CÂY HẬU PHÁC CÙNG 22 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI

5/5 - (2 bình chọn)

CÂY HẬU PHÁC CÙNG 22 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI

Hậu phác được xem là một dược liệu quý trong y học cổ truyền. Không những tốt cho sức khỏe mà nó còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị hiệu quả nhiều chứng bệnh.  Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết rõ hơn về Cây hậu phác cùng 22 công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Cây hậu phác là gì?

Cây hậu phác có tên khoa học là Magnolia offinalis Rehd. et Wils hoặc cây khác cùng loài là Magnolia offinalis var. Biloba Rehd. et Wils. Một số tên gọi khác như: Magnolia offinalis Rehd. et Wils hoặc cây khác cùng loài là Magnolia offinalis var. Biloba Rehd. et Wils.  

Đây là loại cây thuộc họ Mộc Lan (Magnoliaceae).

Đặc điểm cây hậu phác

Cây hậu phác khá to, có cao 7-15m. Phần vỏ của thân có màu nâu tím, cành non có lông. Lá hậu phác cuống lá dài 2-5cm, to mập, mọc so le, không có lông. Phiến lá dài 22-40cm, rộng 10-20cm, hình trứng thuôn dài. Đầu lá nhọn, phía cuống lá hẹp lại, mép lá nguyên hay hơi lượn sóng. có nhiều lông nhung trên gân lá, gân phụ có khoảng 20-40 đôi.

Hoa hậu phác có màu trắng, thơm, mọc ở đầu cành. Cuống hoa hơi to thô, đường kính của hoa có thể lên đến 12cm. Quả kép, mọc tập trung. Chiều dài từ 9-12cm, đường kính khoảng 5-6,5cm, mỗi quả có chứa 1-2 hạt.

Dược liệu của cây hậu phác thường có dạng ống hoặc nửa ống. Hoặc cũng có thể có dạng hình bản. Chiều dài tầm 30-70cm, bề dày 3,2-6,5mm. Mặt ngoài của dược liệu có màu nâu tro hoặc nâu đậm, mặt trong có màu nâu tím hoặc đỏ nâu, gồm nhiều đường vân nhỏ, thẳng dọc. Mặt ngang có màu nâu vàng không phẳng, chất khá cứng và dễ gãy. Mặt cắt ngang thường có vết dầu ở lớp giữa.

Đặc điểm cây hậu phác
Cây hậu phác

Phân bố và thu hái của cây hậu phác

Cây hậu phác phân bố nhiều ở các nơi có khí hậu ẩm, mát. Nhiều nhất ở Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến, và một vài tỉnh ở nước ta giáp với Trung Quốc như Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang.

Khi cây có tuổi thọ 20 năm trở lên. Tiến hành bóc lấy vỏ vào khoảng tháng 5-6. Sau đó đem về bào chế theo 2 cách sau:

Cho vỏ vào ngăn gỗ sau đó đun nóng cho bốc hơi nước. Tiếp đến phun nước lạnh vào. Thực hiện đun và phun nước lạnh 3 lần liên tục. Cuối cùng đem ra cuộn thành cuộn.

Hoặc có thể đào hố đất rồi cho vỏ vào. Dùng rơm để phủ và ủ khoảng 3-4 ngày cho ra hơi nước. Cuối cùng lấy ra rồi cuộn thành từng ống.

Thành phần hóa học của cây hậu phác

Trong thành phần của hậu phác có chứa 5% phenol gồm magnolia C18H18O2, tetrahydromagnola và isomagnolola. Magnolia có công dụng trong phòng ngừa loét dạ dày, ức chế Histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch. Bên cạnh đó còn có khoảng 1% tinh dầu với thành phần chủ yếu là machilola C15H26O.

Hậu phác theo đông y có tính ôn, vị đắng, cay, không độc. Mang lại hiệu quả trong chữa các bệnh đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa, táo bón.

Thành phần hóa học của cây hậu phác
Hình ảnh hoa của cây hậu phác

Tác dụng của cây hậu phác

Cây hậu phác cùng 22 công dụng chữa bệnh tuyệt vời có thể kể đến bao gồm:

  1. Hỗ trợ giảm đầy hơi lúc châm tê cắt tử cung.
  2. Tác dụng kháng khuẩn khá tốt.
  3. Chữa chứng đầy bụng mà mạch đi Sác.
  4. Chữa chứng đau bụng, thổ tả.
  5. Hỗ trợ trị táo bón, trường vị thực nhiệt.
  6. Trị chướng bụng kèm theo đau bụng.
  7. Chữa kinh nguyệt không thông.
  8. Kích thích tiêu hóa, trị nôn mửa, tiêu chảy.
  9. Chữa chứng đầy bụng và tiêu chảy.
  10. Trị thổ tả, vị hư kèm theo động kinh kéo đờm ở trẻ nhỏ.
  11. Chữa đại trường khô táo.
  12. Hỗ trợ chữa chứng nước tiểu đục.
  13. Trị đầy bụng do thương thực.
  14. Hỗ trợ chữa tiêu chảy do thấp nhiệt.
  15. Hỗ trợ chữa bệnh bạch đới ở giai đoạn đầu.
  16. Chữa ngực đầy do khí, kích thích ăn nhiều.
  17. Trị đau bụng do lạnh, đầy bụng không ăn được.
  18. Hỗ trợ trị bệnh viêm phế quản mãn tính, ho suyễn, ngực đầy tức.
  19. Chữa chứng sợ gió, ra nhiều mồ hôi, ho suyễn.
  20. Hỗ trợ trị kiết lỵ, đại tiện toàn xác thức ăn, lâu ngày không giảm.
  21. Chữa chứng đàm ủng, nôn khan, ngực đầy tức, khó ăn uống.
  22. Hỗ trợ trị chứng ăn chậm tiêu, ăn ít, ăn không tiêu.
Tác dụng của cây hậu phác
Vỏ của cây hậu phác có nhiều thành phần hóa học mang lại tác dụng dược lý rất tốt

Lưu ý khi sử dụng hậu phác

Không sử dụng hậu phác cho người tỳ vị quá hư, nguyên khí kém.

Phụ nữ có thai tuyệt đối không được dùng hậu phác.

Ngoài ra, hậu phác Việt Nam hay nam hậu phác có thể là vỏ của một số cây sau: Quế rừng, Bá bệnh, Vối rừng.

Trên đây là thông tin về Cây hậu phác cùng 22 công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Hãy tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này để chữa trị.

Bài viết liên quan

  • CÂY DỨA DẠI CÙNG 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH KHÔNG NGỜ
  • CÂY ĐINH HƯƠNG VÀ 12 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH KHÔNG THỂ NGỜ
  • 15 CÔNG DỤNG CỦA CÂY BẠCH ĐÀN TRONG CHỮA BỆNH

Từ khóa » Hậu Phác Là Cây Gì