Cây Đinh Lăng: Vị Thuốc Bổ đầy Quý Hiếm Mà Có Thể Bạn Chưa Biết
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Cây đinh lăng là cây gì?
- Bộ phận dùng của cây đinh lăng
- Bào chế cây đinh lăng
- Hoạt chất có trong cây đinh lăng
- Tác dụng của cây đinh lăng
- Cây đinh lăng trị bệnh gì?
- Lưu ý, kiêng kỵ
Đinh lăng có công dụng như một loại thuốc bổ, tăng lực, lợi tiểu, bổ thận, lợi sữa, điều kinh, làm co rút tử cung. Ngoài ra còn dùng chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ. Loài cây này còn được so sánh với tác dụng giống như nhân sâm. Trong bài viết sau đây của ThS.BS. Nguyễn Trần Anh Thư, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công dụng của cây đinh lăng nhé!
Cây đinh lăng là cây gì?
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias ịrmicosa (L.) Harms (Panax fruticosum L), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Trong dân gian có nhiều loại cây có tên đinh lăng, tuy nhiên loại dùng làm thuốc là Đinh lăng lá nhỏ hay còn gọi là cây gỏi cá. Những loại cây sau cũng có tên tương tự nhưng không được dùng làm thuốc:
- Loại lá tròn (Polyscias balfouriana Baill): lá kép có 3 lá nhỏ hình tròn, đầu tù.
- Loại lá to hay đinh lăng lá ráng (Polyscias ilicifolia (Merr.) Baill.): Lá kép có 11 – 13 lá nhỏ, hình mác có răng cưa to và sâu.
- Đinh lăng trổ hoặc đinh lăng viền bạc (Polyscias guifoylei Baill.).
Bộ phận dùng của cây đinh lăng
Trong dân gian thường thấy người ta dùng lá cây đinh lăng, tuy nhiên bộ phận dùng đúng là rễ đã phơi hay sấy khô.
Thu hoạch rễ vào mùa thu đông sau khi cây trồng trên 5 năm, vào mùa này rễ cây mềm và chứa nhiều hoạt chất. Đào lấy rễ, rửa sạch, bóc lấy vỏ rễ, thái lát, phơi khô ở chỗ mát để giữ nguyên tính chất. Sau khi phơi khô, rễ cong queo, thường được thái thành các lát mỏng.
Bào chế cây đinh lăng
Đinh lăng sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Đinh lăng chế rượu gừng và mật: Tẩm rượu gừng 5% vào đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm. Dùng 5 lít rượu gừng 5% và 5 kg Mật ong cho 100kg dược liệu.
Hoạt chất có trong cây đinh lăng
Vỏ rễ và lá đinh lăng chứa saponin, alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C, 20 acid amin, glycocid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,10% đường. Trong lá còn có saponin triterpen (1,65%), một genin đã xác định được là acid oleanolic.
Lá đinh lăng, trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Dược Liệu đã phân lập được 5 hợp chất. Trong rễ đinh lăng cũng tìm thấy 5 hợp chất, nhưng chỉ có 3 hợp chất là trùng hợp với các chất trong lá. Ba chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thư.
Tác dụng của cây đinh lăng
Tác dụng cây đinh lăng theo Y học cổ truyền
- Vị thuốc Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi.
- Dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ.
- Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng.
- Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú.
- Rễ của cây đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hoá kém, phụ nữa sau sinh ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.
- Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương (giã đắp). Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng.
Theo nghiên cứu Y học hiện đại
Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:
- Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta; tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng;
- tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ;
- tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
Nhìn chung, dưới tác dụng của cao Đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Khi bộ đội luyện tập hành quân được sử dụng viên bột rễ đinh lăng thì khả năng chịu đựng, sức dẻo dai của họ tăng lên đáng kể.
Các nghiên cứu của nước ta cũng cho thấy bột rễ hay dịch chất rễ đinh lăng có khả năng làm tăng sức chịu đựng của cơ thể con người trong điều kiện nóng ẩm, tốt hơn vitamin C và chè giải nhiệt. Đó là tác dụng làm tăng lực của cây thuốc này.
- Dịch chiết rễ và bột rễ đinh lăng có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.
- Nước sắc, rượu lá đinh lăng có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột. Nên các chế phẩm đó có tác dụng chống tiêu chảy, nhất là trên gia súc.
Cây đinh lăng trị bệnh gì?
1. Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động
Đinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng 0,50 g, thêm 100 ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.
2. Thông tia sữa, căng vú sữa
Rễ cây đinh lăng 30 – 40 g. Thêm 500 ml nước sắc còn 250 ml. Uống nóng. Uống luôn 2 – 3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường (y sĩ Kim Hoán, Y học thực hành, 7 – 1963).
3. Chữa vết thương
Giã nát lá đinh lăng đắp lên.
4. Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau, tức ngực, nước tiểu vàng
Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30 g, lá hoặc vỏ chanh 10 g, vỏ quýt 10 g, sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước sắc đặc lấy 250 ml, chia uống 3 lần trong ngày.
5. Thuốc lợi sữa
Lá đinh lăng tươi 50 – 100 g, bong bóng lợn 1 cái. Băm nhỏ, trộn với gạo nếp, nấu cháo ăn.
6. Chữa đau tử cung
Cành và lá đinh lăng rửa sạch sao vàng, sắc uống thay chè.
7. Chữa mẩn ngứa do dị ứng
Lá cây đinh lăng 80 g, sao vàng, sắc uống. Dùng trong 2 – 3 tháng.
Lưu ý, kiêng kỵ
Với những công dụng nổi bật như tăng lực và trị tắc tia sữa, nhiều người được truyền tai và sử dụng đinh lăng theo các phương pháp dân gian. Dù chưa thật sự hiểu rõ liệu phương pháp đó đã được kiểm chứng khoa học hay có phù hợp với tình trạng của mình hay không.
Mặc dù đây là một loại dược liệu ít độc, nhưng nếu lạm dụng quá mức nó có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Dễ thấy nhất là tình trạng xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng.
Mặt khác, trong rễ cây đinh lăng lại có chứa nhiều saponin – có thể làm vỡ hồng cầu. Dùng cây đinh lăng liều cao có thể gây say thuốc, cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.
Vì vậy, khi có nhu cầu sử dụng đinh lăng, bạn nên hỏi ý kiến và nhận thêm tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa, thay vì chỉ tin theo những phương pháp được truyền miệng. Bạn có thể nhận được lời khuyên và hướng dẫn chính xác, phù hợp với nhu cầu của bản thân bởi các bác sĩ Y học cổ truyền giàu kinh nghiệm qua ứng dụng YouMed. Tải app YouMed để đặt câu hỏi miễn phí với bác sĩ.
Từ khóa » Cây đinh Lăng
-
TÁC DỤNG CỦA CÂY ĐINH LĂNG | Trạm Y Tế Xã Đông Thạnh
-
Đinh Lăng - Vị Thuốc Có Nhiều Công Năng Trị Bệnh
-
Đinh Lăng Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Cây Thuốc Quý
-
Nhân Sâm Của Người Nghèo: Lá đinh Lăng Có Tác Dụng Gì? • Hello ...
-
Đinh Lăng: Tác Dụng Thần Kỳ Trong điều Trị Bệnh | VTC16 - YouTube
-
Cây đinh Lăng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Rượu đinh Lăng Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Đinh Lăng Và Những điều Không Ngờ
-
Cây đinh Lăng - Vị Thuốc Quý Của Người Nghèo - Y Học Cổ Truyền
-
Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ Của Cao đinh Lăng
-
Bất Ngờ 7 Công Dụng Chữa Bệnh Của Lá đinh Lăng Và Những Tác Dụng ...
-
Dùng Cây đinh Lăng Lợi Hay Hại? Uống Nhiều Có Tốt Không?
-
Cây đinh Lăng: Đặc điểm, Thành Phần Hóa Học & Tác Dụng Dược Lý