Cây Hoa Son Môi – Mang Lại Vẻ đẹp Cho Ban Công Nhà Bạn

Cây son môi mang vẻ đẹp khác lạ, buông rủ mềm mại, sẽ là một trong những lựa chọn tuyệt vời để bạn làm đẹp không gian sống.

  • Cây hoa cúc bách nhật – đặc điểm và cách chăm sóc

Để trồng, chăm sóc cũng như tận dụng tốt công dụng của cây hoa son môi, bạn cần hiểu rõ về đặc điểm và đặc tính sống của nó.

Cùng bắt đầu nhé.

Tổng quan về cây hoa son môi

Cây son môi có tên khoa học là Aeschynanthus lobbiana, là một loài thực vật có hoa thuộc họ Tai voi (Gesneriaceae), cây có nguồn gốc từ các nước châu Á, có khí hậu nhiệt đới.

Tại Việt Nam, nhiều người gọi cây bằng những cái tên như cây môi son, lan son môi, kim ngưu…

Cây hoa son môi
Cây hoa son môi

Son môi là loài cây dạng dây leo, có thân khá mềm mại và dễ gãy, mọc rũ với chiều dài cành khoảng 20 – 30cm, tương đối rậm rạp.

Lá cây có màu xanh thẫm, hình trứng hoặc bầu dục nhọn dần về 2 đầu. Bề mặt lá trơn bóng, khá dày và mọng nướng, mép nguyên, các lá mọc đối xứng.

Hoa son môi nở ở nách lá và đầu cành, cuống hoa màu sẫm, tiếp đó là 2 thuỳ với thuỳ dưới dài, thuỳ trên ngắn. Hoa có dạng hình ống, kiểu dáng như một thỏi son màu đỏ rất độc đáo.

Không chỉ có hình dáng bắt mắt, hoa son môi còn có mùi hương quyến rũ và thời gian nở lâu, ít nhất là sau 10 ngày mới tàn. Màu sắc của hoa khá đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là màu đỏ tươi.

Cây hoa son môi có hình dáng như thỏi son
Cây hoa son môi có hình dáng như thỏi son

Về đặc tính sống, cây hoa son môi là loài ưa ẩm, ưa mát, sống tốt trong môi trường ánh sáng bán phần, thậm chí thiếu sáng. Cây ưa thông thoáng, chịu nắng nóng và chịu rét kém, có thể nhân giống bằng cách giâm cành.

Công dụng của cây son môi

Nhờ vẻ đẹp dịu dàng mềm mại, mỗi khi nở hoa lại khoe sắc đỏ tươi tắn và mùi hương quyến rũ, hoa son môi được trồng nhiều như một loại cây cảnh.

Nhờ dáng buông rủ, cây thường được trồng trong chậu treo làm hoa sân vườn, trang trí ban công, cửa sổ, sân thượng. Nhiều quán cà phê hay nhà hàng, khách sạn cũng chọn chậu treo son môi để trang trí.

Nhờ khả năng chịu bóng, bạn có thể theo những chậu son môi nhỏ xinh ở sát tường, như một loại cây cảnh nội thất.

Hoa son môi thường được trồng trong chậu treo
Hoa son môi thường được trồng trong chậu treo

Hoa son môi còn có ý nghĩa như một lời khẳng định cho tình cảm chân thành, nên thường được dùng làm quà tặng trong những dịp đặc biệt.

Cách trồng cây son môi

Như đã thông tin, cây hoa son môi có thể nhân giống bằng nhiều cách, nhưng đơn giản nhất là giâm cành.

Chuẩn bị đất trồng

Đầu tiên cần chuẩn bị đất và chậu trồng, chậu trồng có thể dùng chậu nhựa, chậu đất nung hay vỏ dừa đều được, nhưng tốt nhất là chậu đất nung để có nhiều lỗ thoát nước và có tính thẩm mỹ hơn vỏ dừa.

Chuẩn bị đất trồng, bạn ngâm than gỗ trong nước 1 ngày, sau đó đập nhỏ và lót ở đáy chậu. Trộn thêm đất với xơ dừa, mùn trấu, phân chuồng và đổ vào chậu trồng, nhớ để mặt đất cách mặt chậu 2cm nhé.

Nhân giống và trồng

Từ cây son môi mẹ to khoẻ, bạn cắt một đoạn cành khoảng 15cm, mập mạp, không sâu bệnh, sau đó ngâm vào dung dịch kích rễ. Khi nào thấy cành ra rễ thì mang trồng vào chậu.

Khi trồng nhớ không cắm cành ở chính giữa mà cắm ở gần mép chậu, cho cành hướng vào giữa để khi cây lớn có sự cân bằng.

Tạo thêm dây kẽm để cây con có chỗ bám, không đổ ngã. Cắm xong thì đặt cây ở nơi thoáng mát, có ánh sáng bán phần, tưới nước để duy trì độ ẩm là cây sẽ tiếp tục phát triển.

Trồng hoa son môi bằng cách giâm cành
Trồng hoa son môi bằng cách giâm cành

Cách chăm sóc cây lan son môi

Sau khi trồng, để cây sinh trưởng tốt và ra hoa đẹp, bạn cũng cần lưu ý một chút trong quá trình chăm sóc. Dưới đây là một vài kinh nghiệm hữu ích cho bạn.

Tưới nước: nhu cầu nước của hoa son môi không cao, lại sống ở nơi ít ánh nắng nên bạn chỉ cần tưới 2 – 3 lần mỗi tuần là được. Khi tưới nên tưới kiểu phun sương, số lượng ít để duy trì độ ẩm cho đất.

Ánh sáng: đặt cây ở nơi thoáng mát nhưng không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Trồng ở ban công thì nên có lưới che, còn trồng ở trong nhà thì nên đặt gần cửa sổ, giếng trời để có ánh sáng gián tiếp.

Để cây tiếp xúc với ánh sáng bán phần
Để cây tiếp xúc với ánh sáng bán phần

Dinh dưỡng: cứ định kỳ 2 tháng, bạn lại hoà phân NPK vào nước và tưới cho cây một lần. Vào thời điểm cây có nụ và sắp ra hoa thì bạn bón thúc thêm một đợt. Sau khoảng 1 năm thì thay đất, đồng thời thay chậu mới phù hợp với kích thước của cây.

Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên quan sát, cắt bỏ hoa và lá héo úa, cắt bỏ rễ thừa. Quan sát nếu thấy cây có hiện tượng thối rễ thì cần cắt bỏ. Nếu bị nhện ve, rệp sáp thì mua thuốc về phun để trị dứt điểm.

Vậy là ta đã tìm hiểu xong những thông tin về cây hoa son môi rồi, hãy trang trí ban công nhà bạn bằng một vài chậu treo thật đẹp nhé.

Từ khóa » Cây Son Môi Bị Héo