Cây địa Liền Có Tác Dụng Gì?-Chú ý Khi Sử Dụng địa Liền
Có thể bạn quan tâm
Cây địa liền cho củ thường dùng trị ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong. Còn được dùng để trị ỉa chảy, hoắc loạn và trị ho gà.
Tên khoa học: Kaempferia galangal.
Cây địa liền, hay còn gọi là sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khương…
Củ địa liền có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Thường dùng trị ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong. Còn được dùng để trị ỉa chảy, hoắc loạn và trị ho gà.
Nhiều nghiên cứu y học hiện đại cho thấy: Nước chiết ở củ địa liền có tính hạ đờm, lợi trung tiện, giảm đau, hạ sốt và chống viêm.
Rượu Địa liền (ngâm củ Địa liền trong rượu 40-50 độ, trong 5-7 ngày) có thể dùng xoa bóp hoặc uống làm bớt nhức mỏi gân cốt, đau lưng và làm cho máu huyết thông hoạt. Cũng dùng trị nhức đầu và phù thũng. Nước chiết củ dùng trị ho, làm bớt hôi miệng, làm cao dán trị nhức mỏi.
Lá và củ cũng dùng ngậm cho bớt ho và làm cho hết hôi miệng.
Rễ còn dùng chế vào mỡ xức tóc cho thơm.
Thành phần hóa học:
Trong địa liền có tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là bocneola metyl, metyl p.cumaric axitetyl este, xinamic axit etyl este, pentadecan C15H32 xinamic andehyt và xineola.
Theo đông y:
Theo tài liệu cổ địa liền vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp, tịch (tránh) uế. Chữa ngực bụng lạnh đau, Đau răng. Thường được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá, làm cho ăn ngon, chóng tiêu, và còn làm thuốc xông. Ngâm rượu làm thuốc bóp chữa tê phù, tê thấp nhức đâu, đau nhưc.
Ngày dùng 2 đến 4g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay pha như pha chè mà uống.
Còn dùng tròn kỹ nghệ cất tinh dầu chế nước hoa và bảo vệ quần áo chống nhậy.
Thu hái và chế biến: Người ta đào củ về, cần chọn những cây đã trên hai năm, rửa sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh một ngày rồi đem phơi khô. Tuyệt đối không sấy than củ sẽ đen, mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô.
Một số bài thuốc từ cây địa liền:
Địa liền 2g, quế chi 1g. Hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần 0,5 hay 1g bột. Dùng chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dầy, đau thần kinh.
Cảm sốt nhức đầu: Thân rễ Địa liền 5g, Bạch chỉ 5g, Cát căn 10g, tán bột làm viên uống. Ta thường sản xuất viên Bạch địa căn này (gồm Địa liền 0,03g, Bạch chỉ 0,10g, Cát căn 0,12g) dùng làm thuốc hạ sốt, giảm đau trong bệnh sốt xuất huyết và sốt cao ở một số bệnh truyền nhiễm; còn có tác dụng kháng khuẩn chống bội nhiễm.
Ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém: Địa liền 4-8g, sắc uống hoặc tán bột uống.
Chữa ho gà, Địa liền: 300g, lá Chanh 300g, vỏ rễ Dâu (tẩm mật ong) 1000g. Rau sam tươi 1000g, Rau má tươi 1000g, lá Tía tô 500g, đường kính vừa đủ, nấu với 12 lít nước, có còn 4 lít. Trẻ em mỗi ngày uống 15-30 ml.
Lưu ý:
Người âm hư, thiếu máu, hoặc vị có hoả uất không dùng.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: 120-170K/Kg.
Từ khóa » Cây địa Liền Có Tác Dụng Gì
-
Cây địa Liền | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây địa Liền: Đặc điểm Và Bài Thuốc Từ Dược Liệu - Vinmec
-
Cây Địa Liền: Vị Thuốc Quý Với Nhiều Công Dụng
-
Địa Liền - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
Địa Liền - Hello Bacsi
-
Bài Thuốc Từ Cây địa Liền | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Củ địa Liền Có Tác Dụng Gì? - Trung Tâm VMC
-
Địa Liền - Đặc Điểm, Tác Dụng Của Cây Thuốc Quý
-
Cách Chữa đau Nhức Xương Khớp Từ Cây Địa Liền
-
Địa Liền Và 6 Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Với - Metaherb
-
Giải Mã Bí ẩn: Địa Liền Có Tác Dụng Gì?
-
Cây địa Liền điều Trị Bệnh Dạ Dày, đường Ruột, đau Nhức Xương Khớp
-
CÂY ĐỊA LIỀN CÓ TÁC DỤNG GÌ TRONG CHỮA BỆNH XƯƠNG ...
-
Đặc điểm, Công Dụng, Bài Thuốc Từ Củ địa Liền