Cây đinh Lăng Có Mấy Loại? Đặc điểm Từng Loại Cây đinh Lăng

Cây đinh lăng là một loại thảo dược tự nhiêu giúp đem lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên thì đinh lăng lại được chia làm nhiều loại khác nhau và mỗi loại thì lại có những tác dụng khác nhau. Chính vì thế chúng ta cần phải biết để có thể phân biệt và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

loại cây đinh lăng được trồng nhiều nhất
loại cây đinh lăng được trồng nhiều nhất

Giới thiệu tổng quan về cây đinh lăng

Tên khoa học: polyscias fruticosa

Tên gọi khác của cây đinh lăng là: cây gỏi cá, nam dương lâm

Họ: Ngũ hoa bì – Araliceae

Phân loại cây đinh lăng

  • Đinh lăng nếp:

  • đây là loại cây được sử dụng làm thuốc nhiều nhất và đem lại giá trị kinh tế cao. Cây đinh lăng nếp có lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm. Chính vì thế loại cây thảo dược này được người dân trồng rất phổ biến, đặc biệt trồng nhiều ở miền quê. Hầu như gia đình nào cũng có trồng để lấy rau ăn và làm dược liệu.
  • Đinh lăng tẻ:

  • là loại cây có lá sẻ thùy to, thân cây có vỏ ngoài xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, có năng xuất thấp nên ít được người dân trồng.
  • Đinh lăng lá tròn:

  • loại cây đinh lăng này thường chỉ có 3 lá chét trên một cuống dài, lá chét hình tròn, đầu tù. Cây đinh lăng này hiếm khi gặp
  • Đinh lăng lá to:

  • Cây đinh lăng này thì thường sẽ có lá kép khoảng 10 lá chét. Lá chét hình mác có răng cưa to và sâu.
  • Đinh lăng trổ:

  • Hay còn được gọi là đinh lăng viền bạc, loại cây này thường có dáng rất đẹp và màu sắc của lá rất bắt mắt nên thường được sử dụng để trang trí.
  • Đinh lăng răng:

  • đây là cây đinh lăng mà lá của chúng có 2 lần kép, thân cây màu xám trắng, lá sẻ răng cưa.

Phân bố cây đinh lăng

Cây đinh lăng được trồng phổ biến ở Việt Nam. Loại  cây này được trồng vừa để làm cảnh và làm dược liệu.

Bộ phận được sử dụng

Hầu hết các bộ phận của cây đinh lăng đều được sử dụng làm dược liệu bao gồm có: rễ, thân, cành, lá. Mỗi bộ phận của cây lại có những cách sử dụng khác nhau. và phần củ và lá là được sử dụng chuộng hơn cả. Tuy nhiên, phẩn củ đinh lăng chỉ nên sử dụng khi có tuổi thọ trên 3 năm tuổi thì mới có tác dụng.

vị thuốc cây đinh lăng
vị thuốc cây đinh lăng

Tham khảo thêm: Cách ngâm rượu đinh lăng

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*

Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình Hotline: 0976.836.586

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Đinh lăng hỗ trợ điều trị vết thương sưng đauĐinh lăng hỗ trợ điều trị vết thương sưng đau
  • Đinh lăng hỗ trợ điều trị sốt và mệt mỏi lâu ngàyĐinh lăng hỗ trợ điều trị sốt và mệt mỏi lâu ngày
  • Rễ đinh lăng hỗ trợ điều trị yếu sinh lýRễ đinh lăng hỗ trợ điều trị yếu sinh lý
  • Có nên trồng cây đinh lăng ở nhà không?Có nên trồng cây đinh lăng ở nhà không?
  • Những đối tượng nên sử dụng rễ đinh lăng?Những đối tượng nên sử dụng rễ đinh lăng?
  • Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăngCách trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Từ khóa » Cây đinh Lăng Có Mấy Loại