Cây Hoa Trà - Canh Điền

Bên cạnh thú vui hưởng thụ trà thì chơi cây hoa trà cũng là một thú vui tao nhã được nhiều người yêu thích. Đại diện là cây hoa trà my, loài hoa đẹp nổi tiếng đã được viết khá nhiều trong sử sách. Trong đó Nhà văn Nguyễn Du đã viết: “Tiếc thay một đóa trà my” để nói lên thân phận người con gái (nàng Kiều) bị vùi dập trong xã hội cũ.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Hoa trà I. Đặc điểm của cây Hoa trà III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Hoa trà 1. Ý nghĩa 2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh IV. Cách trồng và chăm sóc cây Hoa trà 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sóc cây

I. Giới thiệu về cây Hoa trà

  • Tên thường gọi: Cây hoa trà
  • Tên gọi khác: Cây hoa hồng Nhật Bản, cây hoa trà my
  • Tên khoa học: Camellia japonica
  • Họ thực vật: Cây thuộc họ chè (trà) Theaceae
  • Nơi sống: Cây hoa trà my thường mọc ở vùng ven biển hoặc đồi núi ẩm thấp
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây hoa trà được tìm thấy ở vùng đồi núi ở các nước thuộc phía Đông châu Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam,…
  • Phân bố: Ngày nay, cây trà my đã trồng rộng rãi trên khắp thế giới
  • Tuổi thọ: Sống lâu năm, cây mọc tự nhiên có thể đến trăm tuổi
  • Màu sắc của hoa: Cây hoa trà có nhiều loại giống nên có nhiều màu khác nhau như trắng, đỏ, hồng, vàng…
  • Gồm các loại cây: Cây hoa trà có hàng nghìn loại nhưng chỉ có một số loài sau đây là quý hiếm. Có thể phân loại theo cấu tạo cánh hoa (cánh đơn và cánh kép) hoặc phân loại theo màu sắc của hoa:
  • Bạch Trà my (hoa trắng, nếu có hương thơm thì càng quý hiếm)
  • Hoàng trà my (hoa vàng, giống hoa tìm thấy ở tỉnh Hòa Bình của Việt Nam)
  • Hồng trà my (hoa hồng)
  • Tam sắc trà my (hoa 3 màu đỏ, hồng, trắng cùng với nhị vàng ở trung tâm rất đẹp giống như một đại danh hoa)
  • Trà my hoa đỏ (giống hoa của Nhật Bản)
Cây Hoa Trà
Cây hoa trà có nhiều loại giống nên có nhiều màu khác nhau như trắng, đỏ, hồng, vàng…

I. Đặc điểm của cây Hoa trà

  • Hình dáng bên ngoài: Cây hoa trà my là cây thân gỗ thẳng đứng có hình dáng giống cây chè ta (trà pha nước uống), vỏ cây non màu xám trắng, cây đã già tuổi vỏ nâu đậm hơn.
  • Kích thước: Cây hoa trà mọc tự nhiên cao khoảng 10 – 15m, cây hoa trà cảnh cao khoảng 1 – 2m.
  • Cành: Cây hoa trà phân khá nhiều cành nhánh nhỏ, nếu tỉa ngọn đúng thời điểm cây sẽ phân cành rất thấp.
  • Lá: Lá cây hoa trà là dạng lá đơn, hình bầu dục, dày màu xanh đậm xếp so le, mép lá có hình răng cưa, chóp nhọn khá giống với lá chè uống.
  • Hoa: Hoa trà my cũng khá giống với hoa hồng nhưng cánh hoa trà my dày hơn, hoa thường bắt đầu kết nụ vào tháng 7 – 8 và nở vào đúng dịp tết. Mỗi lứa hoa nở có thể kéo dài 2 – 3 tháng, do vậy mà hoa trà my luôn chiếm được cảm tình và sự ưu ái của người chơi cây.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Hoa trà

1. Ý nghĩa

Cây hoa Trà my không những đẹp lộng lẫy, kiêu sa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, mỗi màu sắc có một vẻ đẹp riêng và tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau. Hoa thường nở rộ vào mùa đông, dù thời tiết giá lạnh nhưng cây vẫn hiên ngang đứng vững, điều đó mang ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe dẻo dai và trường thọ.

Bên cạnh đó, cùng một loài hoa trà my nhưng lại khoác trên mình chiếc áo nhiều màu sắc sặc sỡ, điều đó tượng trưng cho cuộc đời của người con gái hồng nhan, kiêu sa, e ấp cùng với đó là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, lúc thăng lúc trầm.

2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Chính sự đa dạng về màu sắc và vẻ đẹp lộng lẫy của hoa trà my đã làm say lòng những người yêu hoa, cũng là yêu sự hoài cổ. Hoa luôn được nâng niu, trân trọng và được bày trí ở những nơi trang trọng nhất trong nhà.

Cây hoa trà có thể trồng trang trí nội thất, ngoại thất, uốn nắn làm cây bonsai hoặc cắt hoa cắm lọ đều được bởi cành dẻo dai, mảnh khảnh và nhỏ nhắn của nó.

Nếu trang trí nội thất thì dùng chậu hoa trà bonsai có kích thước khoảng 30 – 50cm đặt ở phòng khách, cạnh bàn thờ để tỏ lòng hiếu đạo với tổ tiên trong ngày Tết. Cũng có thể cắt hoa cắm bình, lọ thắp hương ngày lễ tết, ngày rằm hoặc để trên bàn học, phòng ngủ, cạnh cửa sổ… Tạo cho ngôi nhà luôn tràn ngập sắc hoa.

Nếu trang trí ngoại thất, có thể trồng cây hoa trà trong chậu kích thước khoảng chừng 1m hoặc có thể trồng ngoài đất để cây to, tán dày vừa làm bóng mát lại vừa được thưởng thức hoa đẹp và mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

Bên cạnh đó, cây hoa trà cũng được lựa chọn trồng tại các công viên, khu du lịch, đường hoa thành phố hoặc trồng làm điểm dưới gốc cây cổ thụ.

Ngoài những tác dụng trên, cây hoa trà còn được coi như là một món quà trao tặng cho người lớn tuổi vào dịp mừng thọ kèm theo lời chúc chân thành và kính trọng nhất.

Tìm hiểu về cây hoa trà
Hoa Trà thường nở rộ vào mùa đông, dù thời tiết giá lạnh nhưng cây vẫn hiên ngang đứng vững, điều đó mang ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe dẻo dai và trường thọ.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Hoa trà

1. Cách trồng cây

  • Nhân giống

Cây hoa trà được nhân giống bằng nhiều cách: chiết cành, ghép cành, giâm cành trong đó giâm cành được sử dụng khá nhiều do rễ phụ mọc nhanh và ít tốn công sức.

  • Chọn giống

Chọn cây hoa trà khoẻ mạnh xanh tốt không bị vàng lá hoặc sâu bệnh. Chọn cành bánh tẻ không to quá hoặc nhỏ quá để giâm cành, cắt vát cành với kích thước khoảng 20cm rồi đem nhúng vào thuốc kích thích ra rễ khoảng 10 – 15 phút trước khi giâm.

  • Đất giâm, trồng

Đất dùng để giâm hoặc trồng cây hoa trà là loại đất cát phù sa, đất thịt hoặc đất bùn ao đã được phơi khô để hạn chế lượng vi khuẩn trong đất. Đất phải được đập nhỏ và đánh tơi xốp và trộn thêm trấu hoặc xơ dừa khô hoai mục rồi mới trồng.

  • Cách giâm, trồng

Cho đất đã được chuẩn bị sẵn vào bầu nilon, xếp bầu vào nơi ẩm mát dưới tán cây to có ánh sáng rọi. Rồi cắm đoạn gốc những cành cây trà my đã được nhúng thuốc vào bầu, cắm sâu khoảng 10cm sau đó tưới nước từ từ, ít một cho đến khi đất ngấm đủ nước mới thôi.

Cần giâm cành hoa trà trước, khi cành đã lên 2 – 3 lần chồi mới đánh bầu sang trồng chậu mới. Cần chọn chậu có kích thước to phù hợp với kích thước cây trồng. Chọn chậu cao khoảng 30m có đục lỗ ở đáy giúp nhanh thoát nước nếu lỡ tưới nước quá nhiều.

2. Cách chăm sóc cây

Cây hoa trà là loại cây ưa ẩm, ưa bóng, không chịu được ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp nên cần tưới nước vừa phải mỗi ngày một lần và cần làm giàn lưới màu đen mỏng để tạo bóng mát cho cây nếu trồng vào những ngày nắng gắt.

Nước tưới: Nếu đất trồng cây hoa trà đã ẩm sẵn cộng thêm độ ẩm không khí khoảng 50 – 70% thì không cần tưới, những ngày hanh khô tưới đẫm từ trên lá xuống mỗi ngày một lần. Nước tưới có thể là nước mưa, nước giếng, nước vo gạo đều được miễn là không bị nhiễm hóa chất tẩy rửa như: nước xà phòng tắm, giặt, rửa bát.

Phân bón: Có thể bón thêm phân bón lá dạng lỏng pha với nước để tưới thêm cho cây hoa trà, tưới vào gốc hoặc xịt lên lá, kép 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày. Ngoài ra, có thể bón bằng bột đậu tương xay nhuyễn rắc xuống bề mặt đất để rễ cây hấp thụ dần. Hoặc bón phân chuồng hữu cơ hoai mục giúp cải tạo và làm tăng độ mùn trong đất.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây hoa trà cũng gặp một số bệnh hại như sau: gỉ sắt, thán thư, cháy bìa lá và rệp muội đen. Đa số là bệnh dễ chữa khỏi, những bệnh trên dùng thuốc gốc Đồng (đồng +, đồng pha sẵn) phun riêng không kết hợp với thuốc khác. Hoặc dùng Nấm Metalaxyl + mancozeb phun ướt đều lên lá và thân gốc, phun nhắc lại sau 5 ngày nếu bệnh chưa dứt điểm.

Sở hữu một vẻ đẹp kiêu sa và lộng lẫy và không kém phần quý hiếm nên cây hoa trà có sức hút rất mạnh mẽ được rất nhiều người yêu cây tìm kiếm. Cây có đặc tính sinh trưởng chậm nhưng khá dễ tính, không kén chọn đất cũng như các yếu tố khác, cây nở hoa đẹp rực rỡ vào dịp tết nên hoa trà my là loại hoa đắt giá cũng như bán chạy nhất trong dịp này. .

Đánh giá post

Từ khóa » Cây Trà Kép