Cây đinh Lăng Có Mấy Loại? Cách Phân Biệt Các Loại ... - HAKU Farm
Có thể bạn quan tâm
Cây đinh lăng tốt cho sức khỏe, được ví như cây nhân sâm của người nghèo. Tuy nhiên, đinh lăng có rất nhiều loại và không phải loại nào cũng có tác dụng chữa bệnh. Vậy cây đinh lăng có mấy loại? Làm thế nào phân biệt các loại đinh lăng? Cùng Shop tinh dầu HAKU Farm tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé.
- 20 công dụng của dầu dừa trong sức khỏe và làm đẹp
- Bảo quản tinh dầu thiên nhiên đúng cách tăng thời gian sử dụng
- A. Cây đinh lăng là gì?
- 1. Tên tiếng Anh của cây đinh lăng là gì?
- 2. Tác dụng của cây đinh lăng là gì?
- B. Phân loại các giống cây đinh lăng Việt Nam
- 1. Cây đinh lăng lá nhỏ – sâm Nam Dương
- 2. Đinh lăng lá to
- 3. Đinh lăng đĩa
- 4. Đinh lăng lá răng
- 5. Cây đinh lăng lá tròn
- 6. Đinh lăng lá vằn
- 7. Đinh lăng mép lá bạc
- Đinh lăng loại nào tốt nhất?
A. Cây đinh lăng là gì?
Cây đinh lăng được mặc định để gọi tên loại đinh lăng lá nhỏ, có tên khoa học Polyscias fruticosa, là lọai đinh lăng phổ biến nhất tại Việt Nam.
1. Tên tiếng Anh của cây đinh lăng là gì?
Đinh lăng trong tiếng anh là Ming aralia.
2. Tác dụng của cây đinh lăng là gì?
Cây đinh lăng Polyscias fruticosa được trồng để làm cây cảnh, cây gia vị và cây thuốc ở các nước châu Á như: Việt Nam, Thái Lan,….
Thành phần của cây đinh lăng và tác dụng như sau:
- Lá cây đinh lăng chứa 8 chất saponin oleanolic mới, tên là polysciosides A đến H và 3 saponin được biết đến. Lá đinh lăng được dùng làm thuốc bổ, chống viêm, kháng độc tố, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa.
- Rễ cây đinh lăng chứa chất saponin giống như sâm, vitamin B1,2,6, vitamin C và 20 acid amin thiết yếu được dùng làm thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, đau dây thần kinh và thấp khớp. Một thí nghiệm với loài gặm nhấm, chiết xuất của rễ cây đinh lăng Việt Nam có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
B. Phân loại các giống cây đinh lăng Việt Nam
Chi Đinh lăng là thực vậy có hoa, danh pháp khoa học là Polyscias, thuộc Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Đinh lăng có khoảng 150 loài, chủ yếu mọc ở khu vực Madagascar, ở Việt Nam có khoảng 7-8 loại đinh lăng.
1. Cây đinh lăng lá nhỏ – sâm Nam Dương
Cây đinh lăng lá nhỏ thường được gọi tắt là cây đinh lăng, vì chúng là loại phổ biến nhất ở Việt Nam. Đinh lăng lá nhỏ có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Một số tên gọi khác của đinh lăng lá nhỏ là đinh lăng nếp, gỏi cá, sâm Nam Dương. Đinh lăng lá nhỏ có lá hình lông chim, có hoa, thân nhẵn, chiều cao từ 80cm đến 2m nếu được chăm sóc tốt.
Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, làm gia vị, làm thuốc trong y học cổ truyền. Lá đinh lăng có thể dùng để chế biến món ăn (nổi bật nhất là món gỏi cá), làm thuốc, làm gối đinh lăng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Rễ cây đinh lăng được ví là nhân sâm của người nghèo, được dùng để sắc nước hoặc ngâm rượu uống rất bổ, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
2. Đinh lăng lá to
Cây đinh lăng lá to có tên khoa học là Polyscias filicifolia, tên gọi khác là đinh lăng ráng, đinh lăng tẻ, đinh lăng lá lớn. Đinh lăng lá to khá hiếm gặp, lá dày và to hơn nhiều so với đinh lăng lá nhỏ.
3. Đinh lăng đĩa
Cây đinh lăng đĩa có lá khác hẳn với đinh lăng lá nhỏ, dáng lá to tròn, loại lá đĩa này rất hiếm gặp và ít được biết đến.
4. Đinh lăng lá răng
Cây đinh lăng lá răng có dáng lá xẻ răng cưa, thường được trông để làm cây kiểng.
5. Cây đinh lăng lá tròn
Cây đinh lăng lá tròn có tên khoa học là Polyscias balfouriana, tên gọi khác là đinh lăng vỏ hến.
Cây đinh lăng lá tròn có dáng lá to, xen kẽ màu xanh và trắng trông rất hài hòa, đẹp mắt nên thường được trồng làm cây cảnh.
6. Đinh lăng lá vằn
Cây đinh lăng lá văn có tên khoa học là Polyscias guilfoylei, có hình dáng lá đẹp như những cánh hoa, loại cây đinh lăng này rất hiếm gặp.
7. Đinh lăng mép lá bạc
Cây đinh lăng mép lá bạc có tên khoa học là P. guilfoylei var. lacinata, tên gọi khác là đinh lăng viền bạc, đinh lăng trổ. Đinh lăng viền bạc có dáng lá đẹp, được trồng làm cây cảnh dạng đinh lăng bonsai.
Đinh lăng loại nào tốt nhất?
Đinh lăng lá nhỏ là loại có tác dụng tốt cho sức khỏe và phổ biến nhất, thường được gọi là cây đinh lăng ở Việt Nam.
Cây đinh lăng lá nhỏ chứa nhiều chất saponin, có tác dụng trị liệu, tốt cho sức khỏe hơn đinh lăng lá to. Tuy nhiên, đinh lăng lá to cho năng suất cao đinh lăng lá nhỏ.
Không nên lạm dụng cây đinh lăng vì cây chứa rất nhiều chất saponin, nếu dùng ở liều cao có thể làm vỡ hồng cầu, say thuốc, mệt mỏi và tiêu chảy,…Việt Nam còn có những loại cây dễ trồng, chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe và có giá trị kinh tế cao ngoài đinh lăng như cây chùm ngây. Click xem thêm về cây chùm ngây Tại Đây.
Mong rằng qua bài viết cây đinh lăng có mấy loại trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại cây bổ dưỡng này. Cũng như hiểu hơn và phân biệt được loại đinh lăng có dược tính như nhân sâm nhưng dễ trồng hơn rất nhiều này.
Từ khóa » Cây đinh Lăng Lá To Có Tốt Không
-
Đinh Lăng Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Cây Thuốc Quý
-
Cách Phân Biệt Các Loại Cây đinh Lăng Lá To, Lá Nhỏ, Lá Kim
-
Nhân Sâm Của Người Nghèo: Lá đinh Lăng Có Tác Dụng Gì? • Hello ...
-
Cây đinh Lăng Lá Nhỏ Và đinh Lăng Lá To Loại Nào Tốt Hơn ? (Dinh Lang)
-
Đinh Lăng Lá To Và Tác Dụng Của đinh Lăng Lá To Với Cách Dùng Chữa ...
-
Đinh Lăng Và Những điều Không Ngờ
-
Nước Lá Cây đinh Lăng Có Tác Dụng Gì? Cách Nấu ... - Bách Hóa XANH
-
Uống Lá đinh Lăng Có Tác Dụng Gì Tốt Cho Cơ Thể? Cách Dùng Hiệu Quả
-
Bất Ngờ 7 Công Dụng Chữa Bệnh Của Lá đinh Lăng Và Những Tác Dụng ...
-
Cây Đinh Lăng: Vị Thuốc Bổ đầy Quý Hiếm Mà Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Củ đinh Lăng Có Tác Dụng Gì, Ngâm Rượu Có Tốt Không? Cách Dùng Và ...
-
Cây đinh Lăng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tác Dụng Cây đinh Lăng Vấn đề Cần Lưu ý | Sống Khỏe Mỗi Ngày
-
Lá Đinh Lăng Loài Thuốc Quý Tốt Cho Sức Khỏe, Làm đẹp