Cây Hẹ - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
Cây Hẹ (rau hẹ) là một loại gia vị có mùi thơm nồng đặc trưng, được cho là trung gian giữa tỏi và hành tăm. Không những được trồng để làm tăng hương vị cho các món ăn, lá hẹ còn có nhiều tác dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe mà ít người biết đến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về những tác dụng tuyệt vời của loài thảo dược rau hẹ này nhé.
Giới thiệu về cây hẹ
Tên gọi khác: Hẹ còn có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo…
Danh pháp khoa học: Allium ramosum L.
Họ: Hành (Alliaceae)
Mô tả: Cây hẹ là cây thân thảo nhỏ sống nhiều năm, thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Cây cao khoảng 20-50cm.
Lá hẹ mọc ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm và có rãnh. Hoa hẹ có màu trắng mọc thành tán. Một tán gồm 20-40 hoa, bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn có hình mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh.
Phân bố: Cây hẹ phân bố rộng rãi ở vùng Đông Á. Rau hẹ rất dễ chồng và không phải tốn nhiều công chăm sóc. Thường trồng bằng củ tách ra ở cây hoặc gieo bằng cây con 1 lần là có thể ăn quanh năm hoặc nhiều năm. Cây phát triển rất nhanh mà không cần chăm sóc nhiều.
Thu hái: Người ta thường thu hái rau hẹ quanh năm, thường dùng tươi. Quả thường được thu hoặc vào mùa đông khi chín.
Thành phần hóa học của lá cây hẹ
Theo các nghiên cứu khoa học Tây y, trong 1 kg lá hẹ có 5-10g đạm; 5-30g đường, 20 mg vitamin A; 89g vitamin C; 263 mg Ca; 212 mg P và rất nhiều chất xơ…
Bên cạnh đó trong hẹ còn chứa chất odorin, allcin, sulfit là những kháng sinh mạnh chống tụ cầu và nhiều vi khuẩn khác.
Tác dụng của lá cây hẹ đối với sức khỏe
Theo một nghiên cứu khoa học, nếu ăn 86 g hẹ sẽ thu được 1,9g protein, 5,1g glucid và 25 calo. Chất xơ trong lá hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tuyến tụy.
Nhờ có nhiều chất kháng sinh mạnh nên lá hẹ cũng được dùng để chứa các bệnh như ghẻ lở, chín mé, nhiễm trùng da, trị giun kim cho trẻ nhỏ, viêm lợi đau nhức…
Theo Đông y, lá hẹ có tác dụng tốt nhất về mùa xuân. Vào thời điểm này, chất lượng của lá hẹ cao hơn. Hẹ được xếp vào danh sách những món ăn bổ dương khí. Sách “Nội kinh” viết: “Xuân hạ dưỡng dương”, có nghĩa là mùa xuân cần ăn các món ăn bổ dương khí. Vì vậy nên ăn những món ăn chứa hẹ vào mùa xuân là tốt nhất.
Lá hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, mùi hăng nồng đặc trưng, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, giải độc, cầm máu, tán huyết, tiêu đờm…
Bên cạnh đó lá hẹ, củ hẹ cũng được dùng để trị chứng di tinh, mộng tinh, đau lưng rất hiệu quả.
Một số bài thuốc sử dụng lá hẹ để chữa bệnh
Lá hẹ chữa ho khò khè ở trẻ em
Trong lá hẹ có chứa chất saponin, là một chất kháng sinh mạnh có tác dụng tiêu đờm, trị ho rất hiệu quả.
Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ, cho vào nồi hấp cơm lấy nước cho trẻ uống. Ngày 3 lần.
Lá hẹ chữa cảm mạo, ho do lạnh
Theo Đông y, lá hẹ có vị cay, tính ấm, ôn trung, trợ khí nên có tác dụng tốt trong việc điều trị cảm mạo, ho do thời tiết lạnh.
Nguyên liệu: 250g lá hẹ tươi, 25g gừng tươi, 1 thìa đường
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ và gừng, không cần cạo vỏ, cho vào nồi hấp cùng với thìa đường. Hấp chín ăn cái và uống nước.
Lá hẹ phòng táo bón, tích trệ
Hẹ giàu chất xơ giúp giúp hệ vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa phát triển. Các chất kháng sinh có trong hẹ ức chế sự phát triển của vi sinh có hại, từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phòng ngừa táo bón và các vấn đề về tiêu hóa khác.
Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ, giã nhỏ vắt lấy nước uống. Sử dụng vào buổi sáng lúc chưa ăn sáng.
Lá hẹ chữa đau răng
Lá hẹ có chất kháng viêm, kháng khuẩn mạnh nên có thể dùng để điều trị bệnh đau răng, nhức răng do bị viêm lợi, sâu răng.
Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi cả rễ
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ, giã nhuyễn rồi đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Lá hẹ chữa đau họng
Các chất kháng sinh có trong lá hẹ giúp tiêu diệt vi khuẩn và vi rút. Lá húng chanh chứa hàm lượng lớn các chất colein, carvacrol có tác dụng cải thiện ho, tiều đờm, sát khuẩn, giảm sưng đau.
Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi, lấy cả củ hẹ càng tốt, 1 củ cải, vài lá húng chanh.
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ và củ hẹ. Sau đó giã đắp lên cổ, băng lại, sau đó nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt nước.
Lá hẹ chữa suyễn, hen khó thở
Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ, giã nát hoặc sắc lên để uống.
Lá hẹ chữa sơn ăn lở loét, ghẻ lở, chín mé
Lá hẹ chứa các kháng sinh mạnh, nhờ vậy chúng có khả năng sát khuẩn và tiêu viêm, điều trị các bệnh về ghẻ ngứa, chín mé…
Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ, giã và đắp lên chỗ lở loét.
Lá hẹ chữa viêm tai giữa (thối tai)
Theo Đông y, hẹ có tính ôn, vị chua, không độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm sưng, sát khuẩn, giảm sưng nên được đùng để chữa các bệnh viêm nhiễm như viêm tai giữa.
Theo Tây y, lá hẹ chữa nhiều chất kháng sinh và các axit amin như Tryptophan, Threonine, Isoleucine, Leucine, Lysine và hợp chất Thiosulfonate có thể chuyển hóa thành allicin khi có tác động nghiền, cắt, xay…
Chất Allicin là một hoạt chất có tính kháng sinh mạnh, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, tiêu viêm, chống nấm, loại bỏ độc tố trong cơ thể và thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh hơn, tái tạo nhanh các mô, tế bào bị tổn thương mà không gây hại cho cơ thể. Vì vậy hẹ được sử dụng trong điều trị viêm tai giữa cho cả trẻ sơ sinh.
Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ thật lý, giã nhuyễn lấy nước nhỏ vào tai cho đến khi khỏi. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng cách này cho trường hợp kiến, muỗi bò vào tai cũng rất hiệu nghiệm. Mùi hăng của lá hẹ sẽ khiến kiến, côn trùng bò ra ngoài.
Lá hẹ chữa bệnh trĩ sưng đau
Bệnh trĩ là hiện tượng các búi trĩ sưng phình, ứ huyết khiên cho hậu môn bị sưng đau, khó chịu. Lá hẹ có tác dụng tán ứ huyết, cầm máu, giải độc, nhuận tràng, cải thiện bệnh táo bón, ứ trệ nên có tác dụng tốt trong điều trị bệnh trĩ.
Nguyên liệu: 1 nắm to lá hẹ tươi
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ cho vào nồi đất cùng với một ít nước nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống. Sau đó chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn. Chú ý là nên để dung dịch còn âm ấm, không để nóng quá sẽ làm bỏng da.
Bên cạnh đó bạn còn có cách khác nữa là giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu, rồi ngồi ngâm và để trực tiếp trĩ lên lá hẹ.
Lá hẹ chữa tâm hãn (mồ hôi ra không ngớt, chỉ khu trú ở vùng ngực)
Nguyên liệu: 49 cây hẹ cả gốc
Cách làm: Rửa sạch hẹ, đổ vào 2 bát nước, nấu còn 1 bát nước, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.
Lá hẹ chữa viêm loét dạ dày thể hàn, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn do lạnh
Lá hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung khai vị, hành khí hoạt huyết, bổ thận. Các nghiên cứu cho thấy lá hẹ có tác dụng tốt trong điều trị một số bệnh về dạ dày và phòng chống ung thư ruột non.
Sữa bò tính bình, vị ngọt, bổ hư tổn, ích phế vị, sinh tân nhuận trường. Có chứa carbohydrate, protid, lipid, vitamin, Ca, P… Sữa bò làm giảm cholesterol, dự phòng viêm loét dạ dày – tá tràng, giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư ruột, phòng ngừa viêm phế quản mạn.
Gừng tính ấm, vị cay, phát biểu tán hàn (vã mồ hôi, chống lạnh), tiêu đàm hạ khí, ôn trung cầm nôn, giải độc. Nghiên cứu cho thấy gừng tươi làm tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy bài tiết dịch vị và nhu động ruột, cũng như hỗ trợ tiêu hóa. Kết hợp 3 loại nguyên liệu này có thể điều trị tốt các bệnh về viêm loét dạ dày thể hàn, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn do lạnh.
Nguyên liệu: 250g lá hẹ, 25g gừng tươi, 250g sữa bò
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ và gừng tươi. Tất cả thái vụn, giã nát rồi lọc lấy nước đổ vào nồi cùng với 250g sữa bò. Bắc lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống khi còn nóng.
Lá hẹ chữa đái tháo đường
Chất xơ trong lá hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin nên hỗ trợ tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Nguyên liệu: 150 gam hẹ cả củ, 100g thịt sò.
Cách làm: Rửa sạch hẹ và thịt sò. Thái nhỏ nấu chín, nêm gia vị vừa ăn. Ăn thường xuyên. Trường hợp ra mồ hôi trộm (âm hư tự hãn) dùng món này cũng cho hiệu quả tốt.
Lá hẹ chữa yếu sinh lý nam, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương
Lá hẹ có tác dụng rất tốt trong việc bổ thận, tráng dương, giải độc, cầm máu,. Hàm lượng glucose, fructose, lactose, sucrose có tác dụng kích thích cơ thể lưu thông máu và khí huyết đến bộ phận sinh dục của nam giới, giúp nam giới có thể kiểm soát được thời gian hay khả năng “cương cứng của dương vật“ và lá hẹ có tác dụng chữa yếu sinh lý nam, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương
Nguyên liệu: 250g lá hẹ tươi
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ giã nhỏ rồi lọc lấy nước uống 2 lần mỗi ngày. Uống liên tục trong vòng 1 tuần.
Lá hẹ chữa đi tiểu nhiều lần
Nguyên liệu: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử mỗi vị lượng bằng nhau.
Cách làm: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên đem phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 6 g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.
Hoặc bạn cũng có thể dùng bài thuốc sau: Lá hẹ 30g, phúc bồn tử 1,5 g, dây tơ hồng xanh 20 g. Sấy khô tất cả các nguyên liệu trên rồi tán bột hoàn viên. Dùng mỗi lần 3g, ngày 3 lần.
Hướng dẫn làm một số món ăn có sử dụng lá hẹ
Bánh nhân lá hẹ
Nguyên liệu: Lá hẹ 200g, đậu phụ 100g, bột mì 500g, miến 50 g ngâm cắt vụn, rau hẹ thái nhỏ, đậu thái quân cờ.
Cách làm: Xào khô già tất cả các nguyên liệu trên với nước tương, muối, bột ngọt, hành, gừng, dầu vừng trộn đều viên làm nhân. Bột mì nhồi làm viên rồi cán mỏng, bọc nhân chưng chín.
Các món xào với lá hẹ
Lá hẹ 200g cắt đoạn dài, xào với giá đậu xanh.
Lá hẹ xào tôm nõn tươi: Lá hẹ 200g, tôm nõn 200g, xào ăn.
Lá hẹ xào lươn: Lươn 500g lọc bỏ xương, cắt đoạn vừa ăn rồi xào qua, thêm gia vị, gừng, tỏi và nước, vừa cạn cho thêm 300g lá hẹ cắt đoạn, xào thêm 5 phút. Ăn khi còn nóng.
Một số chú ý khi sử dụng lá hẹ
Hẹ được dùng trong nhiều món ăn cũng như các bài thuốc để chữa bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng lá hẹ cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Không ăn lá hẹ cùng với mật ong và thịt trâu vì 3 loại này kỵ nhau.
- Không nên sử dụng lá hẹ vào mùa nóng
- Không sử dụng lâu dài và đối với những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt.
- Một số bệnh được truyền miệng có thể chữa khỏi bằng lá hẹ nhưng chưa được kiểm chứng khoa học như: đau ngực như dùi đâm, chó dại cắn, sản hậu bất tỉnh… thì không nên tùy tiện sử dụng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn.
Kỹ thuật trồng hẹ
Yêu cầu đất
Hẹ thuộc họ hành tỏi nên yêu cầu cần đất tương đối giống với đất trồng hành tỏi. Đất trồng hẹ phải tơi xốp, thoát nước tốt.
Đất cày bừa kỹ, phơi ải, đánh luống cao 20 – 30 cm, rộng 1,2 – 1,4m. Bón phân cho đất trồng hẹ cũng giống với các cây trong họ hành tỏi. Cần 15 – 20 tấn phân chuồng hoai cho 1ha. Trồng hẹ cũng theo các hố, mỗi hố cách nhau 20 – 25 cm.
Trồng bằng củ
Sau khi chuẩn bị đất, bón phân đầy đủ người ta lấy từng củ hẹ (phần gốc cây) ấn xuống lớp đất phủ mặt rồi lấy tay ấn chặt đất lại. Tiếp đó lấy rơm rạ phủ lên luống và tưới nước cho đủ độ ẩm. Nên rào kỹ để tránh gà bới rạ làm hỏng mầm hẹ.
Trồng bằng hạt
Trồng hẹ bằng hạt có thể gieo trực tiếp vào hố hoặc cũng có thể gieo ra ruộng riêng rồi đem ra cấy lại. Để đảm bảo hạt nảy mầm tốt thì trước khi gieo nên ngâm hạt vào nước ấm (35 – 37°C) trong khoảng 12 tiếng. Sau đó vớt ra trộn đều với tro rồi gieo. Để cho hẹ mọc đều cần tưới ẩm thường xuyên. Một tuần hoặc 10 ngày thì hoà 300 – 500 gam urê để tưới cho 100m2 đất. Nếu hẹ gieo ở ruộng riêng thì khi cây cao 10 – 15cm là có thể đem trồng ở luống.
Hẹ là cây dễ sống nên có thể tỉa đi trồng chỗ khác mà ít ảnh hưởng đến sự phát triển. Sau 7 ngày hoặc một tuần thì tưới lân, kali để cho hẹ phát triển tốt.
Chăm sóc hẹ
Hẹ có khả năng át cỏ cao nên việc làm cỏ cho hẹ khá dễ dàng. Chỉ cần kết hợp một lần tưới phân với nhổ cỏ là được. Làm cỏ phải nhổ tận gốc phơi cho đất khô hoặc vứt đi chỗ khác.
Chăm sóc hẹ quan trọng nhất vẫn là bón phân, xới đất. Hẹ ít bị sâu bệnh nên việc phòng trừ đơn giản. Phải thường xuyên vun gốc, xớt đất để cho đất tơi xốp, cây hẹ lớn nhanh.
Nếu gia đình nào ít đất thì có thể trồng hẹ trong chậu sành. Các bước tiến hành cũng tương lự như trồng ở ruộng. Trồng trong chậu nên đất ít, vì vậy cần tưới phân nhiều hơn.
Thu hoạch và lấy giống
Nếu trồng ở quanh nhà, trong chậu thì có thể thu hoạch quanh năm, còn nếu trồng ở ruộng thì phải thu hoạch theo thời vụ, theo nhu cầu của người tiêu dùng. Thông thường người ta thu hoạch hẹ vào khoảng trước sau tết nguyên đán.
Nếu chỉ bán lấy lá, người ta cắt ngang thân hẹ (cách gốc 2 – 3cm). Sau khi cắt tiếp lục tưới nước thì hẹ sẽ ra lá non rồi lại phát triển bình thường. Nếu muốn bán cả cây thì phải tỉa từng cây một, sau đó bó thành bó nhỏ đem bán. Nếu có người mua nhiều thì nhổ cả luống để giải phóng đất cho các loại cây khác.
Để giống bằng củ
Giữ lại những cây khoẻ sau khi thu hoạch bón thêm lân, tro bếp; vun gốc, tưới nước để củ phát triển thêm. Chờ cho củ hẹ già, chắc, lá xanh tán bớt thì nhổ cả cụm rồi buộc túm treo lên. Phơi hẹ giống phải phơi trong bóng râm rồi mới phơi nắng. Củ hẹ rất dễ thối nên phải thường xuyên kiểm tra. Không nên dồn củ hẹ thành đống vì dễ làm thối củ.
Để giống bằng hạt
Để lại những cây tốt, chăm sóc cho hẹ ra hoa, kết trái. Đợi đến khi quả già thi hái về, chà vỡ quả đổ lấy hạt. Lấy hạt phơi khô, để nguội rồi cho vào chai lọ đậy kín để giành cho vụ sau. Phương cách để giống bằng hạt ít được áp dụng vì thời gian đợi chờ cây ra hoa kết quả rất lâu, không thể giải phóng đất cho các cây khác.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Hẹ do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!
Xem thêm:- Lô hội – Công dụng, liều lượng và cách sử dụng lô hội
- Hoa Hồng Leo Billet Doux – Hồng phấn tuyệt đẹp
- Hoa Tuyết Liên – Hoa đẹp, hoa lạ độc đáo với nhiều công dụng
- Cá kỳ lân – hoàng tử châu phi – Thông tin về cá kỳ lân
- 5 lý do khiến chung cư quận Tân Bình ngày càng được giá
Từ khóa » Hoa Lá Hẹ
-
Bạn đã Từng ăn Hoa Hẹ - Món Ngon Chồng ăn, Vợ Khen Chưa? - 24H
-
Trắng Ngần Hoa Hẹ
-
Một Số Công Dụng Của Cây Hẹ đối Với Sức Khỏe Con Người
-
Loài Allium Tuberosum Rottl. Ex Spreng. (Cây Hẹ)
-
Các Món ăn Từ Bông Hẹ (hoa Hẹ) Giúp Bổ Thận Tráng Dương
-
Lá Hẹ Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Cây Hẹ Hồng • Sài Gòn Hoa 2022
-
Cây Hẹ Hồng - Phương Trung Green
-
Cây Hẹ Và Những Công Dụng Trị Bệnh, Bồi Bổ Sức Khỏe Quý
-
Lá Hẹ Là Lá Gì, Có Tác Dụng Gì? Các Món ăn Ngon Từ Hẹ
-
Hoa Lá Hẹ - Home | Facebook
-
Cây Hẹ: Công Dụng, Tính Vị, Tác Dụng Dược Lý & Bài Thuốc