Cây Gù Hương (Sá Xị)
Có thể bạn quan tâm
GIỐNG CÂY GÙ HƯƠNG VIỆT NAM(XÁ XỊ) Tên khoa học: Cinnamomum balansae Lecomte.
Họ: Long não Lauraceae.
Đặc điểm hình thái của cây Gù hương:
Cinnamomum balansae là dòng gỗ gù hương quý của Việt Nam, ít thấy trên thế giới. Ưu điểm nổi trội của giống Gù hương này là trong gỗ có hàm lượng tinh dầu rất lớn nên có hương thơm mạnh và lưu giữ được mùi hương lâu.
Cây gỗ to, nhanh lớn, cao tới 50 m, đường kính thân 0,7 - 1,2 m. Lá mọc cách, hình trứng,thường xanh, dài 9 - 11 cm, rộng 4 - 5 cm, thót nhọn về hai đầu. Cụm hoa dài 4 - 5 cm, cuống hoa dài 1 - 4 mm, phủ lông. Quả hình cầu, đuờng kính 8 - 10 mm, đính trên đế hoa hình chén. Tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành.
Giống Cây Gù Hương
Trong thân và lá Gù hương có tinh dầu, với thành phần chính là long não. Gỗ tốt, không bị mối mọt, có mùi long não nhẹ nên được ưa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà như tủ, bàn ghế, đồ mỹ nghệ cao cấp, lục bình...
Là loài cây quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam. Khả năng tái sinh kém, Thời Pháp thuộc lại bị chặt lấy gỗ và nấu tinh dầu nhiều nên số lượng cây hiện nay còn lại rất ít. Loài này được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R) và Danh mục Thực vật rừng, Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Gù Hương 2 Năm Tuổi
Giá trị của cây gù hương:
Ngày nay gù hương ngày càng trở nên quý hiếm là do phần lớn số cây đã bị khai thác gỗ vào mục đích thương mại, số cây còn lại rất ít và mọc rải rác. Gù hương có giá trị kinh tế rất cao hơn nhiều loại gỗ quý khác và được xếp vào loại hiếm. Gỗ Gù hương được bán với giá 20 -25 triệu đồng/m3 gỗ tròn.
Tinh dầu Gù hương (dầu Xá xị) đã được khai thác từ thời Pháp thuộc. Cách đây hơn 10 năm dầu gù hương được bán tại lò chưng cất với giá trên 1 triệu đồng/lít. Hiện nay, dù Nhà nước đã cấm triệt để việc khai thác nhưng cây Gù hương vẫn đang bị khai thác mang tính tận diệt. Với mục tiêu là bảo tồn và phát triển cây Gù hương trên đất Yên Bái, bảo tồn nguồn gen hướng tới công tác cải thiện giống cây Gù hương để bổ sung loài cây trồng quý hiếm vào cơ cấu cây lâm nghiệp của tỉnh. Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ đã tiến hành thực hiện đề tài cấp nhà nước về Bảo tồn và phát triển giống gù hương Cinnamomum balansae - Một loại cây lâm nghiệp quý giá đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm cán bộ đã đi điều tra khảo sát ở 3 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang. Cây giống có tỉ lệ nảy mầm và sinh trưởng cao nhất tại tỉnh Yên Bái. Nhóm đề tài quyết định sử dụng cây đưa vào khai thác nguồn giống và ươm nhân giống tại thành phố Yên Bái.
Gù Hương 9 Năm Tuổi (Cây to vanh 147cm)
Hiện nay Đề tài đã xây dựng được 0,6 ha vườn cây gia đình anh Trần Hoàn tại Văn Phú - TP Yên Bái (0387.072.577) và tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, hiện tại cây trồng sinh trưởng tốt.
Mọi thông tin liên hệ mua giống cây Gù hương
Thôn 4 - xã Văn Phú - TP Yên Bái - Yên Bái
KS Trần Hoàn: 0387072577
ZL, FB: 0387072577
Email: tranlehoan.edu@gmail.com
Xem thêm:
- Kĩ thuật ươm hạt Gù Hương
- Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Gù Hương
Cây Quế - Cây Bách Xanh - Cây Tre Ngọt - Cây Trai Lý - Cây Táu - Cây Sưa Đỏ - Cây Sến - Cây Nghiến - Cây Mun Sừng - Cây Tếch - Cây Sao Đen - Cây Giáng Hương - Cây Gáo Vàng - Cây Re Gừng - Cây Chò Chỉ - Cây Đinh Thối
Từ khóa » Cây Gù Hương Xá Xị
-
Gỗ Xá Xị (Gù Hương) Là Gỗ Gì? - Gỗ Đỉnh
-
Cây Gù Hương Giống 2022. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây
-
Bán Cây Gù Hương Giống, Cây Trồng Công Trình Giá Tốt Nhất
-
GÙ HƯƠNG ( XÁ XỊ )CÂY GIỐNG - YouTube
-
Trung Tâm Bán Giống Cây Gù Hương Giá Rẻ Giao Hàng Toàn Quốc
-
Cây Giống Gù Hương (cây Xá Xị) - DƯỢC LIỆU LƯƠNG SƠN
-
Hạt Giống Cây Giống Gù Hương ( Xá Xị ) - Cây Cảnh Hải Đăng
-
Cách Trồng Cây Giống Gù Hương (xá Xị) - Dược Liệu Hòa Bình
-
Cây Gù Hương (Xá Xị) Chuẩn Tam Đảo - Dược Liệu Hòa Bình
-
2 Cây Vù Hương Giống - Cây Xá Xị (còn Gọi Là Gù Hương) - Shopee
-
Giống Cây Gù Hương Hay Còn Có Tên Là Xá Xị | Shopee Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Cây Gỗ Gù Hương - Báu Vật Rừng Xanh đang Hồi Sinh?
-
Cây Xá Xị, Gỗ Xá Xị Là Gỗ Gì, Thuộc Nhóm Mấy? Gỗ Xá Xị Có Tốt Không?