Cây Hoa Sứ - Cẩm Nang Cây Trồng

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Adenium Obesum Balt

Tên thường gọi: cây hoa sứ

Tên gọi khác: cây sứ Thái Lan, Hoa hồng sa mạc

Tên khoa học: Adenium Obesum Balt

Họ: Apocynaceae

Nguồn gốc xuất xứ: tại sa mạc Châu Phi

1. Đặc điểm hình thái cây hoa sứ

1.1. Đặc điểm thân cây hoa sứ

- Thân cây hoa sứ là cây thân gỗ dạng bụi. Thân cây ngắn mọng nước nhìn rất mập, cây chỉ cao khoảng 0,5m – đến 3m.

- Trong thân lúc nào cũng mọng nước, đó là thứ mủ trắng đục. Lớp vỏ mỏng bên ngoài cúa cây già có màu xám mốc, còn ở thân cây tơ hay đoạn đầu cành thì vỏ có màu xanh lợt. Trong vỏ có chứa nhựa dẻo, vị rất đắng. Mủ Sứ rất độc, có hại cho mắt nếu lở để văng vào.

Thân cây hoa sứ

Thân cây hoa sứ

- Trên thân mang nhiều cành, mỗi cành thường phân nhánh ra hai hoặc ba chi nhỏ nữa. Cành thường suôn đuột, trơ trụi, vì khi lá già rụng đi chỉ để lại trơ cành. Chỉ có đầu cành là lá mọc dày đặc, nêu không được cắt tỉa thì cành sứ mọc dài ra, trông yếu ớt.

1.2. Rễ cây hoa sứ

- Rễ cây hoa sứ được chia 2 bộ là rễ cái (rễ chính) và rễ con (rễ phụ). Rễ chính mọc tiếp nối từ thân ra, vừa to vừa dài, cũng mọng nước mập tròn như thân cây Sứ.

- Rễ cái của cây hoa sứ không đủ sức mọc thẳng xuống tận tầng đất sâu như nhiều giống cây khác, mà lại bò ngoằn ngoèo ở tầng đất mặt.

- Rễ con thì nhiều, đó là những rễ nhỏ màu trắng dầu có phủ lông mịn nằm ở đầu rễ lớn, có nhiệm vụ len lỏi trong đất để hút chất bổ dưỡng nuôi cây.

- Khi trồng trong chậu, rễ cái lâu ngày cũng phình to ra, rồi do ngoại cảnh tác động nên biến dạng tạo nên những hình thù quái di, lắm khi ngộ nghĩnh không ngờ.

1.3. Củ cây hoa sứ

- Cây hoa sứ nếu trồng từ hạt giống sẽ có một phần lồi ra ở đoạn cổ rễ (vị trí nằm giữa thân và rễ cái) gọi là Củ. Chỉ có những cây hoa sứ mọc lên từ hạt mới có củ này. Còn cây trồng bằng cành, dù trồng lâu năm cũng không ra củ được.

Củ cây hoa sứ chẳng khác cái "bướu"

- Củ chẳng khác gì một cái “bướu” của cây sứ, lồi hẳn ra ở cổ rễ và trồi hẳn lên mặt đất. Cây to thì củ càng lớn, và đây là cái kho dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây khi nguồn thức ăn có trong đất bị cạn kiệt.

- Củ của cây hoa sứ thường rất to, thường chiếm hết hai phần ba diện tích mặt chậu. Bên trong củ chứa mô giữ nước và nhựa đục gọi là mủ, do trương nước nên trông lúc nào cũng căng phồng.

- Từ lúc còn là cây con một vài tháng tuổi, củ đã hình thành, đoạn gốc phình to ra như cái chai, hoặc mang hình dáng của trái bầu nậm trông rất dễ thương.

1.4. Lá cây hoa sứ

- Cây hoa sứ trông cành trơ trụi, nhưng cũng có nhiều lá. Lá tập trung mọc ở đầu cành. Lá Sứ mọng nước nên dày, cứng mình chứ không mềm dịu như lá của nhiều giống cây khác.

- Lá Sứ thuôn dài, phiến lá tương đối rộng, giữa có bộ gân lá hình lông chim, gồm có gân chính nổi cộm nằm ở giữa kết hợp với nhiều gân phụ tạo thành bộ xương lá.

Lá cây hoa sứ

Lá cây hoa sứ

- Màu sắc của hai mặt lá hơi khác nhau, cùng là màu xanh, nhưng mặt trên có màu xanh bóng, còn mặt dưới màu xanh lợt. Cũng tùy loài mà có giống lá bóng láng, có loài lá phủ lông tơ rất mịn. Cuống lá hình tam giác. Khi già lá trở nên màu vàng, cuống lá như bở ra, rời khỏi thân một cách nhẹ nhàng.

- Đầu cành là đọt non. Lá ở đọt tùy giống mà có màu sắc khác nhau. Có cây ra đọt màu trắng sáng, có cây ra đọt màu xanh, hay màu đỏ, màu tím …

- Chúng ta có thể nhìn vào sắc lá của đọt Sứ để chọn cây có màu hoa mà mình thích để mua về trồng.

2. Ý nghĩa cây hoa sứ

- Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới ưa chuộng cây Hoa Sứ. Nhắc đến Hoa Sứ là người ta nhớ ngay tới Hawaii. Người dân ở đó coi nó như một biểu tượng với nhiều ý nghĩa. Theo quan niệm của Hawaii, một cô gái Hawaii cài bông Hoa Sứ trên mái tóc của mình là cho thấy tình trạng hôn nhân của mình. Cô ấy cài hoa bên phải là cô ấy đã kết hôn và trái là chưa kết hôn. Trong đám cưới, kết những bông Hoa Sứ thành vòng hoa và đội trên đầu với ý nghĩa hạnh phúc tốt đẹp và viên mãn.

Hoa sứ biểu tượng cho sự yêu thương

- Ở Việt Nam, Hoa Sứ thường được trồng phổ biến ở các đình chùa. Theo nhà Phật thì đây là một loài cây thiêng trong hệ cây thiên mệnh ( nghĩa là sinh khí, linh hồn vũ trụ, trời đất ). Trong phong thủy, Hoa Sứ là biểu tượng cho sự trong sáng thuần khiết, sự yêu thương, tình cảm của con người với nhau.

- Cũng bởi mang vẻ đẹp bắt mắt cùng nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành nên cây Hoa Sứ được rất nhiều người ưa chuộng trồng làm cây cảnh, cây bonsai trang trí nhà cửa.

3. Trồng cây sứ trước nhà có tốt không?

- Việc lựa chọn cây Sứ để làm tiểu cảnh hay bonsai trang trí phía trước nhà là một lựa chọn đúng đắn. Những chậu kiểng Hoa Sứ được chăm sóc tỉ mỉ cẩn thận, luôn xanh tốt quanh năm, hoa sai, đẹp càng mang lại cảm giác tươi tắn, mới mẻ, sinh động cho ngôi nhà. Nó còn giúp thanh lọc bầu không khí. Vì vậy, trồng cây Sứ trước nhà sẽ mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc, tài lộc cho gia chủ.

Chọn hoa sứ làm cây tiểu cảnh, bonsai

Nguồn: Admin tổng hợp - LP Xem thêm chủ đề: Cây hoa sứ, đặc điểm thực vật học cây hoa sứ, giới thiệu cây hoa sứ, ý nghĩa cây hoa sứ, cây hoa sứ bonsai Villa FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Cây Hoa Sứ Rễ Gì