Cây Di Sản Việt Nam- Cây Bách Xanh Vườn Quốc Gia Ba Vì
Có thể bạn quan tâm
CÂY DI SẢN VIỆT NAM – CÂY BÁCH XANH – ĐỈNH TIỂU ĐỒNG – VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ
I- THÔNG TIN CHUNG:
- Tên cây thường gọi: Cây Bách xanh
- Tên địa phương: Cây Bách xanh
- Tên khác: Pơ mu giả, Tô hạp hương, Tùng hương.
- Tên khoa học: Calocedrus macrolepis Kurz, 1873
Synonym: Libocedrus macrolepis (Kurz) Benth. & Hook. f. 1880; Thuja macrolepis (Kurz) Voss, 1907; Heydenia macrolepis (Kurz) H. L. Li, 1953.
- Họ hoàng đàn __ Cupressaceae
- Địa chỉ nơi có cây: Trên các vách đá cheo leo gần các đỉnh Vua, đỉnh Ngọc Hoa, trên tảng đá tại dông yên ngựa Tiểu Đồng –Tản Viên ở độ cao ≥ 1.000 m thuộc Vườn quốc gia Ba Vì
- Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ thường xanh, thân thẳng, cao 20-25 m, đường kính thân 60-80 cm, phân cành ngang, tán lá hình tháp rộng hoặc hình dù. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Lá hình vẩy xếp thành 4 dãy, hai lá vẩy trong to hơn hai lá vẩy bên; vẩy trong dài 5 mm, lá vẩy bên dài 2 mm, mũi tù. Nhìn chung lá gần giống lá Pơ mu (Fokienia hodginsii) nhưng có hai điểm khác là: nhỏ hơn và hai lá vẩy trong to hơn hai lá vẩy bên. Nón đơn tính cùng gốc; nón đực đơn độc mọc ở tận cùng cành; nón cái hình bầu dục, dài 12-18 mm, rộng 6 mm, gồm 6 vẩy nứt thành 3 mảnh với 2 mảnh bên to và một mảnh giữa nhỏ hơn mang 2 hạt (mỗi vẩy hữu thụ có 1 hạt). Hạt hình trứng dài, có hai cánh không bằng nhau .
- Sinh học và sinh thái: Nón xuất hiện tháng 3-4, chín vào tháng 9-10. Tái sinh bằng hạt tốt, đặc biệt nơi có nhiều ánh sáng. Loài mọc trên núi đất hoặc núi đá vôi, thường ở đường đỉnh hoặc gần đỉnh, trên núi đất loài mọc trong rừng cây lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao từ 900 tới 1800 m; trên núi đá vôi loài mọc thành quần thể thuần loại trên đường đỉnh (Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia- Pà Cò và xã Mường Lựm).
- Phân bố:
– Trong nước: Lào Cai, Sơn La (Yên Châu: Mường Lựm, Vân Hồ), Hà Giang, Hoà Bình (Mai Châu: Hang Kia, Pà Cò; Đà Bắc), Hà Tây (Ba Vì), Đắk Lắk (Krông Bông: Chư Yang Sinh), Lâm Đồng (Đà Lạt, Bì Đúp), Khánh Hoà (Nha Trang, Hòn Bà), Ninh Thuận.
– Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.
- Giá trị: Gỗ thớ thẳng, mịn, thơm, không bị mối mọt, dễ gia công, dùng trong xây dựng, đóng đồ cao cấp, làm hàng mỹ nghệ. Do gỗ thơm nên còn dùng làm bột hương cao cấp thay cho gỗ Hoàng đàn (Cupressus torulosa Don) đã cạn kiệt. Cây có dáng đẹp nên thường được trồng làm cảnh và lấy bóng mát.
- Tình trạng: Loài có khu phân bố rộng với những quần thể nhiều cá thể, song đã bị khai thác nhiều để lấy gỗ dùng trong nước và xuất khẩu. Mặc dù có tại Vườn quốc gia Ba Vì và mới trồng tại Vườn quốc gia Cúc Phương, nhưng nếu không được bảo vệ sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Phân hạng: EN A1a,c,d B1+2b,c.
- Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “đang nguy cấp” (E) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Cần bảo vệ nghiêm ngặt và trồng tại các Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò – Hang Kia, Vườn quốc gia Ba Vì và các địa phương. Nghiên cứu đưa loài này vào kế hoạch trồng và phục hồi rừng tại vùng đất thấp phù hợp và bảo tồn ngoại vi (Ex situ).
- Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt nam 2007
II- THÔNG TIN CHI TIẾT:
Căn cứ lập hồ sơ
Vườn quốc gia Ba Vì tiền thân là Rừng cấm quốc gia Ba Vì được thành lập theo quyết định số 17/CT ngày 16/01/1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ). Tháng 5/2003 Vườn được Chính phủ quyết định mở rộng sang tỉnh Hoà Bình. Hiện nay qua quá trình điều chỉnh, tổng diện tích của vườn 9.704,35 ha thuộc địa giới hành chính của hai tỉnh thành là Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hòa Bình, gồm 15 xã vùng đệm (các xã Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Yên Bài, Vân Hoà, Minh Quang, Khánh Thượng thuộc huyện Ba Vì – Hà Nội; các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, thuộc huyện Thạch Thất – Hà Nội; xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai – Hà Nội; xã Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn – Hoà Bình; các xã Mông Hóa, Quang Tiến, Thịnh Minh, thuộc TP. Hoà Bình).
Trung tâm Vườn cách Thủ đô Hà Nội về phía Tây gần 60 km.
Hiện nay trên dông, vách đá và sườn núi gần các đỉnh núi đang tồn tại một quần thể cây Bách xanh. Theo số liệu điều tra khảo sát đợt 01 của Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ phối hợp với phòng Khoa học và Hạt Kiểm lâm, đã xác định 02 các thể trong quần tụ cây Cây Bách xanh. Phân bố tập trung trên các vách đá cheo leo gần các đỉnh Vua, đỉnh Ngọc Hoa, trên tảng đá tại dông yên ngựa Tiểu Đồng –Tản Viên ở độ cao ≥ 1.000 m với mực nước biển thuộc Vườn quốc gia Ba Vì. Trong đó đã đo đếm 02 cây có đường kính đo ở vị trí 1,3 m từ 100 cm trở lên.
Cây : Đo vanh tại vị trí 1,3 m được kết quả 315 cm
Quần thể cây Bách xanh được Vườn quốc gia Ba Vì bảo vệ nghiêm ngặt và gần như còn nguyên vẹn. Nhằm bảo tồn tốt hơn nữa, Vườn quốc gia Ba Vì khảo sát, đo đếm, lập hồ sơ đề nghị Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xét duyệt công nhận quần thể cây Bách xanh, Vườn quốc gia Ba Vì nói riêng và Việt Nam nói chung là cây Di sản Việt Nam.
Chỉ tiêu đo đếm:
Trong số quần tụ cây Bách xanh hiện có chúng tôi lựa chọn 01 cây có chu vi từ 1 m trở lên. Chu vi cây được đo tại vị trí cách mặt đất 1,3m; được đánh số từng cây và tọa độ GPS.
5.1. Chỉ tiêu đo đếm:
– Chu vi thân cây tại độ cao cách mặt đất 1,3m
Chu vi cây 1: 3,15 m Tính ra đường kính = 100,3m
5.2. Chiều cao cây:
Cây 1: Chiều cao H vn =18 m
- Tuổi cây:
– Xác định tuổi cây bằng phương pháp giải tích thân cây: Tận dụng cây chết do sét đánh có điều kiện sống tương đồng và giải tích thân cây (cắt thớt). Sau đó đo đếm số vòng năm trên thớt theo bán kính, tính trị số trung bình độ rộng vòng năm (r) được kết quả như sau:
+ r1: 0,131 cm (cây sinh trưởng chậm-giới hạn dưới)
+ r2: 0,156 cm (cây sinh trưởng Trung bình-giới hạn trên)
Đo chu vi cây đại diện cho quần thể:
6. Cây : Đo vanh tại vị trí 1,3 m được kết quả 315 cm, lấy chu vi chia cho số Pi được D tính ra R=D/2=50,159 cm, trừ 1,2 cm (độ dày vỏ cây) được R lõi = 48,959 cm chia cho giới hạn dưới (r1) và giới hạn trên (r2) → số tuổi cây trong khoảng N1.2 – N1.1 như sau:
N1.1= 48,959/0,131 = 373 năm.
N1.2 = 48,959/0,156 = 313 năm.
Như vậy cây có tuổi từ khoảng 313 đến 373 năm tuổi.
- Hiện trạng của cây (Tốt hoặc bị sâu bệnh, hư hại):
7. Cây :
– Cây đứng: x Một thân: x Sinh trưởng: Tốt
– Bạnh vè (nếu có): Không Chu vi bạnh vè:
Hiện tại quần thể cây Bách xanh vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, được Vườn quốc gia Ba Vì bảo vệ nghiêm ngặt.
8- Giá trị về mặt văn hóa, lịch sử:
Là loài cây gỗ quý trong Sách Đỏ, danh lục đỏ Việt Nam (2007) , Phân hạng: EN A1a,c,d B1+2b,c. (Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giḠ“đang nguy cấp” (E) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ). Tài liệu dẫn: CCVN, 1: 276; FCh, 4: 65; FCLV, 28: 74; SĐVN: 389; VFT: 2; WCBC: 40; WLTT: 96.
- Thường mọc trên các vách đá treo leo, hùng dũng trên đỉnh nhà tù thời Pháp trong VQG Ba Vì
- Cây có dáng đẹp nên thường được trồng làm cảnh và lấy bóng mát.
Thân cây phủ màu thời gian.
Cây mẹ và cây con.
Con người trở nên nhỏ bé khi đứng cạnh cây.
Những vết rêu phong phủ màu thời gian.
Từ khóa » Cây Di Sản
-
Cây Di Sản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Sách Cây Di Sản ở Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Di Sản Việt Nam
-
2 - Cây Di Sản Việt Nam
-
Cây Di Sản
-
Chưa Kịp đăng Ký Cây Di Sản, Cây Trôi Cổ Thụ Hơn 300 Năm Tuổi ...
-
Cây Trăm Tuổi: Di Sản Và Ký ức - Báo Người Lao động
-
Ngắm Quần Thể Cây Di Sản Việt Nam ở Tỉnh Đắk Nông
-
8 Năm Sự Kiện Bảo Tồn Cây Di Sản Việt Nam - Tạp Chí Môi Trường
-
Cây Di Sản - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại
-
Cây Di Sản - Chuyện Lạ 'cụ Xoài' Hơn 300 Tuổi
-
Đắk Nông đón Bằng Công Nhận Quần Thể Cây Di Sản Việt Nam
-
Cây Di Sản đình Làng Nguyễn - Báo Hà Nam điện Tử