Cây Hoa Bằng Lăng Tím, Biểu Tượng Của Tình Cảm Thủy Chung, Thuần ...
Có thể bạn quan tâm
Hoa bằng lăng chắc hẳn không quá xa lạ, đây là loài cây cảnh công trình thường gặp ở các khu vực công cộng. Không chỉ mang lại vẻ đẹp thơ mộng, cây bằng lăng còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa.
- Ý nghĩa hoa phi yến và cách chăm sóc giúp hoa khoe sắc
Ngắm nhìn những bông hoa bằng lăng tím nở rộ là điều tuyệt vời mỗi khi bạn có thời gian thư giãn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những thông tin về cách trồng và chăm sóc cây bằng lăng tím để có thể ngắm dàn hoa đẹp mỗi khi hè đến.
Đặc điểm hoa bằng lăng
Là một loại cây thân thuộc, không khó để nhận ra hoa bằng lăng. Dưới đây là một vài đặc điểm và đặc tính sống của cây.
- Tên: Bằng lăng
- Tên gọi khác: Bằng lăng nước
- Họ: Bằng lăng (Lythraceae)
- Chi: Bằng lăng (Lagerstroemia)
- Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa
Bằng lăng là loài cây thân gỗ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó du nhập vào nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Cây sinh trưởng nhanh, có kích thước trung bình, tuy điều kiện sinh sống mà cây có thể cao từ 2 – 14m.
Thân cây khá cứng, mọc thẳng, vỏ có màu nâu đen và hơi xù xì. Cành cây mọc ở phía trên, tỏa ra xung quanh giúp cho cây tạo tán vừa cao vừa rộng, phủ bóng mát tốt.
Lá cây có kích thước trung bình, dài từ 10 – 15cm, rộng 4 – 6cm, có màu xanh. Lá cây có dạng hình bầu dục với phần đầu hơi nhọn, mép nguyên, các đường gân nổi rõ, mép nguyên.
Hoa bằng lăng có màu tím khá nổi bật, ngoài ra còn có các màu khác như lợt trắng, hồng… Hoa nở thành chùm ở đầu mỗi cành, tạo nên một dải hoa tím dài từ 20 – 30cm.
Vào mùa hè thì bằng lăng bắt đầu nở hoa, búp nhỏ nhưng khi nở thì bung ra thành các bông khá lớn. Các cánh hoa mỏng, hơi nhăn, mỗi hoa có khoảng 6 cánh, nhụy bên trong màu vàng khá bắt mắt.
Sau khi hoa tàn thì cây bắt đầu ra quả. Quả bằng lăng có hình tròn, vỏ cứng, mọc từng cuống riêng nhưng nằm sát nhau, khi còn non thì có màu xanh và dần chuyển sang màu nâu khi già.
Về đặc tính sống, cây có thể sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện môi trường. Cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng vẫn có thể chịu hạn tốt, chịu úng kém, không cần phân bón quá nhiều, ít sâu bệnh.
Một vài cây cảnh khá được yêu thích cũng thuộc họ Lythraceae có thể kể đến là hoa tường vi và cẩm tú mai…
Công dụng của cây bằng lăng tím
Thân chắc khỏe, dáng đứng thẳng, tán cao và rộng, bằng lăng hội tụ đầy đủ yếu tố để trở thành một cây cảnh tạo bóng mát.
Không những vậy, mỗi mùa nở hoa, sắc tím mộng mơ lại phủ kín, mang lại không gian tươi mới, đầy sức sống.
Nhờ vậy mà hoa bằng lăng tím được lựa chọn và trồng ở nhiều khu vực như vỉa hè, trường học, bệnh viện, khuôn viên công ty, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng.
Những gia đình có sân vườn rộng cũng thường trồng hoa bằng lăng trong sân để tô điểm thêm cho không gian sống.
Không chỉ làm cảnh, thân gỗ của bằng lăng khá chắc chắn, ít sâu mọt nên thường được sử dụng làm đồ nội thất.
Trong các ghi chép Đông y, bằng lăng còn được điều chế để dùng trị các bệnh như tiểu đường, đau bụng, hỗ trợ giảm cân…
Rất nhiều công dụng tuyệt vời đúng không nào.
Ý nghĩa cây hoa bằng lăng tím
Như đã nói ở đầu bài viết, hoa bằng lăng ẩn chứa nhiều ý nghĩa.
Hoa bằng lăng mang tới một màu tím mộng mơ, là loài hoa tượng trưng cho tình yêu trong sáng, thuần khiết của tuổi đầu đời. Không chỉ đại diện cho tình yêu, bằng lăng còn là biểu tượng cho bất cứ tình bạn hay tình cảm thuần khiết nào.
Bằng lăng nở hoa vào mùa hè, mùa chia ly, nên còn có ý nghĩa là loài hoa của sự chia xa, màu tím buồn man mác.
Tóm lại, hoa bằng lăng mang một nét đẹp buồn và đại diện cho những tình cảm thuần khiết, trong sáng.
Cách trồng và chăm sóc hoa bằng lăng
Hoa bằng lăng khá thích hợp với khí hậu nhiệt đới, do đó quá trình trồng và chăm sóc cây không có quá nhiều khó khăn.
Cách trồng cây hoa bằng lăng
Hoa bằng lăng thường được nhân giống bằng cách gieo hạt. Trước đó cần đào xới đất kỹ càng để tăng độ tơi xốp, trộn thêm ít phân chuồng cho đất màu mỡ.
Gieo hạt
Chọn những cây to khỏe, không sâu bệnh để lấy hạt, cây từ 10 – 20 năm tuổi thường cho hạt chất lượng nhất. Sau khi quả chín thì mang đi phơi vài nắng nhẹ cho quả khô, sau đó thu lấy hạt.
Để nơi khô ráo vào ngày cho hạt thật khô, sau đó gieo hạt xuống đất, vùi nhẹ và tưới nước đều đặn để cây nảy mầm.
Đưa cây vào bầu đất
Sau khi cây nảy mầm và mọc được khoảng 3 – 5cm thì bạn nhổ cây để trồng vào bầu đất. Bầu đất nên chọn túi bầu PE 7 x 12 cm, bên trong là đất trộn mùn, xơ dừa, phân chuồng đầy đủ.
Tiếp tục chăm sóc cây trong bầu, dựng vườn ươm che nắng gió để cây sinh trưởng tốt.
Trồng cây
Để cây bằng lăng sống tốt và phát triển nhanh khi trồng ra ngoài, cây trong bầu ươm nên đạt kích thước từ 1 – 2m.
Đầu tiên, bạn đào hố có kích thước to gấp đôi bầu, bón phân, rắc vôi và để tầm 2 tuần, sau đó xé bầu và trồng cây vào hố. Chú ý khi xé bầu cần cẩn thận không làm vỡ đất.
Lấp đất lại, nén hơi chặt, neo giữ cho cây đứng thẳng, có thể làm mái che để giúp cây tránh nắng gắt, khi cây đã lớn thì có thể bỏ ra.
Tưới nước đẫm lần đầu, những ngày sau thì tưới đều đặn để duy trì độ ẩm là cây sẽ sinh trưởng tốt.
Chăm sóc cây bằng lăng
Cây bằng lăng có sức sống khá tốt, lại phù hợp với khí hậu nhiệt đới nên khá dễ chăm sóc. Bạn chủ yếu chỉ chăm sóc khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn thì có thể tự sống trong môi trường tự nhiên.
- Tưới nước: bằng lăng có khả năng chịu hạn tốt nên nhu cầu nước không cao. Bạn có thể tưới cho cây 2 – 3 lần mỗi tuần, nếu cây đã lớn thì giãn ra khoảng 7 – 10 ngày 1 lần. Khi tưới nhớ chỉ cần đủ ẩm đất, tưới quá nhiều có thể gây ngập úng.
- Dinh dưỡng: khi cây còn nhỏ, bạn có thể bón bổ sung phân vi lượng, phân hữu cơ cho cây để giúp cây phát triển. Còn khi cây đã lớn thì không cần, nếu muốn thì 4 – 5 tháng có thể bón một ít phần NPK cho cây là được.
- Ánh sáng: là cây cảnh ưa sáng, bạn nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, nhiều không gian. Khi cây nhỏ thì có thể che chắn mỗi khi gió to, nắng gắt.
- Nhiệt độ: hoa bằng lăng phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 18 – 30 độ, nhìn chung thì bạn không tác động được nhiều vào yếu tố này.
- Cắt tỉa: nên định kỳ xới đất, dọn cỏ và cắt tỉa cành dưới thấp để tạo độ thông thoáng. Ngoài ra còn giúp cây dồn dinh dưỡng cho phần tán cây.
- Sâu bệnh hại: dù ít bị sâu bệnh, bằng lăng đôi khi cũng gặp phải các trường hợp như sâu ăn lá, sâu đục thân. Bạn nên quét vôi ở gốc, thương xuyên theo dõi để có biện pháp diệt trừ khi mắc phải.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về hoa bằng lăng tím, loài hoa của sự mộng mơ.
Hãy tận dụng những kinh nghiệm trên để trồng ngay một cây bằng lăng trong khuôn viên nhà để tô điểm không gian và che bóng mát nhé.
Từ khóa » Hoa Bằng Lăng Màu Gì
-
Hoa Bằng Lăng Bung Sắc Tím Khắp Phố Phường Hà Nội Báo Hiệu ...
-
Hoa Bằng Lăng Nở Vào Mùa Nào? Ý Nghĩa Hoa Bằng Lăng Là Gì?
-
Hoa Bằng Lăng Là Hoa Gì? Hoa Bằng Lăng Nở Vào Mùa Nào?
-
Ý Nghĩa Loài Hoa Bằng Lăng Tím
-
Hoa Bằng Lăng Là Gì? - CAPA PHAM
-
[GÓC THÚ VỊ] Hoa Bằng Lăng | Loài Hoa Của Tuổi Học Trò
-
Hoa Bằng Lăng Hoa Của Mùa Hè đầy Nắng - Cây Bóng Mát - Hoa đẹp
-
Ý Nghĩa Hoa Bằng Lăng Tím - Hoa Sài Gòn
-
Cây Bằng Lăng Có Mấy Loại? Chúng Có đặc điểm Gì?
-
Tên Gọi, ý Nghĩa Và Phân Biệt Cây Bằng Lăng Tím
-
Cây Bằng Lăng - Đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Bằng Lăng
-
Hoa Bằng Lăng Nở Vào Mùa Nào? Ý Nghĩa Hoa Bằng Lăng Là Gì?
-
Cây Bằng Lăng Tím Ý Nghĩa Phong Thủy Năm 2020