Cây Dưa Leo (dưa Chuột) - Cẩm Nang Cây Trồng

Tên khoa học: Cucumis sativus

Danh pháp hai phần: Cucumis sativus

Họ bầu bí: Cucurbitaceae

Dưa leo (dưa chuột) là một loại cây trồng phổ biến ở nhiều nước. Là loại rau ăn quả thương mại quan trọng. Dưa chuột thuộc họ bầu bí, thân dây leo và được sử dụng trong bữa ăn của các gia đình như một loại rau ăn mát và giòn. Dưa chuột có nguồn gốc từ Nam Á, hiện tại đã phát triển trên hầu hết các châu lục: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha... Có nhiều giống dưa chuột khác nhau được giao dịch trên toàn cầu.

Đặc điểm hình thái cây dưa leo (dưa chuột)

Cây dưa leo, rễ dưa leo

Cây dưa leo, rễ dưa leo

+ Rễ cây dưa leo

Bộ rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30-40 cm. Bộ rễ chính tương đối phát triển, phân bố chủ yếu ở tầng canh tác ở độ sâu từ 0 đến 30 cm, rộng 50 - 60 cm. Nếu đất tơi xốp rễ chính có thể ăn sâu từ 60 - 100 cm, nếu trong điều kiện lý tưởng (đất có tầng canh tác dầy, nhiều mùn, tới xốp, thoáng khí) thì rễ có thể ăn sâu hơn nữa.

+ Thân cây dưa leo

Thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0.5-2,5 m. Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều rễ bất định. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống. Thân chánh thường phân nhánh; cũng có nhiều dạng dưa leo hoàn toàn không thành lập nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm.

Thân cây dưa chuột Cucumber

Thân cây dưa chuột , tua cuốn mọc trên thên chính

+ Lá dưa leo

Lá dưa chuột gồm có lá mầm và lá thật.

+ Lá mầm: (nhú ra đầu tiên) có hình trứng tròn dài làm nhiệm vụ quang hợp tạo vật chất nuôi cây và lá mới.

Lá mầm dưa chuột

Lá mầm dưa chuột

+ Lá thật là những lá đơn to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác (hình chân vịt 5 cạnh) 2 mặt phiến lá đều có lông, với cuống lá dài 5-15 cm; rìa nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình dáng thay đổi.

Lá dưa chuột

Lá dưa chuột

+ Hoa cây dưa leo (dưa chuột)

Đơn tính đồng hay biệt chu. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt; hoa đực mọc thành cụm từ 5-7 hoa; dưa leo cũng có hoa lưỡng tính; có giống trên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở.

Hoa dưa leo đực và cái

Hoa dưa leo đực và cái

Các giống dưa leo trồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường ra hoa sớm, bắt đầu ở nách lá thứ 4-5 trên thân chính, sau đó hoa nở liên tục trên thân và nhánh.

Hoa dưa chuột

Giải phẫu hoa bầu bí dưa.

Sự biến dị về tính trạng giới tính ở dưa leo rất rộng, đó là đặc tính thích nghi mạnh của cây trong điều kiện môi trường. Nói chung, điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao và các điều kiện bất lợi khác làm cho cây cho nhiều hoa đực. Ngoài ra, tỉa nhánh, sử dụng kích thích sinh trưởng và chế độ phân bón có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây. Các dạng cây có giới tính khác nhau ở dưa leo được nghiên cứu và tạo lập để sử dụng trong chọn tạo giống lai.

+ Trái (quả) dưa leo

Lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Trái từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn (sọc, vệt, chấm), khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Trái tăng trưởng rất nhanh tùy theo giống, có thể thu trái từ 8-10 ngày sau khi hoa nở. Phẩm chất trái không chỉ tùy thuộc vào thành phần các chất dinh dưỡng trong trái mà còn tùy thuộc vào độ chặt của thịt trái, độ lớn của ruột trái và hương vị trái.

Giải phẫu trái dưa leo.

Giải phẫu trái dưa leo.

+ Hạt dưa leo

Trái chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200-500 hạt/trái.

Hạt dưa leo

Hạt dưa leo

Từ khóa » Bông Dưa Leo đực