Cây Hoa Trà Mi. Cung Cấp Giống Và Tư Vấn Kỹ Thuật Trồng, Liên Hệ ThS ...

QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA TRÀ

  1. Giới thiệu chung

1.1. Tên khoa học: Cây hoa trà có tên khoa học là Camellia

Nguồn gốc: Cây hoa trà có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới và tập trung chủ yếu ở khu vực các nước châu á khí hậu mát cận nhiệt đới: Việt nam, Hàn quốc, Nhật bản, Trung quốc.

1.2. Đặc điểm của cây hoa trà: Hoa trà là cây thân gỗ, mọc thành bụi cao khoảng 1 – 2 mét. Lá hoa Trà thuộc dạng lá đơn, xếp so le nhìn qua khá giống lá chè, mép lá có các khía màu xanh đậm và dày phiến. Cây có quả.

Quả vậy, cành lá cây hoa trà không có gì đặc biệt, trông na ná cây chè. Nhưng cây trà lại có hoa đẹp đến kỳ lạ. Loại trà nào hoa cũng nhiều đến mức dày đặc cây, thường người trồng phải lảy bỏ bớt nụ đi. Mỗi hoa nở ra rất nhiều cánh.

1.3. Một số giống trà hiện nay

– Trà thơm Trinidad: Cây trà thơm trinidad là giống trà quý ra nhiều hoa, bông to từ 6-9cm nở cân đối trên các cành. Màu hồng

Mỗi màu đều mang một vẻ đẹp riêng tuy nhiên màu hồng được yêu chuộng hơn cả bởi sắc hoa và nhụy hoa màu vàng nhìn rất đặc biệt. Từ lúc ra nụ đến lúc hoa bung nở độ bền phải được từ 7-12 ngày. Mùa ra hoa: Hoa trà ra hoa vào cuối đông và đầu xuân chính vì vậy mà mỗi khi Tết đến xuân về người ta lại tìm mua trà thơm này để trồng trang trí trong nhà. Hoa giống kép (bát diện) chăm tốt có thể to gần bằng cái bát con.

– Bạch trà: Hoa bạch trà toàn bông hoa một màu trắng ngần tinh khiết, trong sáng đến tuyệt trần. Thời xưa bạch trà nở trước tết nhưng nếu cây to vẫn còn nhiều hoa chơi Tết. Hiện nay với kĩ thuật trồng và chăm sóc nên người ta ta lại có thể điều khiển được để bạch trà nở rộ hoa đúng Tết.

– Trà lựu: Còn trà lựu có vẻ đẹp cuốn hút đến mê hồn, hiện rất quý hiếm, nỗi lo tiệt chủng đang đặt ra. Hoa màu đỏ cam. Mỗi năm trà đơm hoa một vụ kéo dài tới vài ba tháng.  Hoa nở nhiều trong thời gian dài, cánh hơi xoăn, màu đỏ rực. Loại này đặc biệt quý hiếm, phổ biến ở các vùng lạnh. Hoa Trà Lựu đẹp cuốn hút đến mê hồn và hiện các nhà trồng hoa đang có nỗi lo tuyệt chủng.

Cây Trà hoa vàng:  có tên khoa học là Camellia chrysantha hay còn được gọi là Golden Camellia, được mệnh danh là “nữ hoàng của cây hoa Trà”. Hoa Trà vàng có màu vàng sáng với 2 lớp cánh, nhụy vàng cam. Lúc chưa ra hoa nụ hoa to bằng ngón tay cái người trưởng thành, nụ như cục vàng cực ấn tượng.

– Cây trà hồng: Hoa Trà hồng còn được gọi là Hồng trà (hoa Trà cung phấn hay Trà cung đình): Hoa có màu phấn hồng pha lẫn sắc trắng, nhẹ nhàng thanh khiết, giống như má hồng của người thiếu nữ đang yêu.

– Cây trà thâm hồng bát diện: Trà thâm hay Trà thâm hồng bát diện với cánh hoa màu đỏ hơi thâm, cánh kéo, đan xếp gồm 8 lớp cánh xếp chồng lên nhau cực đẹp mắt.

1.4. Đặc điểm sinh thái của cây hoa trà

Trà không chịu nắng nên phải làm dàn lưới nilon, phên nứa hoặc mành mành để tạo bóng rấm mát. Nhà chơi một vài chậu thì có thể để nơi nào có bóng mát cả ngày nhất là trưa và chiều. Nên tránh nơi bị cớm các cây to hoặc sát các bức tường xây mùa hè tường nóng hầm hập.

Trà cần độ ẩm cao từ 50 – 70% nên những ngày nắng nóng sáng nào cũng nên phun nước như mưa ướt đẫm toàn bộ trà và môi trường. Nếu thiết kế được dưới các chậu trà là bể nước thì thật là tối ưu. Trà ưa nơi thoáng gió nhưng tránh gió lùa. Trà ưa độ pH đất 5-5,5

  1. Kỹ thuật trồng chăm sóc hoa trà

2.1. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng của trà là quanh năm nếu là trồng cây giống ban đầu nhưng thông thường thời vụ chính là đầu riêng tiết tháng 2 âm lịch hàng năm

2.2. Nhân giống

Giống trà thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành như cây chè. Vào thời điểm cuối năm tháng 9 – 10 âm lịch những cây mẹ cắt hom chăm sóc cho cây nhú mắt cua sau đó cánh cành giâm. Chiều dài cành giâm dài 7-10cm trên cành có từ 2-3 cặp lá trên kẽ lá có nhứng mầm mắt nhú ra. Không dung cành giâm mà không có mắt cua nhú ra. Dùng thuốc RiDomil- gol xử lý sau đó dung thuốc giâm chiết nhúng cành trà khoảng 1-2 phút mang ra giâm vào cát sạch và che tối cho luống giâm. Chú ý tạo độ ẩm bề mặt 80% và luống giâm 70% là phù hợp. sau 3 – 5 tháng giâm trà ra rễ và phát triển mầm có thể đóng vào bầu sau 7-9 tháng thì có thể đem trồng ngoài ruộng sản xuất.

2.3. Đất trồng

Hoa trà cần nước nhưng không chịu được úng. Rễ cây hoa trà là dòng rễ tơ mỏng manh rất dễ bị tổn thương đứt gãy nên rễ trà không thích hợp với đất phù sa hay đất có tính chất tan dễ kết dính. Chính vì vậy đất trồng phải là loại đất thịt nặng, đất có kết cấu viên cục, giàu mùn và có độ tơi xốp. Tốt nhất nên dung đất vãng cày đất ruộng ải hỏa tầng đất thứ hai sau lớp đất màu trên mặt ruộng cấy, hoặc có thể dung đất bùn ao tầng thứ hai phơ khô tạo cục.

Khi trồng cây phải chọn đất có nhiều cỡ hạt để tránh bị bết dính, khó thoát nước dẫn đến nghẹt rễ nhưng vẫn phải giữ được độ ẩm cho cây.

2.4. Chăm sóc

Không bao giờ để mặt đất trong chậu trà khô thành màu trắng. Luôn phun tưới để cung cấp đủ nước và độ ẩm cho trà. Nước tưới trà phải là nước không có hóa chất, không phải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Luôn giữ cho lá trà sạch sẽ bằng cách thỉnh thoảng dùng vòi nước bơm xịt rửa sạch hai mặt lá. Gặp trường hợp lá quá bẩn hoặc có rệp thì phải rửa từng lá. Cách rửa là lật chậu trà nằm nghiêng, kê một chậu nước to cho vừa độ cao rồi dìm từng cánh trà xuống nước mà rửa cả hai mặt lá.

Xoay chậu trà để rửa được mọi cành. Nếu trà bị sâu, rệp, nhện hại thì nên hòa loãng thuốc trừ sâu loại nhẹ mà phun thật kỹ. Phân bón trà có thể dùng đa dạng, trừ phân hóa học. Các loại phân bón lá đều dùng được. Phân bón gốc là phân chuồng ủ kỹ, phân vi sinh, nước ngâm động thực vật đã hoai mục, nước hố xí tự hoại ở bể cuối cùng chứa nước trong, nước giải … đều được Nhưng tất cả đều phải bón lượng rất ít hay pha thật loãng và mỗi tháng cũng chỉ bón tưới một vài lần thôi. Tham bón tưới nhiều trà sẽ chết.

2.5. Sang chậu:

Việc đưa cây hoa trà ra khỏi chậu không đánh bầu, không cắt rễ, không tóm gốc nhổ lên. Phương pháp là nghiêng chậu lắc mạnh, xoay các chiều mà lay cho vầng đất tách ra khỏi thành chậu rồi đổ cây thật khéo nhằm bảo vệ được tối đa bộ rễ lụa. Việc đưa cây vào chậu mới trước tiên là phải xử lý lỗ thoát nước ở đáy chậu thật tốt. Dùng mảnh sành úp kênh trên lỗ rồi xếp một lớp xỉ cục rắn dưới đáy chậu.

Nếu cây to có thể hai người cùng bê, tuyệt đối không xách cây đưa vào chậu. Nếu xách cây sẽ bị vỡ bầu, đứt rễ. Cho một lớp mỏng đất cục vào đáy chậu. Tưới nước kiểu mưa rào. Cuối cùng xếp một lớp đất cục thật to có thể cao trên mặt chậu để giảm bớt sự rửa trôi và gây váng mặt đất chậu.

  1. Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh đốm than: bệnh đốm than là một trong những bệnh thường gặp của cây hoa trà. Bệnh thường phát sinh vào các tháng 6-7 trên lá cây con, đốm bệnh phát sinh nhiều ở ngọn lá và mép lá. Ban đầu là các đốm nâu vàng, sau đó thành đốm lớn, trên đốm có các chấm nhỏ màu đen. Bệnh có thể làm cho lá rụng. Phương pháp phòng trừ: chú ý sử dụng phân hữu cơ và P, K để tăng sức chống chịu bệnh, kịp thời cắt đốt lá bệnh; sau khi mọc chồi lá, phun thuốc Boocđô 1%, khi mới bị bệnh dùng thuốc Zineb 0,2% hoặc phun Topsin 0,1%.

Bệnh nốt u tuyến trùng: bệnh hại ở rễ làm cho bộ rễ biến nâu sẫm, có các nốt u nứt ra, rễ chính phình lên, không mọc rễ phụ, cây ngừng sinh trưởng. Phương pháp phòng trừ: trước khi trồng vào chậu cần tiến hành khử trùng đất; nếu phát hiện bệnh cần phải thay chậu. Phương pháp khử trùng là phơi đất 2-3 ngày, có thể dùng Nemagon 0,5% phun vào đất để diệt tuyến trùng.

            Bệnh bồ hóng: bệnh này thường gây hại lá và cành non, trên mặt lá phủ một lớp bột đen. Bệnh nặng ảnh hưởng đến quang hợp, có thể làm cho lá rụng. Phương pháp phòng trừ: cây trồng không nên quá dày, tiến hành tỉa cành thấu quang, thông thoáng gió; khi bị bệnh phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,30Be, 10-15 ngày phun 1 lần, phun 3 lần, cũng có thể dùng Topsin 0,2% để phun 3 lần cách nhau 7-10 ngày.

            Bệnh khô vằn: bệnh phát sinh trên lá, cuống hoa và cành non. Trên lá xuất hiện các đốm vàng và nâu rồi biến thành màu xám trắng, bệnh có thể làm cho lá rụng. Tháng 5-8 là mùa phát bệnh. Phương pháp phòng trừ: mùa đông cần chú ý cắt bỏ cành lá bị bệnh và đốt đi; xúc tiến sinh trưởng và tăng sức chống chịu bệnh. Có thể phun Daconil 0,2% hoặc nước Boocđô 1% hoặc Zineb 0,2% để phòng trừ.

Từ khóa » Cây Trà Mi Giống