Cây Giống Chanh Không Hạt

Mục lục1 Giới thiệu giống chanh không hạt:2 Hướng dẫn kĩ thuật trồng cây canh không hạt xuất khẩu:

  • Yêu cầu đất trồng chanh không hạt
  • Thời vụ trồng chanh không hạt
  • Mật độ trồng chanh không hạt
  • Bón phân và chăm sóc cây chanh không hạt
  • Xử lý ra hoa ở chanh không hạt
  • Bón dưỡng lại cây chanh không hạt sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành
  • Phòng và trị bệnh cho chanh không hạt

3 Địa điểm mua cây giống chanh không hạt

1 Giới thiệu giống chanh không hạt:

Chanh không hạt, Chanh Giấy Lim Ca, Chanh Mĩ , Chanh Không Hạt Mĩ có tên gọi tiếng anh là Persian Lime. Đặc điểm của cây chanh không hạt là cây không gai, thích hợp và sinh trưởng tốt với khí hậu Việt Nam Hoa chanh không hạt mọc thành chùm, cánh hoa có màu trắng, dạng quả hơi dài, có vị chua và thơm. Giống chanh không hạt ít gai ở thân và quả giống với quả chanh truyền thống. Khi cành ở giai đoạn thành thục thì các gai bị thoái hóa, cây cho quả sai, một chùm cho 7-8 quả. Từ năm thứ 3 – 4 sẽ cho năng suất cao hơn. Chanh không hạt sẽ cho thu hoạch trên 10 năm mới bị thoái hóaCây có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt). Chanh không hạt là cho trái quanh năm. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác Chanh không hạt dễ trồng, ít bị sâu bệnh lại cho trái quanh năm, thời gian từ trồng đến thu hoạch là 18 tháng. Trung bình một cây sẽ cho khoảng 40 kg, năng suất trung bình khoảng 30 - 40 tấn trái/ha/năm, bán với giá dao động từ 20 - 30.000 đồng mỗi kg, trừ chi phí nông dân còn lãi trên 400 triệu đồng một ha.Chanh không hạt là một trong số những nông sản có giá trị xuất khẩu cao và đầu ra ổn định. Dưới đây là hướng dẫn trồng chanh không hạt theo hướng xuất khẩu.

2 Hướng dẫn kĩ thuật trồng cây canh không hạt xuất khẩu:

Yêu cầu đất trồng chanh không hạt

Chanh không hạt có khả năng thích nghi rộng với môi trường sống nên việc chọn đất trồng cây Chanh cũng không phải là yêu cầu quá khó. Chanh không hạt thích hợp với mọi loại đất chỉ cần đất không bị ngập úng và có nước tưới vào mùa khô là đủ. Nhưng để cây Chanh phát triển tối ưu nhất thì nền đất tốt cũng là vấn đề được ưu tiên hơn. Do đó, đất phù hợp nhất là đất thịt tơi xốp, có nhiều mùn. Cần có biện pháp chống úng và chống hạn cho cây ngay từ lúc này.

Thời vụ trồng chanh không hạt

Chanh không hạt có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ Đông Xuân trồng vào tháng 2 - 3, vụ Thu Đông trồng từ tháng 8 - 10.Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt chúng ta cần đào hố trước từ 1-2 tháng, vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm.Đào mương liếp: Để tăng hệ số sử dụng đất thì đào mương rộng trung bình là 1,8m - 2m. Tuy nhiên kích thước mương còn tùy thuộc vào tầng canh tác sâu hay cạn.hi đất ruộng lên vườn hoặc vườn tạp cải tạo thường áp dụng kỹ thuật lên liếp dạng cuốn chiếu hoặc kiểu mô. Để cho cây Chanh phát triển tốt, năm đầu khi lập vườn, chúng ta nên trồng những cây chịu được pH thấp: mía, khóm...sau đó mới trồng Chanh.

Mật độ trồng chanh không hạt:

Do trồng xen nên mật độ cây rất biến động, trong khoảng 40-100 cây/công (1.000m2), trung bình là 70 cây/công.Khoảng cách trồng của Chanh là (4m x 4m) hoặc (5m x 5m). Khoảng cách này thay đổi tuỳ thuộc có trồng xen canh hay là thâm canh.Sau đó cần chuẩn bị lượng phân bó có thể như sau: Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg; phân lân 0,5 kg; kali 0,1kg; vôi bột 1 – 1,5 kg.Trộn đều lượng phân với đất, tưới nước, khoảng 10-15 ngày sau là trồng được. Đất làm mô trồng thường là đất mặt hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mô nên cao 30-40cm và đường kính mô khoảng 80-100cm. . Khi trồng, cho một lớp phân đã trộn với đất vào hố sao cho khi đặt bầu cây thì mặt bầu ngang bằng mặt mô, dùng dao cắt đáy bầu, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và lấp đất lại, tưới nước. Để đủ đất cho bộ rễ phát triển, hàng năm chúng ta cần phải đắp đất thêm cho mô. Khi đặt cây phải để xoay mắt ghép (nếu là cây ghép) hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh. Sau trồng nên cắm cọc giữ chặt cây con nhằm tránh gió, mưa lung lay bộ rễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Chú ý không được lấp đất đến vị trí mắt ghép.

Bón phân và chăm sóc cây chanh không hạt

Vì mỗi năm cây Chanh không hạt cho ra trái 4 đến 5 lần nên việc xử lý ra trái vụ là không cần thiết mà cần nhất là phân bón cho đủ để cây ra hoa, nuôi trái, phát triển. Chú trọng nhất là lượng lân và Kali cho cây. Đây là 2 yếu tố liên quan đến sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra cần bón Canxin đều hàng tháng để quá trình vận chuyển và hấp thụ bên trong cây diễn ra thường xuyên và cũng là yếu tố hạn chế bệnh tật trong vườn. Đa số rễ Chanh mọc cạn, nhiệt độ của đất cao trong mùa hè ảnh hưởng đến bộ rễ cây có múi, cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng mùn đáng kể. Có thể trồng xen hoa màu (Bắp, đậu, khoai…) khi cây còn tơ.Chanh rất mẫn cảm với nước, nếu mực nước trong mương quá cao có thể gây úng và thối rễ cây. Vì vậy, cần để mực nước trong vườn cách mặt liếp 40-60cm. Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn, vào mùa mưa mực nước trong vườn thấp nhất và cách mặt liếp 70-90cm. Là đưa lớp bùn non dưới mương lên mặt liếp dày khoảng 2cm.Ưu điểm: Cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây; nâng cao dần tầng canh tác; vét sình có thể kết hợp với việc xiết nước xử lý ra hoa.Nhược điểm: Xác bả thực vật chưa kịp phân hủy hoàn toàn sẽ bị đưa lên liếp; thông qua vét sình vô tình đưa tầng phèn tiềm tàng lên liếp gây ngộ độc; để khắc phục những nhược điểm này, chúng ta có thể vét sình hai năm /lần hoặc sình được đưa lên liếp và tập trung một chỗ cho khô hoàn toàn mới bón cho cây.Khi đến mùa thu hoạch, nhưng giá cả thấp thì có thể neo trái trên cây bằng cách dùng các loại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Auxin, gibberellin…phun lên cây. Biện pháp này có thể neo trái được 15-30 ngày. Song neo trái quá mức có ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và tuổi thọ của cây.

Xử lý ra hoa ở chanh không hạt

Cây Chanh thường phân hóa mầm hoa trong điều kiện khô hạn, vì vậy, khi cây thiếu nước trong một thời gian (nhất là mùa nắng) rồi tưới thì cây có khuynh hướng ra hoa. Do đó, có thể tạo sự khô hạn cho cây Chanh ra hoa đồng loạt bằng biện pháp bà con hay gọi là “ xiết nước”.Xiết nước ra hoa có ưu điểm: Cây ra hoa đồng loạt; tổng thu nhập kinh tế một lần cao, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân, thu hoạch.Nhưng có các nhược điểm là: Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nứơc, cây mau già cỗi.

Bón phân cho cây chanh không hạt

Cây Chanh cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác. Tuy nhiên tùy theo đất, giống, giai đoạn sinh trưởng mà tính toán lượng phân cung cấp hàng năm cho cây thích hợp.Khi cây còn tơ năm 1, có thể dùng Phân Hữu Cơ Vi Sinh Vật Chức Năng HUMIX bón hai lần/năm, mỗi lần từ 2 kg -3kg/cây. Đối với cây Chanh ở giai đoạn kinh doanh cần chú ý bón phân vào các thời kỳ sau: Trên cây Chanh ở vào thời kỳ kinh doanh (đã cho trái ổn định) sử dụng Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Chuyên Dùng Cây Có Múi bón với lượng tử 1,5kg - 2kg cho mỗi cây một lần, bón từ 3-4 lần vào các thời điểm:

Trước khi trổ hoa: Giúp cây phân hóa mầm hoa nhanh.

Sau khi đậu trái và thời kỳ nuôi trái phát triển

Bón dưỡng lại cây chanh không hạt sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành... .

Số lần bón có thể thay đổi từ 4-6 lần/năm, chủ yếu tập trung vào giai đoạn kích thích ra hoa và nuôi trái của cây.Việc sử dụng phân hữu cơ cần chú ý là phân phải được ủ đúng cách nhằm hạn chế tối mầm bệnh trong phân. Vì vậy, nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, sinh học để bón cho Chanh như bón thúc bằng Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Chuyên dùng cho Cây Có Múi vừa nói ở trên, bón lót trước khi trồng hoặc bón xả sau thu hoạch bằng Phân Hữu Cơ Vi Sinh Vật Chức Năng HUMIX thay cho các loại phân khác (quy trình xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng vi sinh vật an toàn cho cây trồng và đảm bảo hiệu quả về mặt dưỡng chất).

Ngoài ra, trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây bổ sung thêm Phân Bón Qua Lá HUMIX Chất Lượng Cao. Nếu Phun thì pha với tỷ lệ 1/200 ( tức là 1 lít phân HUMIX pha với 200 lít nước sạch) phun lên toàn bộ cây. Hoặc dùng để tưới gốc thì pha với tỷ lệ 1/100 ( 1 lít phân HUMIX pha với 100 lít nước.

Các bước tiến hành tạo tán cho chanh không hạt:

Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-60cm thì bấm bỏ phần đọt, mục đích để các mầm ngủ phát triển, sau đó chỉ chọn 3-5 cành phát triển theo các hướng đồng đều. Từ cành này sẽ hình thành các cành cấp 2, cấp 3…cây sẽ có bộ tán tròn, đều và cân đối, khi vào thời kỳ kinh doanh sẽ cho năng suất cao, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cũng như thu hoạch.

Tỉa cành: Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã mang quả (thường rất ngắn, khoảng 10-15cm), cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau.

Phòng và trị bệnh cho chanh không hạt

Trong kỹ thuật trồng câyChanh không hạt đạt hiệu quả cao thì việc phòng bệnh cũng hết sức quan trọng. Để phòng bệnh một cách tốt nhất đó là tỉa cành. Đây là công đoạn ảnh hưởng đến năng suất và dịch bệnh trong vườn nên thường xuyên kiểm tra bấm bỏ những cành già, yếu, hướng nội. Đây là những cành kém phát triển nên sẽ là khâu yếu nhất để các bệnh trên thân xâm nhập mà điển hình nhất là sâu đục thân.- Cây giống Chanh Không Hạt nhân bản bằng phương pháp vô tính hình thức ghép cành hoặc chiết cành - Cây giống Chanh Không Hạt đủ tiêu chuẩn đem trồng :+ Với cây ghép đạt tiêu chuẩn cao từ 30-40cm, cây ghép mắt ghép liền, cành ghép đã có lá mầm, lá lộc nẩy rõ. Chiều cao mắt ghép tối thiểu 15 cm. Chú ý khi trồng chỉ cần để từ 2-4 mắt mầm là tốt nhất.+ Với cây chiết đạt tiêu chuẩn cao từ 40 - 60 cm, cành bánh tẻ, khỏe mạnh không sâu bệnh. - Ngoài giống Chanh Không Hạt hiện tại trung tâm cây giống học viện nông nghiệp còn cung cấp một số loại cây giống chanh khác như : Chanh đào, Chanh tứ quí anh Bách, Chanh Ngón Tay, Chanh Cẩm Thạch,Chanh não khỉ,...

3 Địa điểm mua cây giống chanh không hạt

Từ khóa » địa Chỉ Bán Chanh Không Hạt ở Hà Nội