Cây Dứa Dại: Vị Thuốc Dân Gian Trị Bí Tiểu, Sỏi Thận - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Mô tả
- 2. Phân bố và thu hái
- 3. Thành phần hoá học
- 4. Tác dụng dược lý
- 5. Công dụng và liều dùng
- 6. Bài thuốc kinh nghiệm
- 7. Lưu ý
Dứa dại hay còn gọi là Dứa gỗ, Dứa gai. Đây là một loài cây mọc hoang phổ biến ở nhiều nơi trên khắp nước ta. Vị thuốc có ngoại hình ấn tượng này được dùng trong dân gian để trị bí tiểu, sỏi thận. Để tìm hiểu rõ hơn công dụng, cách dùng và những điều cần biết về cây Dứa dại, xin mời bạn đọc bài viết sau.
1. Mô tả
Dứa dại còn có tên gọi là Dứa gỗ, Dứa gai, Mạy lạ (Tày), Co nam lụ (Thái), Lâu kìm (Dao). Tên khoa học là Pandanus tonkinensis Mart. ex B. Stone, thuộc họ Dứa dại (Pandanaceae).
Đây là loài cây nhỏ phân nhánh ở ngọn, cao 3 – 4m, với rất nhiều rễ phụ thả xuống đất. Lá mọc ở đầu nhánh thành chùm, hình bản dài 1 – 2m, gân giữa và mép có gai sắc.
Bông mo đực thành bông tận cùng và rũ xuống với mo màu trắng, riêng biệt. Hoa rất thơm, bông mo cái mọc đơn độc gồm rất nhiều lá noãn.
Cụm hoa mang quả sẽ phát triển thành khối có hình dạng giống với quả trứng, có cuống, dài 15 – 25cm. Quả có màu xanh và sẽ chuyển sang vàng cam khi chính. Quả hạch phẳng, có góc cạnh, ở đỉnh tạo thành hình bướu, có nhiều hốc, nhiều cạnh.
Hạch cứng của cây Dứa dại được dùng để chế tác thành vòng tay bồ đề.
2. Phân bố và thu hái
Ở Việt Nam, cây được trồng và mọc dại ở rất nhiều nơi. Có nơi trồng lấy lá dệt chiếu và túi. Chúng thường mọc ở những nơi như: dọc bờ ngoài nước mặn, ven biển, rừng ngập mặn, các bãi ẩm có cát hoặc dọc bờ sông, bờ ao ở trong đất liền. Những địa phương có nhiều cây Dứa dại là: Hòa Bình, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận, Kiên Giang, Đồng Nai…
Ngoài ra, cây cũng xuất hiện tại rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước: Sri Lanka, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar, Trung Quốc…
Người ta thường thu hoạch rễ của cây Dứa dại khi nó còn non, rũ xuống nhưng chưa bám vào đất sau đó rửa sạch, thái lát vào bảo quản bằng cách sấy hoặc phơi khô để dùng dần. Phần màu trắng của cuống lá khi còn non có thể dùng để ăn. Quả của cây Dứa dại sau khi thu hoạch sẽ được thái mỏng và phơi khô.
3. Thành phần hoá học
Quả Dứa dại từ lâu đã được biết tới như một loài thực vật có chứa nhiều caffeoylquinic acid và carotenoid.
Một nghiên cứu mới cho thấy chiết xuất lá Dứa dại có một loại triterpene tirucallane mới, 24,24-dimethyl-5β-tirucall-9, 25-dien-3-one, squalene và hỗn hợp của phytosterol stigmasterol và sitosterol.
4. Tác dụng dược lý
Tác dụng hạ đường huyết và hạ mỡ máu của chiết xuất quả Dứa dại giàu caffeoylquinic acid đã được nghiên cứu. Thực nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường:
- Điều trị làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và mức đường huyết lúc đói.
- Đồng thời tăng insulin máu và giảm diện tích glucose dưới đường cong trong xét nghiệm dung nạp glucose đường uống và xét nghiệm dung nạp insulin.
Quả Dứa dại có tác dụng chống xơ vữa động mạch và tăng cholesterol máu thông qua việc điều hòa thụ thể lipoprotein mật độ cao (HDL).
Một nghiên cứu khác dùng chiết xuất Dứa dại như một chất chống viêm tiềm năng có chứa các chất chuyển hóa thứ cấp.
>> Ngoài Dứa dại, Kim tiền thảo cũng là một vị thuốc tốt dùng trong chữa sỏi thân. Đọc thêm: Kim tiền thảo: Giải pháp an toàn cho người bị sỏi thận.
5. Công dụng và liều dùng
Đọt non và rễ Dứa dại được dùng trong dân gian làm thuốc thông tiểu, sử dụng cho những trường hợp tiểu dắt, tiểu ra sỏi, sạn. Ngoài ra còn dùng đắp chữa lòi dom.
Một số tài liệu cho rằng quả Dứa dại có thể trị được say nắng hoặc dùng như một loại nước giải khát, bồi bổ sức khoẻ.
Ngày uống 6 – 10g rễ. Đọt non dùng với liều 15 –20g. Dùng ngoài không kể liều lượng.
6. Bài thuốc kinh nghiệm
6.1. Trị đau nhức do chấn thương
Rễ Dứa dại đem giã nát và đắp lên chỗ bị thương, sau đó cố định lại. Thay băng 1 lần/ngày.
6.2. Trị viêm tiết niệu, sỏi thận
Dùng 12 – 20g rễ Dứa dại, 10 – 12g rễ cỏ Tranh, 10 – 12g hạt quả Chuối hột, 10 – 12g rễ cây Lau, 15 – 20g Kim tiền thảo, 10 – 12g củ cỏ Ống, 8 – 10g bông Mã đề. Sắc tất cả những nguyên liệu này cùng với nhau để lấy nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần uống khoảng 150ml, tốt nhất nên uống trước bữa ăn.
6.3. Trị cảm nắng và nhức đầu
Lá Duối, cỏ Mần trầu, lá Sắn dây và lá Tre mỗi vị 20g, Rau má 40g và lá Dứa dại 30g. Đem sắc uống, ngày dùng 2 lần.
6.4. Bồi bổ cơ thể
Thái lát mỏng quả Dứa dại sau đó mang đi ngâm rượu, nên uống 1 chén nhỏ vào mỗi bữa ăn.
7. Lưu ý
Lớp phấn trắng ở lá cây có chứa độc tố. Nếu không được bào chế đúng cách mà vẫn sử dụng trong một thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, viêm thận.
Tóm lại, Dứa dại là một loại thuốc có tác dụng trị bí tiểu, tiểu khó, sỏi thận. Ngoài ra, nó có thể dùng trị cảm nắng và bồi bổ cơ thể. Lưu ý lá của loài cây này có chứa độc tố. Những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Từ khóa » Cách Dùng Dứa Rừng Khô
-
Cây Dứa Dại Hỗ Trợ điều Trị Viêm Gan - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Mách Bạn Cách Dùng Quả Dứa Dại Chữa Bệnh Sỏi Thận Cực Hiệu Quả
-
Cây Dứa Dại Chữa Bệnh Sỏi Thận: Hiệu Quả Nhưng Cần Thận Trọng
-
Cây Dứa Dại - Tác Dụng & Cách Dùng Chữa Bệnh (Quả, Rễ)
-
Cây Dứa Dại | BvNTP
-
Một Số Bài Thuốc Từ Cây Dứa Dại
-
Cây Dứa Dại: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả
-
Dứa Dại: Bài Thuốc Quý Chữa Viêm Gan Siêu Vi | VTC Now - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách Dùng Quả Dứa Dại Chữa Sỏi Thận - YouTube
-
Dứa Rừng Là Gì? Dứa Rừng Có Tác Dụng Gì?
-
Cây Dứa Dại Tác Dụng Giải độc, Chống Viêm - VnExpress
-
Quả Dứa Dại Chữa Bệnh Gì? Cây Thuốc Chữa Bí Tiểu, Sỏi Thận.
-
Quả Dứa Dại Có Tác Dụng Thần Kỳ Chữa Trị Bệnh Gout, Viêm Gan Hiệu ...
-
Kỳ Lạ: Quả Dứa Rừng To Như Trái Mít, Không Bổ Dưỡng, Chữa được Bệnh