Cây đinh Lăng - Vị Thuốc Quý Của Người Nghèo - Y Học Cổ Truyền

Cây đinh lăng - vị thuốc quý của người nghèo Ngày đăng 10/02/2020 | 16:23 | Lượt xem: 13808

Do có những tính chất như nhân sâm nhưng lại là loại cây dễ trồng, dễ tìm, người dân có thể dễ dàng có được và sử dụng nên Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng là “cây sâm của người nghèo”.

TIN LIÊN QUAN

Đặc điểm

Đinh lăng tên khoa học là Polyscias Fruticosa (L), họ ngũ gia bì (Araliaceae).Đinh lăng là một loại cây thân nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao từ 0,8 - 1,5m và có nhiều loại khác nhau ở lá. Đinh lăng lá nhỏ có lá mọc so le, có bẹ, mép lá hình răng cưa không đều, có lá chét, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, các đoạn đều có cuống. Đây là loại đinh lăng phổ biến nhất thường được dùng để làm rau gia vị và làm thuốc. Ngoài ra còn có đinh lăng lá tròn, lá răng bản tròn thường được dùng để làm cảnh. Đinh lăng đĩa là loại đinh lăng có dáng to, lá to, được trồng làm cảnh nhưng rất ít khi gặp. Đinh lăng lá nhỏ có cụm hoa hình chùy, có nhiều hoa nhỏ, quả dẹt, dài.

Đinh lăng được trồng phổ biến ở nước ta. Có thể dùng lá hoặc rễ đinh lăng để làm thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền. Trong đinh lăng có alcaloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, các acid amin như lysin, methionin… là những acid amin thiết yếu của sức khỏe.

Tác dụng

Trước đây đinh lăng chưa được dùng để làm thuốc, tuy nhiên hiện nay đã được nghiên cứu và bắt đầu được dùng để điều trị. Đặc biệt đinh lăng lá nhỏ được dùng phổ biến nhất hiện nay. Theo đông y, lá đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng điều trị chữa ho ra máu, chống dị ứng, giải độc thức ăn, chữa kiết lỵ…do đó dùng lá đinh lăng dưới dạng rau gia vị hay chế thành nước uống đều tốt cho sức khỏe.

Cây đinh lăng được trồng phổ biến ở nước ta.

- Lá đinh lăng tốt cho sản phụ: sau khi sinh, sức khỏe của người phụ nữ giảm đi rất nhiều nên cần phải được bồi bổ. Dùng nước lá đinh lăng uống hoặc nấu canh đinh lăng với các thực phẩm khác như thịt, cá giúp cho cơ thể tăng khả năng hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên khi nấu canh đinh lăng không nên nấu kỹ khiến mất chất dinh dưỡng và nên ăn khi canh còn nóng.

- Lá đinh lăng chữa dị ứng: những người có cơ địa dị ứng hoặc khi có dấu hiệu dị ứng, ngộ độc thức ăn có thể dùng nước đinh lăng để ngăn tình trạng này. Có thể điều trị bằng cách hãm nước đinh lăng để uống, uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi hết các triệu chứng của dị ứng.

- Chữa tắc tia sữa sau sinh: người mẹ sau sinh nếu bị tắc tia sữa hoặc ít sữa có thể lấy khoảng 40g lá đinh lăng, rửa sạch, sắc với 300 ml nước ở lửa nhỏ, đun đến khi còn khoảng 200 ml nước thì tắt bếp, chắt lấy nước, uống khi nước còn ấm để có tác dụng tốt nhất. Nếu nước bị nguội có thể đun lại để uống, không nên uống lạnh và không uống nước để qua đêm.

- Chữa nhiệt độc, lở ngứa, mụn nhọt: dùng lá đinh lăng 40 - 60 gam sắc uống.

- Chữa đau đầu: thân lá đinh lăng và bạch chỉ sắc uống hằng ngày.

- Lá đinh lăng tươi giã đắp chín mé sưng, đau.

- Chữa phong thấp đau, nhức mỏi: cây đinh lăng (cả lá thân rễ), cây lá lốt, ké đầu ngựa lượng bằng nhau 30 - 40 gam dạng thuốc sắc uống.

- Chữa rối loạn kinh nguyệt: nước đinh lăng có tác dụng tốt để chữa rối loạn kinh nguyệt, giúp ổn định đường huyết. Nước lá đinh lăng cũng có tác dụng giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu cơn đau vùng bụng và vùng tử cung ở phụ nữ sau sinh. Có thể sắc lá và cành đinh lăng với nước, dùng một thời gian sẽ thấy có hiệu quả.

- Lá đinh lăng chữa bệnh về tiêu hóa: nước sắc đinh lăng có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Khi uống liên tục nước sắc đinh lăng trong vài ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh cải thiện rõ.

Mặc dù đinh lăng là cây đinh lăng rất tốt tuy nhiên không nên lạm dụng do trong đinh lăng có chứa nhiều saponin, có thể gây các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể. Trên thực tế, ngoài lá đinh lăng, rễ đinh lăng cũng là vị thuốc cũng hay được dùng.

DS Lê Thị Hiền

ad syt ad

Các tin khác
  • Y học cổ truyền góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân Thủ đô
  • Phát huy thế mạnh trong khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn quận Long Biên
  • Hội Đông y thành phố Hà Nội đồng hành cùng sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
  • Ngày hội Đông y năm 2023 - Vì sức khỏe cộng đồng
  • Ngành Đông y quận Hoàng Mai: Nhìn lại chặng đường 15 năm phát triển
  • Thanh Trì: phát triển y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 179 Lượt truy cập trong tuần: 25045 Lượt truy cập trong tháng: 49351 Lượt truy cập trong năm: 49351 Tổng số lượt truy cập: 47344392 Về đầu trang

Từ khóa » Cây đinh Lăng Lá Nhỏ Trị Bệnh Gì