Cây Dương Liễu - Thông Tin Tổng Quan Và Cách Chăm Sóc - Canh Điền

Dương liễu là cây thân gỗ lớn ưa sống ở những vùng đất cát đầy nắng nóng và gió ven biển. Ấy thế mà cây vẫn có khả năng sống tốt và vươn mình mạnh mẽ, bởi đó là đặc tính tốt của cây mà ít loài cây nào có được. Hãy theo dõi bài viết để hiểu hơn về tác dụng và đặc điểm của cây nhé.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Dương Liễu I. Đặc điểm của cây Dương Liễu III Tác dụng của cây Dương Liễu 1. Tác dụng trang trí, làm cảnh 2. Tác dụng chữa bệnh 3. Tác dụng khác IV. Cách trồng và chăm sóc cây Dương Liễu 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sóc cây

I. Giới thiệu về cây Dương Liễu

  • Tên thường gọi: Cây Dương Liễu
  • Tên gọi khác: Cây còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Phi lao
  • Tùng Dương, Xì Lau, Dương…
  • Tên khoa học: Casuarina equisetifolia J.R et G. Forst
  • Họ thực vật: Họ Phi Lao (Casuarinaceae)
  • Nơi sống: Cây thường mọc trên các vùng đất đồi, đất cát ven biển nhiều nhất là vùng duyên hải miền Trung.
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ châu Úc
  • Bao gồm các loại cây: Có hai loại chính là Phi lao trắng (gỗ màu trắng, nhẹ, mềm) và cây phi tía (gỗ màu hồng, nặng, bền chắc hơn phi lao trắng)
Tìm hiểu về cây dương liễu
Cây dương liễu còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Phi lao

I. Đặc điểm của cây Dương Liễu

  • Hình dáng bên ngoài: Dương liễu là cây thân gỗ lớn thẳng đứng, vỏ ngoài màu nâu, nứt rồi bong ra thành những mảnh nhỏ với nhiều kích cỡ khác nhau. Cành lá xanh tốt rủ xuống tạo thành lùm cây um tùm.
  • Kích thước: Cây trưởng thành có chiều cao từ 20 – 25m, đối với cây có kích thước nhỏ trồng làm cảnh chỉ cao chừng 2 – 3m.
  • Phi lao
  • Cành: Cành dương liễu ở đoạn thân gốc thường to hơn và ngang, cành trên ngọn thường nhỏ dần và mềm hơn cong rủ xuống.
  • Lá: Lá cây thuộc dạng lá kim nhỏ và dài giống hình vảy mọc bao quanh các đốt của cành, lá dài 1 – 2mm màu xanh từ nhạt đến đậm tùy vào độ tuổi của cây và độ màu mỡ của đất.
  • Hoa: Hoa của cây dương liễu thuộc dạng đơn tính thường mọc theo cụm hình đuôi sóc. Hoa đực mọc vòng, gồm 1 nhị, lúc đầu ngắn sau kéo dài, còn cụm hoa cái mọc đơn độc ở ngọn các cành bên đính vào nách của lá bắc, 2 noãn, nhưng chỉ 1 noãn phát triển thành quả.
  • Quả: Quả dương liễu là dạng quả phức gồm rất nhiều quả nhỏ dính liền nhau hình bầu dục khi già màu nâu cứng hóa gỗ.

III Tác dụng của cây Dương Liễu

Cây dương liễu có tác dụng rất tốt đối con người cũng như môi trường xung quanh, hãy cùng đọc xem cây có những lợi ích gì nhé.

1. Tác dụng trang trí, làm cảnh

Hiện nay có 4 chủng cây dương liễu, trong đó có 3 chủng cây giống mới kích thước nhỏ thường được trồng làm cảnh bonsai, bóng mát. Còn chủng cây Casuarina equisetifolia đang được giới thiệu trong bài là cây gỗ ta vừa được trồng làm thuốc lại vừa mang lại nhiều lợi ích cho con người.

Cây dương liễu chủ yếu là trang trí ngoại thất, sân vườn, tạo cảnh quan đô thị, công viên, bờ hồ, ven đường phố… vừa tạo bóng mát lại vừa giúp điều hòa, thanh lọc không khí, giảm khói bụi cho môi trường trong sạch hơn.

Đối với câu dương liễu bonsai có thể trang trí được cả nội thất đối với những ngôi nhà có diện tích sử dụng rộng rãi, biệt thự… Tạo uy thế sang trọng cho gia chủ.

2. Tác dụng chữa bệnh

Bộ phận thường dùng để chữa bệnh là vỏ, lá, hoa và quả. Theo đông y, các bộ phận này của cây dương liễu có vị đắng, tính ôn đặc biệt có chứa chất kháng sinh có tác dụng làm phát hãn (làm ra mồ hôi) trong các trường hợp có sốt, giảm đau, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, đặc biệt vỏ cây còn chứa chất Tanin có tác dụng làm se niêm mạc giúp cầm máu rất tốt…

– Trong dân gian thường dùng rễ cây dương liễu làm thuốc chữa tiêu chảy và kiết lỵ.

– Lá cây dương liễu được dùng để đun nước tắm, xông hơi điều trị bệnh ngứa da, chàm, tổ đỉa..

– Quả được dùng tươi để chữa chàm ngứa bìu tinh hoàn..

3. Tác dụng khác

– Vỏ dương liễu có chứa dầu khi đun lên có màu nâu thường được dùng để nhuộm vải, nhuộm lưới đánh cá…

– Gỗ thường được dùng làm coppha trong xây dựng, chế biến lâm sản làm nguyên liệu cho giấy thô, đóng đồ gỗ dùng ngắn hạn, làm cọc tiêu, làm cột điện và làm củi than.

– Cây dương liễu còn được trồng rừng với mục đích chống xói mòn đất ở vùng núi cao và những vùng ven biển nước mặn để chống sạt lở bờ sông, bờ biển, ngăn mặn, chống bão cát…Đó là ưu điểm lớn nhất của cây đối với đời sống con người.

Tác dụng của cây dương liễu
Cây dương liễu còn được trồng rừng với mục đích chống xói mòn đất ở vùng núi cao và những vùng ven biển nước mặn để chống sạt lở

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Dương Liễu

1. Cách trồng cây

Cây dương liễu thường sống trên những vùng đất cát ven sông bồi đắp, ven biển nhiều nắng và gió. Do đó mà cây chịu mặn rất tốt nên việc trồng và chăm sóc cây cũng không quá khó đối với những vùng đất ẩm miền núi.

  • Nhân giống

Cây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt hoặc nhổ những cây tự mọc dưới tán những cây già. Sau khi thu hoạch quả cần bóc vỏ lấy hạt ngâm ướt cho hạt đủ độ ẩm nhất định đến khi nứt nanh mới đem gieo.

  • Yêu cầu về đất gieo và trồng

– Đất gieo hạt dương liễu phải được phải cày bừa tơi, đập nhỏ, lên luống nếu gieo trên đất bằng phẳng để tránh úng nước khi mưa to làm thối hạt. Rắc phân chuồng hoặc NPK lên luống rồi đảo đều, nếu đất khô có thể tưới ẩm bằng vòi xịt trước khi gieo hạt.

Nếu ươm hạt trong bầu cần trộn đất thịt ẩm pha cát với phân vi sinh hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục để đủ dinh dưỡng trong suốt quá trình ươm đến lúc tách cây trồng đất mới.

  • Thời vụ gieo, trồng

Có thể ươm hạt cây dương liễu ngay sau khi thu hoạch rồi phơi khô vừa tới, nếu khô quá sẽ làm hạt chậm nảy mầm. Hoặc cũng có thể để sang mùa vụ sau mới gieo và trồng luôn cùng năm, gieo trồng được quanh năm. Có thể gieo từ tháng 1 – 10 đối với miền Bắc tránh mùa lạnh nhiệt độ thấp dưới 150C, đối với miền Nam nên gieo khi có mưa.

  • Cách trồng

Sau khi cây dương liễu ươm đã đủ điều kiện trồng có chiều cao khoảng 30 – 50cm, cây cứng cáp là đem trồng nơi thích hợp.

Hố trồng cây dương liễu phải theo quy cách (60 x 60 x 60) cm, khi đào hố phải để phần đất mặt riêng 1 bên và 3 phần đất đáy hố để một bên. Có thể cuốc hố trước rồi ủ phân chuồng trước một tháng hoặc vừa cuốc hố vừa lót phân và kết hợp trồng cây.

  • Mật độ trồng

Nên trồng cây dương liễu với mật độ như sau: hàng cách hàng là 2 – 4m, cây cách cây 2m, nếu là chất đất thịt hoặc nếu đất có đá tảng trên mặt nên trồng cách thưa tránh đá.

  • Kỹ thuật trồng cây

Cho lớp đất mặt xuống đáy hố, xé bỏ túi bọc bầu, một tay giữ cho cây dương liễu thẳng đứng tay còn lại lấp đất và nén chặt xung quanh gốc để cây không bị nghiêng đổ. Nếu đất dốc thì không nên lấp gốc dày quá mà để lõm phần đất quanh gốc xuống để đón mùn khi có mưa lớn. Ngược lại nếu đất bằng phẳng thì lấp đất nhô cao lên tạo thành mô để thoát nước nhanh khi mưa.

Cây dương liễu: Cách trồng
Sau khi cây dương liễu ươm đã đủ điều kiện trồng có chiều cao khoảng 30 – 50cm

2. Cách chăm sóc cây

Sau khi trồng cần tưới nước thường xuyên mỗi ngày từ 1 – 2 lần bởi cây con phải đủ độ ẩm mới sinh trưởng được.

Sau khi trồng từ 2 – 3 tuần nếu cây dương liễu có biểu lá vàng, héo hoặc chết thì nhổ bỏ cây rồi trồng dặm bằng cây khác cho kịp lứa. Khi dặm phải chọn cây con có tiêu chuẩn tốt nhất và trồng dặm vào những ngày có mưa ẩm hoặc thời tiết thuận lợi nhất.

Cây dương liễu thích hợp trồng ở những nơi thông thoáng, nhiều nắng gió, thích nghi tốt với môi trường tự nhiên nên việc chăm sóc cây cũng không quá khó.

Khi thấy cây trưởng thành có hiện tượng bị vàng lá thì nên đào gốc xem phần rễ có bị thối đen hay không, nếu có thì cạo phần rễ thối đó và bôi thuốc. Loại thuốc cụ thể như sau: Ridomil gold, Alimet để phòng và chữa thối rễ và xì mủ cây.

Cây Dương liễu hay Phi lao là loài cây được trồng phổ biến ở vùng ven biển nước ta, cây được coi là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái rừng. Chúng có giá trị đặc biệt trong nhiều lĩnh vực như: làm thuốc chữa bệnh, làm cảnh, cân bằng hệ sinh thái, tránh xói mòn và sạt lở đất. Hơn nữa, trong văn học nước nhà thì hình ảnh những hàng cây phi lao đã in sâu vào trái tim và tâm thức của người dân Việt vô cùng đẹp đẽ.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Cây Liễu Biển