặng cân hơn từ đó làm làm tăng năng suất cho sản phẩm và bán được giá thành cao hơn

  • Phòng trừ sâu bệnh

Các loại bệnh hại cây dẻ chủ yếu là sâu đục thân, sâu cuốn lá. Loại sâu bệnh hại này cần thường xuyên kiểm tra và phát hiện sớm để phun phòng kịp thời.

Phát hiện sớm và diệt loài bướm trắng sinh sản ra sâu đục thân, khi cây đã bị sâu nên bơm thuốc Monifos vào lỗ sâu.

Nếu cây bị sâu cuốn lá đồng loạt thì dùng Monifos hoặc Reagant để phun với áp lực mạnh mới diệt hết được sâu và làm ung kén sâu.

Trên đây là thông tin tổng quan về cây dẻ, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cũng không quá khó. Nếu bạn thích nhấm nháp hương vị của nó hãy trồng ngay tại vườn nhà nhé, bởi cây không chỉ cho hạt ngon bổ mà còn là cây làm cảnh và tạo bóng mát nữa đấy.

4.6/5 - (5 bình chọn)

Từ khóa » Cây Hạt Dẻ đỏ