Cây Hoa Cúc - Cẩm Nang Cây Trồng

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Chrysanthemuin

đặc điểm thực vật học hoa cúc

1. Các giống cúc phổ biến hiện nay

1.1. Giống cúc địa phương

- Giống cúcvàng Hè Đà Lạt: Chiều cao cây dao động 40 – 50cm, phiến lá to, màu xanh vàng, hoa màu vàng lưới. Thời gian sinh trưởng dao động 3 – 4 tháng.

- Giống cúc vàng hè Đà Lạt: Có chiều cao cây từ 40 – 50cm, bụi thân nhỏ và cong. Hoa có cánh vòng ngoài màu trắng, ở giữa cí màu vàng nhạt.

- Cúc gấm: thuộc dạng cây bụi cao, chiều cao thân 30 – 40cm. Hoa kép nhỏ khoảng 2 – 3 cm, có màu vàng nghệ pha đỏ nâu,...

- Cúc Đại đóa vàng: Chiều cao cây 50-80cm, thân mảnh. Dạng hoa kép to, cánh dày xếp không chặt. Thời gian sinh trưởng dao động 5 – 6 tháng.

- Cúc kim tử nhung: Chiều cao cây dao động từ 50 – 60cm, thân cứng, lá to có răng cưa. Hoa kép, to. Hoa có màu vàng nghệ pha đỏ nâu. Là loại cúc phổ biến ra hao vào dịp tết nguyên đán.

1.2. Giống cúc mới nhập nội

- Cúc CN93: Đây là loại giống cúc mới tương đối phổ biến. Thân to, mập mạp, hoa kép to có đường kính 10 – 12cm. Cánh to, dày xếp chặt, thời gian lưu hoa bền. Thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm.

- Cúc vàng Đài Loan: Thân cây có chiều cao dao động 60 – 70cm, có lá dày, xanh đậm, hoa kép to có màu vàng đậm như màu nghệ. Thời gian sinh trưởng dao động 4 tháng rưỡi đến 6 tháng.

- Cúc tím hè: Chiều cao cây dao động 60 – 65cm, thân to, mập, lá có răng cưa, hoa kép to, màu sẫm, đường kính hoa 8 – 10cm.

- Cúc tím Hà Lan: Cây cao 40- 60cm, phiến lá dày, lá màu xanh đậm, hoa có màu tím hồng, đường kính hoa 5 – 6cm.

2. Đặc điểm thực vật học của hoa cúc

2.1. Rễ

- Rễ của cây hoa cúc là loại rễ chùm, rễ ít ăn sâu mà thường tập trung phát triển theo chiều ngang, chủ yếu ở tầng đất 10 – 20cm.

- Số lượng rễ cúc nhiều, lông hút phát triển nên có khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt.

- Do hạn chế trong việc nhân giống hữu tính hoa cúc bằng hạt, vì vậy rễ cúc không phát sinh từ mầm rễ của hạt. Nhân giống vô tính là biện pháp được sử dụng phổ biến đối với hoa cúc, vì vậy rễ được mọc ra ở mấu của thân cây (mắt) ở những phần sát trên mặt đất.

2.2. Thân

Đặc điểm thực vật học của hoa cúc

- Cúc thuộc cây thân thảo (hay còn được gọi là thân cỏ), thân cây phân nhánh nhiều, nhiều đốt giòn và dễ gẫy.

- Độ cứng, giòn và chiều cao thân của cúc cao hay thấp thụ thuộc vào đặc điểm của giống.

- Thân cây có thể dao động 30 – 80 cm tùy vào đặc điểm, tính chất giống và điều kiện ngoại cảnh tác động.

- Các giống cúc địa phương, cúc dại thân thường cao, mảnh, cong. Còn hầu hết các giống cúc nhập nội thân thường thấp, to, mập, hoa to.

2.3. Lá

Đặc điểm thực vật học hoa cúc

- Lá cúc thường là lá đơn, có răng cưa mọc sole nhau.

- Phiến lá xanh nhạt hay đậm, to hay nhỏ, mỏng hay dày phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi giống.

- Mặt trên lá nhẵn, có gân hình dạng lưới. Mặt dưới hoa cúc có phủ 1 lớp lông tơ.

- Mỗi nách lá thường phát sinh, phát triển một mầm nách.

2.4. Hoa

Hoa cúc rất đặc biệt. Mỗi bông gồm nhiều hoa nhỏ hợp lại cùng chụm trong 1 cuống hoa. Thường dựa vào mục đích sử dụng mà các nhà trồng hoa điều chỉnh số bông trên 1 cành, có thể 1 cành 1 bông hoặc 1 cành nhiều bông.

Hoa cúc có 2 dạng:

- Hoa lưỡng tính: Trên hoa có cả nhụy và nhị (thường chiếm đa số) thường mọc nhiều hoa trên 1 cành.

- Hoa đơn tính: Trong hoa thường chỉ có nhị đực hoặc nhụy cái.

- Màu sắc hoa cúc rất đa dạng: Vàng, trắng, đỏ, tím, tím hồng,...Trong đó mỗi bông hoa có thể chỉ có 1 màu, có những giống hoa có sự phối trộn nhiều màu với nhau trên cùng 1 bông hoa. Tạo nên những sắc màu rực rỡ và cực kỳ đa dạng.

- Dựa vào sự sắp xếp cánh hoa trên bông mà có thể chia làm hoa kép (nhiều vòng hoa sắp xếp trên bông) và hoa đơn (chỉ có 1 vòng hoa sắp xếp trên bông).

đặc điểm thực vật học của hoa cúc

2.5. Hạt

Quả nhỏ chỉ chưa 1 hạt. Hạt có phôi và không có nội nhũ. Trên quả có lông tơ để phát tán.

Nguồn: admin tổng hợp Xem thêm chủ đề: Chrysanthemuin Villa FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Cây Cúc Vàng Hè