Cây Dứa Cảnh Nến Và Cách Bài Trí Mang Nhiều Tài Lộc - Làm Vườn

Dứa cảnh nến với dáng vẻ độc đáo, rực rỡ, được nhiều người yêu thích trồng làm cảnh để trang trí. Không chỉ vậy, đây còn là loài cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy.

  • Trồng cây dừa cảnh làm đẹp không gian, mang về tài lộc

Với những thông tin trong bài viết này, quá trình trồng và chăm sóc cây dứa cảnh nến đỏ sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Cùng tìm hiểu nhé.

Thông tin về cây dứa cảnh nến

Dứa cảnh nến có tên khoa học là Tillandsia imperialis, là một loài thân cỏ thuộc họ Dứa (Bromeliaceae), cùng họ với cây không khí. Cây có nguồn gốc từ khu vực Trung và Nam Mỹ, sau đó lan dần ra nhiều khu vực khác.

Tại Việt Nam, cây còn được gọi với nhiều tên khác như dứa cảnh lệ, dứa cánh sen, cây ngôi sao đỏ, cây ngọn lửa đỏ, phong lộc hoa…

Cây dứa cảnh nến
Cây dứa cảnh nến

Là một loài thân cỏ, dứa cảnh nến có chiều cao khiêm tốn chỉ từ 20 – 50cm tùy môi trường sống, thay vào đó cây mọc thành bụi um tùm.

Lá cây màu xanh thẫm, có hình lưỡi giáo, dài và nhọn ở đầu. Thân lá dày nhưng mềm, viền và bề mặt nhẵn bóng. Lá xếp theo hình hoa thị tỏa ra xung quanh, mọc sát gốc tạo thành thân giả.

Hoa của dứa cảnh nến khá lớn, có màu đỏ rực rỡ, mọc chính giữa và vươn thẳng lên trên giống cây nến. Đây cũng chính là điểm đặc biệt khiến cây dứa cảnh nến được nhiều người yêu thích.

Cây thường ra hoa vào khoảng thời gian từ cuối đông đến giữa hè, tuy vậy cây phải đạt từ 2 – 3 tuổi mới đủ sức khỏe để ra hoa.

Về đặc tính sống, dứa cảnh nến ưa sáng và có thể sống trong điều kiện bóng bán phần. Nhu cầu nước của cây trung bình, không chịu được ngập úng.

Bạn có thể nhân giống cây bằng phương pháp tách bụi.

Công dụng của cây dứa cảnh nến (phong lộc hoa)

Nhờ dáng vẻ độc đáo, kích thước nhỏ gọn, khi nở hoa thì tỏa sắc rực rỡ, cây dứa cảnh nến được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh để bàn, trang trí không gian.

Bạn có thể đặt cây ở rất nhiều vị trí khác nhau như bàn học, bàn làm việc, bàn tiếp khách, bệ cửa sổ, quầy lễ tân, giếng trời…

Ngoài ra, bạn còn có thể trồng cây ở sân vườn, trang trí tiểu cảnh hay các khu vực công cộng như công viên, khu nghỉ dưỡng, bệnh viện, trường học…

Dứa cảnh nến được trồng làm cảnh ở nhiều vị trí
Dứa cảnh nến được trồng làm cảnh ở nhiều vị trí

Vào những dịp đặc biệt, nhiều người còn dùng những chậu dứa cảnh nến làm quà tặng bởi đây là loài cây khá ý nghĩa.

Ý nghĩa của cây dứa cảnh nến

Trong phong thủy, cây dứa cảnh nến đại diện cho may mắn, tài lộc. Người trồng dứa cảnh nến trong nhà hay phòng làm việc sẽ gặp nhiều thuận lợi, thăng tiến trong công việc, cuộc sống luôn suôn sẻ.

Không chỉ vậy, dáng vẻ của cây dứa nến đỏ còn tượng trưng cho ngọn lửa ấm áp của hạnh phúc gia đình.

Vào dịp năm mới, một chậu dứa nến cảnh với bông hoa đỏ thắm sẽ là lời cầu chúc năm mới an khang thịnh vượng tuyệt vời nhất.

Cây có nhiều ý nghĩa tốt đẹp
Cây có nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Cây dứa cảnh nến hợp mệnh gì?

Theo quan niệm dân gian, dứa cảnh nến với bông hoa đỏ rực trên nền xanh rất phù hợp với những người có mệnh Kim và Hỏa. Đối với tuổi, những người mang tuổi Sửu được cho là phù hợp nhất để trồng dứa cảnh nến.

Hướng Đông, Nam và Tây là những hướng đặt cây phát huy tốt nhất giá trị phong thủy của cây dứa cảnh nến.

Cách trồng và chăm sóc cây dứa cảnh nến

Chọn đất trồng

Dứa cảnh nến có thể sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau nên bạn chọn đất gì cũng được. Tuy vậy, với cây con bạn nên chọn đất thịt, trộn thêm ít xơ dừa, mùn và phân chuồng để đảm bảo các yếu tố như dinh dưỡng, độ tơi xốp và khả năng thoát nước.

Bầu đất hay chậu trồng cũng cần có lỗ bên dưới để tránh tình trạng úng rễ nhé.

Nhân giống

Phương pháp nhân giống cây dứa cảnh nến phổ biến nhất là tách bụi.

Sau khi cây nở hoa và hoa tàn, cây sẽ bắt đầu nhú một thân mới. Lúc này bạn không nên tách ngay, hãy tiếp tục chăm sóc cho tới khi thân cây con cao khoảng 10cm thì dùng dao sắc tách khỏi cây mẹ.

Khi tách chú ý cẩn thận không làm đứt cây hay ảnh hưởng quá nhiều đến bộ rễ.

Tách xong thì trồng cây con vào phần đất đã chuẩn bị từ trước, tưới nước đều đặn để giữ ẩm, che chắn cẩn thận khi nắng gắt, là cây sẽ sinh trưởng tốt.

Nhân giống cây bằng phương pháp tách bụi
Nhân giống cây bằng phương pháp tách bụi

Tưới nước

Nhu cầu nước của cây dứa cảnh nến đỏ không hề cao, nếu trồng trong nhà, bạn chỉ cần tưới 2 lần mỗi tuần là đủ.

Tất nhiên lượng nước và tần suất tưới có thể thay đổi tăng giảm theo điều kiện thời tiết, nắng nóng thì tưới nhiều hơn, mưa ẩm thì giảm bớt.

Ánh sáng

Vị trí đặt cây tốt nhất là những khu vực thông thoáng, nhiều ánh sáng. Nếu trồng trong nhà, bạn nên đặt cây ở các khu vực gần cửa sổ hoặc giếng trời để cây sinh trưởng tốt.

Nếu trong phòng ít ánh sáng, mỗi tuần bạn có thể mang chậu cây ra ngoài tầm 1 tiếng để kích thích cây quang hợp.

Đảm bảo đủ ánh sáng cho cây
Đảm bảo đủ ánh sáng cho cây

Dinh dưỡng

Dù có nhu cầu dinh dưỡng không cao, nhưng để cây luôn xanh tốt, hoa đẹp thì định kỳ 3 – 4 tháng bạn nên bón cho cây một ít phần NPK.

Ngoài ra, nếu trồng cây trong chậu thì cứ hơn 1 năm bạn thay đất trong chậu một lần nhé.

Phòng trừ sâu bệnh

Thi thoảng, cây có thể gặp phải tình trạng rệp sáp, bạn chỉ việc lau sạch là xong. Nếu tình trạng nặng thì có thể mua thuốc về phun.

Ngoài ra, bạn có thể quan sát lá cây để phát hiện một số vấn đề, ví dụ như: lá cháy do bón phần nhiều sát gốc, lá cong, cuộn do thiếu nước, lá vàng úa do ngập úng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây dứa cảnh nến, hy vọng qua đó bạn có thể chăm sóc cây cảnh của mình tốt hơn.

Chúc bạn có một chậu cây luôn xanh tươi, trổ hoa rực rỡ.

Từ khóa » Cây Dứa Cảnh Nến Có độc Không