Cây Dừa Cạn Hồng - Hoàng Long Garden

CÂY DỪA CẠN HỒNG

Tên gọi khác: Cây hoa dừa cạn, cây bông dừa cạn, cây rau dừa cạn, hoa hải đằng, trường xuân,…

Tên khoa học: Catharanthus roseus.

Phân loại: 2 loại bao gồm cây hoa dừa cạn rủ và dừa cạn đứng.

Đặc điểm: 

 – Là cây thân thảo, cao trung bình khoảng 30-80cm, thường mọc thành bụi.

 – Lá có màu xanh đậm, hình trứng, không có lông, gân nổi rõ ở trên của lá.

 – Hoa thường có nhiều màu sắc rất sặc sỡ, chủ yếu là màu trắng và hồng.

 – Loại dừa cạn đứng thường mọc hoang hoặc trồng trong các chậu cây cảnh. Loại này có sức sống cao và chống chịu được sâu bệnh.

 – Loại buông rũ cho nhiều hoa hơn nên thường được dùng để trang trí. Chúng được gia chủ treo lên hàng rào, tường nhà, hoặc dễ thấy trong nhiều quán cà phê hiện nay,…

Công dụng: 

Một số bài thuốc có mặt vị thuốc dừa cạn trong dân gian:

1. Trị tăng huyết áp

– Dừa cạn 160g, lá đinh lăng 180g, hoa hòe 150g, cỏ xước 160g, đỗ trọng 120g, chi tử 100g, cam thảo đất 140g. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong hộp kín, tránh ẩm. Ngày dùng 40g cho vào ấm, đổ nước sôi hãm, sau 10 phút là dùng được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: an thần hạ áp, làm bền thành mạch, êm dịu thần kinh.

– Dừa cạn (phơi khô) 16g, nga truật 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, chỉ xác 8g, trạch lan 16g, huyết đằng 16g, hương phụ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần và uống 3 lần/ngày.

2. Trị chứng tiêu khát (đái tháo đường)

Dừa cạn 16g, cát căn 20g, thạch hộc 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, đan bì 10g, khiếm thực 12g, khởi tử 12g, ngũ vị 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần/ngày.

3. Trị khí hư bạch đới

Dừa cạn 12g, rễ cây bạch đồng nữ 16g, biển đậu 16g, đan sâm 16g, diệp hạ châu 16g, lá bạc sau 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

4. Trị lỵ trực khuẩn

Dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 20g, cỏ sữa 20g, cỏ mực 20g, chi tử 10g, lá khổ sâm 20g, hoàng liên 10g, rau má 20g, đinh lăng 20g. Các vị thuốc cho vào ấm, đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Cách trồng và chăm sóc : 

 Đất trồng

 – Trước khi trồng, bạn nên phơi ải đất để đất có độ thông thoáng, cũng như tiêu diệt các mầm bệnh ẩn náu trong đất.

 – Nên ủ đất với 1 số thành phần tạo dinh dưỡng khác như: cát đen, bột sơ dừa, trấu hun, phân chuồng ủ mục, 1 ít vôi bột, khoảng 1 tháng trước khi trồng.

 – Đặt cây con vào chậu hoặc hố trồng, nên để cho cây thẳng đứng, không bị nghiêng vẹo.   

 – Dùng tay nén chặt phần đất dưới gốc, để cây giữ được thăng bằng, vun đất cao hơn cổ gốc khoảng 20cm.  Phủ 1 lớp vỏ trấu mỏng trên bề mặt gốc để giữ độ ẩm lâu hơn cho cây, tưới nước  thật đẫm cho cây.

Tưới nước

 – Tưới đều đặn cho cây 1 ngày/2 lần, vào mùa mưa thì có thể giảm lượng tưới xuống 1 ngày/1 lần, khi cây ra hoa, thì nên tưới xuống gốc cây, tránh tưới trực tiếp lên hoa, sẽ làm hoa bị dập, tổn thương

Bón phân

– Sau khi trồng cây con khoảng 1 tháng, tiến hành bón thêm phân đạm để thúc đẩy quá trình phát triển của cây. 

– Các tháng tiếp theo, nên sử dụng các loại phân có tác dụng dưỡng hoa, để phun cho cây, định kỳ cứ 7 ngày phun 1 lần.  Khi hoa tàn, bón thêm phân chuồng ủ mục để ổn định chất dinh dưỡng trong đất, nuôi dưỡng cây đến khi hoa ra đợt sau.

Địa chỉ Hoàng Long Garden: CN1: 972 Tân Kỳ Tân Qúy ,P. BHH, Q. Bình Tân, HCM| ĐT: 0949471117 CN2: 85 Kênh Nước Đen, P. BHHA, Q. Bình Tân, HCM Làm việc từ 8h-18h hằng ngày.

 

Từ khóa » Bông Dừa Màu Hồng