Cây Hoa Quỳnh Anh - Thông Tin, Hướng Dẫn Cách Trồng, Chăm Sóc
Có thể bạn quan tâm
Những bông hoa hình chuông màu vàng rực rỡ, nổi bật trên nền là xanh mướt đầy sức sống đã gây ấn tượng cho người thưởng thức ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Hoa quỳnh anh khá đa dạng về màu sắc và còn có công dụng rất hiệu quả trong đông y. Sau đây là thông tin tổng quan về cây quỳnh anh lá to, mời bạn cùng theo dõi bài viết để biết thêm về loài hoa này nhé..
Mục lục ẩn I. Giới thiệu về Cây Hoa Quỳnh Anh II. Đặc điểm của Cây Hoa Quỳnh Anh III. Ý nghĩa và công dụng của Cây Hoa Quỳnh Anh 1. Ý nghĩa 2. Tác dụng IV. Cách trồng và chăm sóc Cây Hoa Quỳnh Anh 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sócI. Giới thiệu về Cây Hoa Quỳnh Anh
- Tên thường gọi: Cây hoa quỳnh anh
- Tên gọi khác: Cây hoa huỳnh anh, dây công chúa, hoa Hoàng oanh, hoa huỳnh..
- Tên tiếng Anh: Yellow Bell, Golden Trumpet hoặc Buttercup Flower
- Tên khoa học: Allamanda cathartica
- Họ thực vật: Cây quỳnh anh thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae)
- Nguồn gốc xuất xứ: Hoa quỳnh anh có nguồn gốc từ Brazil và được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới.
- Bao gồm các loại cây: Cây quỳnh anh lá to (Allamanda cathartica. L) và quỳnh anh lá nhỏ (Allamanda neriifolia Hook. F)
II. Đặc điểm của Cây Hoa Quỳnh Anh
- Hình dáng bên ngoài: Cây hoa quỳnh anh là loại cây thân gỗ leo thường mọc theo bụi, leo bám dựa vào các cây thân gỗ cao hoặc bám vào những vật cứng chắc như tường rào hay các mái che để sống.
- Kích thước: Nếu để dây tự nhiên không đốn ngọn có thể dài đến cả 20 mét.
- Cành: Cành cây quỳnh anh thường nhỏ nhắn, mềm, vỏ cây màu nâu, khi khứa có nhựa mủ trắng chảy ra, thân và cành hình trụ tròn.
- Lá: Lá cây hoa quỳnh anh là dạng lá đơn hình oval màu xanh đậm mọc đối. Đối với cây quỳnh anh lá nhỏ, lá cây dài nhọn thường mọc vòng, có từ 5 -10 chiếc lá trên một cành nhỏ.
- Hoa: Hoa quỳnh anh có hình chuông 5 cánh loe rộng ra ở miệng. Hoa có màu vàng tươi rực rỡ, mỗi bông hoa có 4 – 6 cánh, mép cánh tròn, mềm mỏng, dịu dàng uốn lượn như cánh bướm trông rất đẹp mắt. Hoa khoe sắc rực rỡ vào tháng 4 – 7 ở miền Bắc, đối với miền nam nắng nóng hoa sẽ nở quanh năm.
- Quả: Quả huỳnh anh ít gặp chỉ ra quả ở những cây già tuổi, ngoài vỏ có gai nhọn màu nâu
III. Ý nghĩa và công dụng của Cây Hoa Quỳnh Anh
1. Ý nghĩa
Hoa quỳnh anh có màu sắc đa dạng nên được ưu tiên trồng ở những nơi cao ráo, rộng rãi để khoe sắc do vậy mà cây luôn mang ý nghĩa thể hiện niềm tin, lạc quan luôn hướng về phía trước, tự tin để thành công.
Do vậy, nhiều gia đình đã chọn trồng trang trí loại hoa này với mong muốn mang lại những điều may mắn, tốt đẹp nhất cả trong thế giới tâm linh và đời thực cho gia đình mình.
2. Tác dụng
Cây hoa quỳnh anh có ưu điểm là cây leo giàn và có màu hoa đa dạng là vàng, tím và trắng đẹp rực rỡ nên được trồng chủ yếu ở cổng nhà để leo lên mái vòm cổng, ban công, sân thượng. Những giàn hoa leo đã làm cho ngôi nhà thêm rực rỡ sắc màu hơn nữa còn tạo không khí mát mẻ, trong lành và giảm bớt ô nhiễm khói bụi cho ngôi nhà của bạn.
Ngoài ra, hoa quỳnh anh cũng được cắt tỉa tạo cây bụi hoặc trồng leo hàng rào tô điểm thêm cho khu phố, sân vườn thêm sinh động và mang đến không gian tươi mát cho đô thị.
IV. Cách trồng và chăm sóc Cây Hoa Quỳnh Anh
1. Cách trồng cây
Cây hoa quỳnh anh thuộc loại cây thân gỗ sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh, ít sâu bệnh, dễ trồng và chăm sóc, chịu thời tiết khắc nghiệt rất tốt do đó cây được rất nhiều trên ban công, sân thượng. Có thể trồng cây trong chậu hoặc ngoài đất vườn, hàng rào đều được nhưng còn tùy thuộc vào không gian diện tích của mỗi gia đình.
- Nhân giống, chọn giống
Cây hoa quỳnh anh được nhân giống bằng cách giâm cành và chiết cành nhưng giâm cành là chủ yếu.
Khi chọn giống cần đảm bảo các yếu tố sau: cành khoẻ mạnh, không bị tổn thương, trầy xước, cành to có số đo hoành (đo chu vi vòng quanh gốc cây hoặc cành cây) cành khoảng 4 – 6cm. Cắt mỗi cành giâm thành đoạn khoảng 20 – 30cm và ngâm sẵn trong dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong vòng 10 – 15 phút.
- Đất trồng
Cây quỳnh anh không kén chọn đất, cây có thể trồng được trên mọi chất đất kể cả đất cằn nghèo dinh dưỡng. Để cây sinh trưởng tốt nhất nên chọn loại đất ưa thích là đất thịt có thể là đất đỏ hoặc đất nâu đen nạc hoặc pha ít sỏi dăm giúp thông thoáng đất, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Nếu trồng trong chậu, khay hoặc thùng xốp nên chọn cỡ to để đỡ tốn công thay chậu và có thể dùng đến hết chu kỳ sống của cây. Dù trồng trong chậu hay ngoài sân vườn cũng cần phối trộn đất trồng với các loại giá thể khác để tạo độ màu mỡ cho đất.
Giá thể trồng cây hoa quỳnh anh chính khoảng 80% là đất và một số phụ phẩm kèm theo là trấu khô, vỏ lạc, xơ dừa nghiền nhỏ hoặc ép thành viên. Và một phần không thể thiếu là phân chuồng hoai mục (phân bò, dê, trâu), không nên lót phân gà bởi phân gà có chúa quá nhiều đạm, khi tưới thường xuyên đạm tan chảy nhanh, rễ không hấp thụ hết sẽ làm thối bộ rễ nếu không xử lý nhanh có thể chết cây.
- Cách giâm và trồng
Nên giâm quỳnh anh trong khay, chậu trước đến khi cành sinh trưởng khỏe mạnh, chồi lá xanh tốt là đem trồng nơi đất mới hoặc sang chậu ở vị trí thích hợp mới.
Đóng đất vào bầu ươm loại nhỏ, tưới nước cho đất mềm rồi cắm đoạn gốc xuống đất, khoảng 15 – 20 ngày sau là cành giâm bắt đầu ra rễ.
Giâm trong bầu khoảng 2 – 3 tháng khi cây quỳnh anh sinh trưởng ổn định là đem trồng vị trí thích hợp. Khi trồng, đào hố sâu và rộng gấp đôi so với kích thước bầu cây, cởi bỏ túi bầu, nhấc cả bầu đất đặt vào khay hoặc chậu rồi lấp đất cho kỹ. Sau đó, tưới nước tạo độ ẩm cho cây và đất.
2. Cách chăm sóc
Tưới nước là việc quan trọng nhất, nên tưới mỗi ngày một lần vào sáng sớm hoặc tối mát. Tưới bằng nước sạch hoặc tận dụng nước vo gạo, rửa rau ở những nơi khan hiếm nguồn nước.
Hoa quỳnh anh thường ưa sáng, nhiều nắng nên cần trồng cây ở khu vực sân thượng rộng rãi, thoáng gió. Nếu trồng nơi thiếu ánh nắng, cây vẫn sinh trưởng tốt nhưng cành khẳng khiu kém mập mạp và thường nở ít có hoa.
Bạn có thể làm giàn trước cho cây hoặc khi cây quỳnh anh cao chừng 50 60cm bắt đầu đóng giàn hoặc dùng vật bằng Inox, nhựa để giúp dây bám tựa vào cột, giàn hoặc trụ đỡ. Khi cây cao chừng 1 – 1,5m bắt đầu ngắt ngọn dây để dây để nhiều nhánh hơn.
Thường xuyên bón phân cho cây quỳnh anh, cây nhỏ bón lượng ít và bón bằng các loại phân dạng lỏng dễ hấp thụ, cây trưởng thành bón tăng lượng phân dần lên khi cây. Cụ thể, cây nhỏ bón từ 100 – 200gr/ 1cây, cây trưởng thành bón gấp đôi từ 400 – 500gr/ 1cây, có thể bón NPK dành cho cây hoa cảnh.
Cây hoa quỳnh anh thường ưa nắng, rất ít sâu bệnh hại cây lại vừa dễ trồng, chăm sóc nên đây là loại cây hoa cảnh chiếm ưu thế nhất trong số các loại cây cảnh trên ban công, sân thượng. Bạn có thể trồng kèm hoa quỳnh anh màu tím và trắng để ban công nhà bạn thêm rực rỡ sắc màu nhé.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Hoa Quỳnh Anh
-
Hình ảnh Hoa Quỳnh Anh đẹp
-
Cây Quỳnh Anh – đặc điểm Chi Tiết Và ý Nghĩa Phong Thủy
-
Hoa Quỳnh Anh Với Nhiều ý Nghĩa Và Công Dụng Bất Ngờ
-
CÂY HOA QUỲNH ANH VÀNG - Công Ty Minh Hân
-
Hoa Huỳnh Anh - Cây Cảnh Hà Nội
-
Đặc điểm, ý Nghĩa Và Công Dụng Của Hoa Quỳnh Anh đối Với Con Người
-
Cây Hoa Huỳnh Anh Có Độc Tố
-
Những điều Cần Biết Về Hoa Quỳnh Anh - Phởn Flower
-
Hoa Quỳnh Anh - Phạm Quỳnh Anh - NhacCuaTui
-
Huỳnh Anh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Giống Hoa Quỳnh Anh Vàng Dây Leo - Bách Hóa Daily
-
Cây Quỳnh Anh Hoa Vàng - Green Sculpture
-
Hoa Quỳnh Anh Chung Tình (Vol. 1) - NhacCuaTui