Cây Hoa Trà My Cổ 7 Năm Tuổi Đang Hoa Cao 1,2m - 1,5m
Có thể bạn quan tâm
Cây Hoa Trà Mi Đang Hoa Cao 80 - 1m
Cây Hoa Trà Mi là loại hoa tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết. Vẻ đẹp trong trắng, bình dị, mang đậm nét hoài cổ của trà mi đã làm say đắm lòng người yêu hoa cây cảnh sưa nay. Người xưa có câu “Vua chơi lan, quan chơi trà” điều này nói lên đẳng cấp của trà mi. Trà mi dành cho những người yêu nghệ thuật cây cảnh thật sự.
Trà mi có rất nhiều loại như cây hồng tra, cây hoa bạch trà, cây hoa trà thâm hồng bát diện (trà đỏ), cây trà lựu… mỗi loại có một nét đẹp riêng.
Kỹ thuật trồng hoa trà mi vào chậu
Chọn đất chồng trà là khâu kỹ thuật quan trọng bậc nhất trong toàn bộ quy trình trồng cây.
Cây trà mi thích nước và phát triển tốt trong điều kiện có lượng nước đầy đủ nhưng lại không chịu được ngập úng. Vì thế đất trồng phải là loại đất có độ chua, nhiều mùn, ít canxi, không bết và thoát nước nhanh, giữ ẩm tốt.
Đặc tính của bộ rễ trà my là lông hút, có nhiều sợi tơ mềm yếu, chỉ phát triển được qua những lớp khe hở của những loại đất mùn tơi xốp, độ ẩm cao.
Đất bùn ở ao hồ nuôi nhiều cá hoặc đất trồng được chè là thích hợp nhất.
Ta cũng có thể dùng đất đồi chộn cát sông và đem chộn thêm phân chuồng hoai.
Cách thứ ba ta có thể dùng đất trộn sẵn đóng bao bán ngoài thị trường.
Kỹ thuật trồng cây trong chậu:
Đầu tiên ta lấy mảnh sành hay 1 miếng gạch nhỏ úp lên lỗ thoát nước. Việc này đảm bảo cho chậu thoát nước tốt. Sau đó ta chọn các cục đất to nhất (khoảng 3 đến 4 cm) cho xuống lớp đáy. Lớp đất đáy này có chiều cao khoảng một phần ba chậu.
Tiếp theo ta cho lớp đất nhỡ (1 đến 3 cm) lượng đất này chiếm khoảng 1 phần 3 chậu. Ta phải chú ý đến việc ướm thử bầu cây sao cho bầu cây thấp hơn miệng chậu 2 cm. Ta dùng tiếp đất nhỏ để cho nhiều sang sung quanh.
Tiếp theo ta tiến hành xé, bóc vỏ bầu và đặt cây vào giữa chậu. Khâu bóc vỏ bầu khá quan trọng, cần tiến hành nhẹ nhàng và thật cẩn thận vì cây được trồng trong đất tơi nên rất dễ vỡ bầu (để hạn chế vỡ bầu người ta thường tưới nước trước khi bóc vỏ bầu).
Sau đó lại dùng đất nhỏ để trồng.
Tiếp đó ta phủ một lớp mỏng đất mịn phía trên giúp nắng nóng không làm ảnh hưởng đến rễ cây.
Kỹ thuật chăm sóc cây hoa trà mi
Chọn thời điểm tưới cây hoa trà: Với mùa hè, ta tưới 2 đến 3 lần 1 ngày vào sáng và chiều mát, tùy vào nhiệt độ.
Nếu là mùa thu thì tưới trung bình mỗi ngày 1 lần vào sáng hoặc chiều mát.
Mùa đông hay mùa xuân thì trung bình 2 đến 3 ngày tưới 1 lần, tùy thuộc vào thời tiết mưa hay khô. Đối với những ngày mưa thì không nên tưới cho cây.
Cách phun tưới: Tưới nước rất quan trọng cho trà mi. Không bao giờ được để đất trong chậu trà mi khô trắng, phải luôn tưới đủ ẩm cho cây.
Nên phun đều từ lá đến thân, không nên tập trung tưới mạnh vào gốc để tránh xói mòn gốc, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.
Đặc biệt, cây trà ưa nước sạch cho nên hạn chế nước có hóa chất và clo. Nếu dùng nước máy thì cần để qua đêm trong một thùng nhựa cho thoát hết Clo.
Cách chăm sóc lá và hạn chế sâu bệnh
Có thể dùng vòi phun nước dạng phun sương để rửa mặt trên và mặt dưới của lá trà mi khi lá bị bẩn, hoặc rửa từng lá một nếu không thể rửa sạch bằng cách phun nước.
Cắt tỉa các lá bị sâu bệnh và phun thuốc trừ sâu dạng bơm loãng vào hàng tháng, hoặc có thể dùng rượu ngâm tỏi, ớt gừng để trừ sâu cho lá.
Tuy nhiên khi trà mi đã ra hoa thì không nên sử dụng bất kỳ biện pháp trừ sâu nào để không ảnh hưởng đến hoa trà mi.
Cách bón phân cho cây hoa trà mi
Phân bón cho trà mi có thể dùng đa dạng, nhiều chủng loại, tuy nhiên không dùng phân hóa học.
Phân bón gốc là phân chuồng đã được ngâm ủ kỹ, nước ngâm các loại động thực vật đã hoai mục (thường dùng cá hay ốc), phân vi sinh, nước giải, nước hố xí tự hoại ở bể cuối cùng chứa nước trong … đều được. Nhưng tất cả đều phải bón lượng rất ít phải pha thật loãng.
Mỗi tháng chỉ nên bón 2 lần, tham bón tưới nhiều cây trà sẽ chết. Đối với các loại phân bón lá ta đều có thể dùng được.
Để cây ra hoa đúng dịp tết
Đối với cây nhân giống bằng chiết cành hay dâm cành thì sau 2 năm sẽ cho lứa hoa đầu tiên. Đối với cây trồng hạt thì sau khoảng 4 năm mới cho lứa hoa đầu.
Đảo trà là một kỹ thuật quan trọng, đánh cây từ đất chuyển sang chậu cũng là đảo, chuyển cây từ chậu sang chậu cũng là đảo trà.
Để cây cho hoa đúng dịp tết thì ta tiến hành đảo trà vào khoảng giữa tháng 2 đến tháng 3 âm lịch để cây chuyển nụ.
Thời điểm đảo trà phụ thuộc vào thời điểm cây ra mầm non.
Sau khi cây bật mầm ta chăm sóc cho đến khi mầm ra lá non thì ta tiến hành đảo trà.
Chồi cây đáng lẽ là chồi dinh dưỡng nhưng nhờ việc đảo trà nó chuyển thành trồi sinh sản rồi hình thành nụ hình thành hoa.
Ngoài việc đảo trà đúng thời điểm ta cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây.
Thời điểm cây sinh trưởng mạnh cần bón phân có hàm lượng đạm và lân cao.
Thời điểm hình thành hoa và nuôi nụ ta nên bón phân lân và kali.
Lân giúp cây phát triển rễ còn phân kali giúp cây ra nhiều hoa, hoa đậm mầu và bền lâu.
Thứ ba ta cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây. Sau tháng 10 âm lịch đến mùa xuân năm sau ta không cần bón phân thêm nhưng cần phải tưới nước định kỳ cho cây.
Thứ tư ta cần chú ý đến vấn đề cung cấp ánh sáng cho cây. Đối với mùa đông và mùa xuân thì trời dâm mát. Để đảm bảo cây không dụng nụ, lá và hoa ta cần tháo mái lưới che nắng nhưng chỉ tháo mái mà vẫn giữ vách để che chắn gió lùa vào mùa đông.
Từ khóa » Cây Trà My Giống
-
CÂY GIỐNG HOA TRÀ MY 30-40CM
-
Cây Hoa Trà Mi Giá Tốt Tháng 8, 2022 | Mua Ngay | Shopee Việt Nam
-
Hoa Trà Mi Giá Tốt Tháng 8, 2022 Ngoài Trời & Sân Vườn - Shopee
-
Cây Trà Mi Giống (Cao 40cm – Ms:14859 )
-
Cây Hoa Trà Mi. Cung Cấp Giống Và Tư Vấn Kỹ Thuật Trồng, Liên Hệ ThS ...
-
Cây Giống Trà My Ngũ Sắc Sẵn Nụ
-
(giảm Giá) Cây TRÀ MY Hoa HỒNG CÁNH SEN Giống, Cây To Khỏe ...
-
Cây Trà Mi (Hoa Trà Mi) - Cây Hoa Cảnh
-
Mua Cây Hoa Trà Mi, Trà Cổ, Trà My, Trà đỏ, Trà Vàng, Sơn Trà, Cây Trà ...
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Trà My & Công Dụng Trong đời Sống
-
Cây Giống Hoa Trà My F1
-
Hạt Giống Hoa Trà My
-
Hoa Trà My Tứ Quý Nở Rộ Quanh Năm - Giống Cây được Yêu Thích Nhất