Cây Giống “lên Ngôi”
Có thể bạn quan tâm
Cây giống “lên ngôi”
Đợt hạn mặn vừa qua, khiến gần 160ha đất sản xuất cây giống ở huyện Chợ Lách bị thiệt hại. Bù vào đó, so với cùng kỳ năm vừa qua thì hiện tại cây giống đang có giá cao gấp 2-3 lần.Giống truyền thống
Hai bên QL.57 thuộc địa phận Chợ Lách, sáng chiều luôn nhộn nhịp cảnh vận chuyển cây giống theo đường thủy, đường bộ xuất đi trong và ngoài nước. Cây giống ở Chợ Lách được sản xuất nhiều ở các xã: Hưng Khánh Trung B, Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Phú Sơn, Long Thới. Các loại cây giống được sản xuất nhiều là xoài, sầu riêng, bưởi, cam, quýt, mít, chôm chôm, măng cụt. Hiện tại, toàn huyện Chợ Lách có 31 làng nghề sản xuất cây giống – hoa kiểng.
Ông Phong với sản phẩm giống dừa xiêm lùn. (Ảnh: Hoàng Vũ)
Ông Đặng Văn Dũng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Khánh Trung B, phấn khởi: Nguyên nhân chính khiến giá cây giống lên ào ào do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đặt mua với số lượng lớn từ nay đến 2-3 năm tới. Tập đoàn này trước mắt mua các giống xoài, bưởi, cam, quýt, sầu riêng. Từ đó, nhiều nông dân đang đầu tư vào sản xuất cây giống. Năm 2016, có 50 hộ mới vào nghề, nâng toàn xã lên hơn 250 hộ làm cây giống. Xã có trên 200 hộ thu về hơn 100 triệu đồng/năm trở lên nhờ sản xuất cây giống.
Theo chân ông Đặng Văn Dũng chúng tôi, đi qua nhiều vườn cây ăn trái, vườn dừa, đến hộ ông Nguyễn Văn Trạng ở ấp Tân Trung của xã. Ông Trạng dẫn chúng tôi vào vườn cây giống (cây xoài), giới thiệu: Hàng năm, từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch là thời gian bán cây giống. Hai tháng qua, ông đã bán 70.000 cây xoài, 30.000 cây bưởi, 40.000 cây cam, tổng thu về khoảng 2 tỷ đồng. Hiện tại, ông còn 80.000 cây xoài làm gốc ghép, trong đó đang ghép 10.000 cây. “Gia đình tôi có 14 công đất làm cây giống. Không ngờ năm nay, cây giống lên giá gấp 2-3 lần so với năm trước. Thấy ham quá” – ông Trạng cho biết thêm.
Chia tay ông Trạng, chúng tôi đến với hộ ông Trần Thanh Phong ở ấp Phú Hưng, xã Hưng Khánh Trung B. Hầu hết các hộ sản xuất cây giống ở Chợ Lách sản xuất cây ăn trái, nhưng ông Phong cũng sản xuất cây giống mà chủ yếu là cây dừa (dừa xiêm lùn). “Từ nhỏ đến lớn, tôi rất yêu thích cây dừa. Từ đó, tôi mở trại sản xuất cây dừa. Số ít còn lại là cây giống ăn trái (bưởi, xoài, sầu riêng). Từ năm 2014 đến nay, tôi bán được 70.000 cây giống các loại, trong đó có 60.000 cây dừa xiêm lùn. Hai tháng vừa qua, bán được 3.000 cây dừa xiêm lùn đi Đồng Tháp, thu về 75 triệu đồng” – ông Phong khoe.
Xã Phú Sơn vừa qua cũng bị hạn, mặn. Hiện nay, nhà vườn Phú Sơn tập trung sản xuất cây giống để bán đi trong và ngoài nước. Nghề sản xuất cây giống đã có ở Phú Sơn hơn 60 năm. Toàn xã có 5 làng nghề sản xuất cây giống – hoa kiểng, với khoảng 1.500 hộ tham gia. Hàng năm, Phú Sơn sản xuất khoảng 1,6 triệu cây giống (chủ yếu là xoài và sầu riêng).
Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm nay, nhiều hộ ở Phú Sơn trúng giá cây giống sầu riêng (cây nguyên liệu để làm gốc ghép có đường kính 2cm giá 20.000-25.000 đồng/cây, nếu ghép lên cao 3-4 tấc được 60.000-70.000 đồng/cây. Xoài cao 6-7 tấc giá 20 ngàn đồng/cây. Bưởi lên 2 cơi đọt giá 20.000-30.000 đồng/cây.
Ông Thảo cho biết: “Giống na Thái phát triển rất mạnh, vừa nuôi cây ghép vừa cho trái, nhưng làm cây giống thì tôi bỏ trái”. (Ảnh: Hoàng Vũ)
Chỉ riêng cây sầu riêng làm gốc ghép lên giá liên tục: Năm 2013 giá từ 10-12 ngàn đồng/cây, đến năm 2015 lên 19.000 đồng/cây, hiện tại thời điểm này lên 30 ngàn đồng/cây. Hầu như tất cả các loại cây giống đang lên giá gấp 2-3 lần so với năm 2015. Cây mít, 2 năm trước chỉ 5.000 đồng/cây, bây giờ lên 15.000 đồng/cây. Phú Sơn hiện có khoảng 50 hộ thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm. Thậm chí có hộ thu khoảng 1 tỷ đồng nhờ sản xuất cây giống, như hộ ông Nguyễn Văn Hiếu ở ấp Lân Đông sản xuất khoảng 120.000 cây sầu riêng để làm gốc ghép thu về khoảng 2 tỷ đồng, còn ông Sơn ở ấp Mỹ Sơn Tây sản xuất 100.000 cây sầu riêng làm gốc ghép có thương lái đang trả giá 1 tỷ đồng nhưng ông chưa chịu bán vì đợi giá lên nữa. Thế nhưng có hộ cũng sợ rủi ro trong sản xuất cây giống, nên sau khi ghép sầu riêng ra tược non được 5cm là bán ngay.
“Ba năm nay, sản xuất cây giống sầu riêng luôn có lời, an toàn nhất vẫn là sản xuất cây nguyên liệu để làm gốc ghép” – ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết thêm.
Giống mới
Ngoài những cây giống mang tính truyền thống ở địa phương, hiện nay, Chợ Lách có một số hộ sản xuất cây giống theo hướng “đi tắt đón đầu”. Như hộ ông Lê Văn Thảo (Chủ cơ sở cây giống Bảy An) ở ấp An Thạnh, xã Long Thới, 8 năm trước ông sản xuất khoảng 15.000 cây dừa xiêm lùn xuất đi trong và ngoài tỉnh. Vài năm sau, ông có ý nghĩ táo bạo là phải “đi tắt đón đầu”, có nghĩa là sản xuất giống mới ngoại nhập.
“Năm 2012, tôi sang Vĩnh Long tìm mua mãng cầu xiêm Thái (trái to). Từ đó, bỏ sản xuất dừa xiêm lùn. Hiện tại, tôi tập trung sản xuất cây giống na Thái với diện tích khoảng 3ha, năm 2015 xuất đi khoảng 500.000 cây na Thái chủ yếu ra miền Trung và miền Bắc. Đã xuất đi Hàn Quốc được 40.000 cây na Thái. Năm 2016, dự định sản xuất gần 1 triệu cây” – ông Thảo không giấu được niềm vui.
Hiện nay, ông Thảo đang sản xuất gần 800.000 cây na Thái để bán cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Loại cây này rất dễ trồng, không kén đất, kháng sâu bệnh, sau 12-15 tháng là cho thu hoạch trái. Ngồi tiếp chuyện với chúng tôi cứ khoảng 15 phút là ông trả lời điện thoại của khách hàng tư vấn về cây na Thái. Một nông dân ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đặt mua 100 cây na Thái về trồng. Gần 11 giờ 30 khi chúng tôi ra về thì 2 khách hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh đến tham quan trại sản xuất cây na Thái của ông Thảo để đặt mua khoảng 50.000 cây mang về trồng ở Đồng Nai. Khách hàng đến mua na Thái về trồng, ông Thảo hướng rất kỹ về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc.
Không chỉ chuyên sản xuất cây na Thái, hiện nay ông Thảo cũng đang sản xuất cây giống khác như bưởi da xanh ruột đỏ, bưởi da vàng ruột đỏ, bưởi da hồng ruột đỏ (đang nhân giống khoảng 2.000 cây cho 3 loại bưởi); 1.500 cây cam Cara ruột đỏ không hạt xuất xứ tại Úc (có tác dụng ngừa một số bệnh); đang trồng 25 cây nhãn Úc để nhân giống (nhãn này không gãy đổ, không bị chổi rồng, không cần xử lý ra hoa, mỗi chùm trái nặng khoảng 5kg).
Nói về sản xuất cây giống ở Chợ Lách, ông Phạm Hoàng Hiệp – Bí thư Huyện ủy nhận xét: “Đúng là cây giống đang “lên ngôi”, nhà vườn mau làm giàu, nhưng đây chỉ là giai đoạn nhất thời. Do đó, nhà vườn vừa sản xuất cây giống vừa giữ lấy vườn cây ăn trái. Qua đó, giữ lấy sản lượng và thương hiệu của cây giống và trái cây nổi tiếng của Chợ Lách”.
Từ khóa » Trái Cây Giống Lê Văn Thảo
-
Trang Trại Cây Giống Lê Văn Thảo - Posts | Facebook
-
Trung Tâm Giống Cây Trồng Lê Văn Thảo - Home | Facebook
-
Thăm Vườn ươm Nhân Giống Cây Lê Văn Thảo - Bến Tre - YouTube
-
Tham Quan Trại Cây Giống Lê Văn Thảo - YouTube
-
Gặp Người đưa Giống Trái Cây Việt Xuất Ngoại
-
Lê Văn Thảo - Cây Giông Cung Cấp Cho Thị Trường
-
Anh Lê Văn Thảo (Bến Tre) Tỷ Phú Cây Giống Mãng Cầu - 2lua
-
Anh Lê Văn Thảo Trở Thành Tỷ Phú Nhờ Sản Xuất Cây Giống Mãng Cầu
-
Cây Giống Lê Văn Thảo - Long Thới - Tay Ninh Group
-
Lão Nông Thu Hơn 1 Tỷ Mỗi Năm Nhờ Sản Xuất Cây Giống - Dân Trí
-
Bến Tre: Giống Mít đỏ Của Nước Nào đang "gây Sốt", Dân Chợ Lách ...