Cây Giống Sưa đỏ - Cây Giống Chuẩn - Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cây gỗ sưa đỏ
  • Nguồn gốc đặc điểm khu vưc phân bố cây gỗ sưa
  • Giá trị kinh tế gỗ sưa
  • Cách nhận biết sưa trắng sưa đỏ và phân biệt gỗ sưa.
  • Hướng dẫn cách trồng chăm sóc cây gỗ sưa
  • Đặc điểm và địa điểm mua cây giống gố sưa

Nguồn gốc đặc điểm khu vưc phân bố cây gỗ sưa

Nguồn gốc:

  • Cây sưa có tên gọi khác là :cây gỗ sưa, cây huỳnh đàn, cây trắc thối, cây huê, là cây trồng thuộc họ đậu.
  • Cây được trồng nhiều ở vỉa hè hoặc công viên là loại gỗ có giá trị kinh tế cao.
  • Cây được dùng để làm cây bóng mát, hút khí độc hại trả lại bầu không khí trong lành,
  • Giá trị tốt nhất của cây gỗ sưa là làm hàng gia dụng bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài, ông địa..
cây to cây sưa đỏ (7)

Đặc điểm cây gỗ sưa:

  • Cây sưa là cây gỗ lớn, ưa sáng, sinh trưởng trung bình.
  • Cây trưởng thành có chiều cao cây lên tới 20 mét, đường kính đến 0,8 mét
  • Trong 1-2 năm đầu cây sinh trưởng rất nhanh; cây vươn dài tới 4-5m và uốn cong như cần câu, đến cuối tuổi 3 sang tuổi 4 cây sẽ tự vươn thẳng.
  • Cây sưa rất dẻo và dai, chống chịu bão gió rất tốt, cành sưa không bao giờ bị gẫy nếu bị nghiêng một thời gian sau lại tự thẳng lại được.
gỗ cây sưa đỏ (3)

Khu vực phân bố

Cây sưa được gây trồng tại một số tỉnh ở miền Bắc như: Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên...

Giá trị kinh tế gỗ sưa

Sưa có 2 loại:

  • Sưa đỏ có đặc điểm là hoa có màu vàng, lá mọc so le, thân cây mốc, sù sì và quả chùm, khi chín quả không tự tách.
  • Giống sưa trắng có đặc điểm là hoa có màu trắng, lá mọc đối xứng, thân cây xanh, nhẵn, quả đơn khi chín tự tách.

Hiện nay trên thị trường chỉ thu mua gỗ sưa đỏ, vì vậy người dân khi trồng cần lựa chọn đúng giống sưa đỏ.

Cách nhận biết sưa trắng sưa đỏ và phân biệt gỗ sưa.

  • Gỗ sưa đỏ có màu đỏ bã trầu.
  • Vân gỗ sưa nổi lên từng lớp đặc trưng rất đẹp.
  • Thớ gỗ vừa mịn vừa nhỏ có màu hồng đỏ, thi thoảng xen vào đó là thớ gỗ màu đen.
  • Gỗ sưa đỏ có vân 4 mặt chứ không phải 2 mặt như sưa trắng, khi đưa ra ánh sáng thấy có màu óng ánh 7 màu
  • Dùng giấy ráp đánh, hoặc dùng dao sắc cạo mạnh sạch bụi khi thấy xuất hiện màu đỏ thì ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm ngát mùi trầm, dễ chịu, sảng khoái, hoặc đốt trong phòng kín khói tỏa hương rất thơm, tàn tro màu trắng ngà.
  • Tâm gỗ sưa có màu nâu đỏ hoặc màu tím nâu, khi tuổi đời của cây sưa đỏ tăng lên thì gỗ của nó trở thành màu đỏ sẫm như Bã Trầu, thường có sọc màu nâu sẫm, sáng bóng, có hương thơm quyến rũ
  • Kết cấu gỗ so le, hình thành một cách tự nhiên, mẫu đẹp.
  • Gỗ cây sưa đỏ làm đồ nội thất tuyệt đẹp, màu sắc sâu, thanh lịch cao quý, mạnh mẽ và bền, hàng trăm năm không biến dạng, không mất mùi thơm và màu sắc càng để lâu càng đẹp.
  • Giá 1 kg lõi gỗ sưa đỏ loại đẹp có giá dao động từ 5-7 triệu đồng, (giá thu mua thương lái Trung Quốc)
sản phẩm cây sưa đỏ (8)

Hướng dẫn cách trồng chăm sóc cây gỗ sưa

Yêu cầu thổ nhưỡng:

Cây sưa đỏ có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đồi có độ dốc trung bình, đất đỏ, đất thịt nhẹ, đất pha cát và đất đồi đá sỏi.

Mật độ trồng

  • Trồng tập trung: Mật độ 800 cây/ha (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m).
  • Trồng hỗn giao với cây bản địa khác Cây sưa có thể trồng hỗn giao với các loài cây lá rộng bản địa khác: trám, lim, chò đen... tùy điều kiện có thể trồng thưa hơn

Chuẩn bị đất trồng:

  • Đào hố trước khi trồng 15 ngày
  • Kích thước hố 40x40x40cm, lượng phân bón lót 0,2kg NPK(5:10:3)/hố hoặc 0,5kg phân vi sinh/hố, trộn đều phân với lớp đất mặt cho xuống đáy hố.

Thời vụ trồng:

Trồng vào 2 vụ chính: Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4. Vụ thu từ tháng 7 đến tháng 9.

Cách trồng

Người trồng dùng dao hoặc kéo xé túi bầu ni lông, đặt bầu cây xuống hố, điều chỉnh cây đứng thẳng và tiếp tục lấp đất cho đầy hố, có thể dùng tay hoặc chân giẫm chặt xung quanh gốc cây, tránh làm vỡ bầu.

Chăm sóc cây sưa đỏ:

  • Trong 3 năm đầu, cây cần được chăm sóc, làm cỏ quanh gốc, đảm bảo không bị cỏ dại chen lấn và tạo nguồn quang hợp.
  • Mỗi năm, người dân nên bón phân 2 - 3 lần.
  • Lượng phân bón là 0,1 - 0,2kg NPK(5:10:3)/cây.
  • Những năm sau, cây vẫn cần được chăm sóc, làm cỏ 1 - 2 lần/năm và có thể bón thêm phân với lượng tăng từ 0,1 - 0,2kg NPK (5:10:3)/cây.
  • Lưu ý: Trong 1 đến 2 năm đầu, cây sưa sinh trưởng, phát triển nhanh, có nhiều cành nhánh và ngọn thường bị cong, vì vậy cần tỉa bớt cành, nhánh, chỉ để lại một thân khỏe và phát triển tốt.Bà con có thể dùng cọc cắm làm giá đỡ cho phần ngọn bị cong, giúp cho cây có tư thế thẳng đứng.
  • Cây đạt 3 - 4 tuổi sẽ tự vươn thẳng đứng.
  • Khi cây phát triển bình thường, bà con có thể không bón hoặc bón rất ít phân vì sưa đỏ là cây họ đậu, bộ rễ có thể tự tổng hợp Nitơ để giúp cây phát triển.
  • Sức phát triển của sưa đỏ mạnh hơn các loại cây gỗ cùng nhóm và cho thu hoạch sớm hơn rất nhiều.

Khai thác gỗ Sưa đỏ:

  • Cây sưa trồng từ 8 - 10 năm có thể cho thu hoạch gỗ.
  • Sau 4, 5 tuổi cây bắt đầu hình thành lõi (cây có lõi gỗ màu nâu sẫm).
  • Những thành phần có lõi của cây ở cành, ngọn đều được tận dụng để bán.

Đặc điểm và địa điểm mua cây giống gỗ sưa đỏ.

Cây gieo hạt trong bầu sau 45 ngày và cây con được 2-3 nhánh lá cây đạt 15-20 cm

cây sưa đỏ (1)cây sưa đỏ (4)

Từ khóa » Sưa Lõi đỏ