Cây Hoa Tường Vi Màu Đỏ Ghép Bằng Lăng

Cây Hoa Tường Vi Màu Đỏ Ghép Bằng Lăng

- Cây Đúng Gốc trong hình, Cây Ghép bằng lăng thuần lâu năm

- Hoa Tường Vi luôn được biết đến là một loài hoa đẹp, mang lại nhiều ý nghĩa may mắn với người trồng.

- Tường vi (Tên khoa học:Rosa multiflora) hay còn nhiều tên gọi khác như tường vi Nhật, dã tường vi là loài thực vật có hoa trong họ Hoa hồng. Tên gọi tường vi thường xuyên bị nhầm lẫn với một loài hoa khác là tử vi.

- Tường vi là một loài hoa thân cao nhưng những bông hoa lại nở theo chùm, cánh mỏng manh đung đưa theo gió đẹp quyến rũ lòng người.

- Tường vi được trồng như một loại cây cảnh, và cũng được sử dụng như một gốc ghép để ghép giống hoa hồng trang trí.

- Cây tường vi rất dễ trồng ở Việt Nam, thích hợp với khí hậu ấm áp ôn hòa, ít chịu được khô hạn, có tốc độ sinh trưởng trung bình. Bạn có thể chọn trồng trực tiếp ở sân vườn hoặc trồng trong chậu đất.

Cây Hoa Tường Vi 1

Đặc điểm của hoa tường vi:

Tường vi là cây bụi có chiều cao từ 1–2 m, Lá mang 5-9 lá chét bầu dục, dài 1,5–3 cm, rộng 0,8–2 cm, chóp tù, gốc tròn, gân bên 8-10 đôi, mép có răng nằm; cuống bên 1-1,5m; lá kèm có rìa lông và dính trọn vào cuống; nhánh nâu đậm, gai cong. Chùy ở ngọn nhánh; hoa rộng 3 cm, cánh hoa 1×1,5 cm, có hương thơm, màu trắng. Quả giả đen hoặc đỏ, tròn, nhăn, dài 7–8 mm.

Cây mọc hoang ở các bụi cây thứ sinh vùng thấp và được trồng làm cây cảnh. Có quả tháng 9 đến tháng 12, ra hoa tháng 2 đến tháng 5.

Hoa tường vi là loại hoa lưỡng tính. Cụm hoa hình chuỳ ở đầu cành. Nụ hoa hình cầu. Mỗi bông hoa khi nở, xòe ra 6 cánh xoăn có màu đỏ nhạt. Hoa lớn trung bình màu tím hay màu hồng, đôi khi gần trắng với cánh hoa có móng dài, phiến mảnh nhăn nheo. Nhị nhiều. Quả nang hình cầu, hạt có cánh.

Cây Hoa Tường Vi 2

Nguồn gốc của hoa tường vi

Mặc dù hoa hồng có nguồn gốc từ Châu Á nhưng tường vi thuộc họ hoa hồng của Đông Á. Hoa tường vi xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Ở Việt Nam, hoa tường vi được trồng nhiều nhất ở Hà Nội và Đà Lạt, đến đây chúng ta sẽ dễ bị lôi cuốn trước vẻ đẹp quyến rũ của những cánh hoa tường vi này.

Cây Hoa Tường Vi 3

Ý nghĩa của hoa tường vi

Hoa tường vi có nhiều màu sắc, và mỗi màu sắc lại mang một ý nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại chúng đều mang những thông điệp liên quan với tình yêu đôi lứa. Dưới đây là ý nghĩa hoa tường vi theo từng màu sắc cụ thể.

Hoa Tường Vi Đỏ - Tường Vi Huyết Long: Thể hiện mong muốn được yêu thương, được quan tâm tới người nào đó.

Cây Tường Vi Huyết Long

Hoa Tường Vi Trắng: Cũng giống như hoa hồng trắng, cẩm chướng trắng thì những đóa tường vi trắng cũng là đại diện của một tình yêu trong trắng và thuần khiết.

Hoa Tường Vi Phấn Hồng: Là lời hẹn ước sẽ mãi yêu nhau không bao giờ thay lòng đổi dạ. Sẽ luôn bên nhau cho đến hết cuộc đời.

Cây Tường Vi Huyết Long 2

Hoa Tường Vi Hồng: Khi được chàng trai nào đó tặng một đóa tường vi hồng. Bạn hãy hiểu rằng chàng trai đó đang muốn nói với bạn rằng ”Anh sẽ yêu em mãi mãi!”

Hoa Tường Vi Vàng: Tình yêu của em luôn là anh cảm thấy hạnh phúc và ấm áp. Thật hạnh phúc vì được yêu và có em ở bên cạnh.

Cây Tường Vi Huyết Long 2

Công dụng của cây:

Cây hoa tường vi là cây có hoa rất đẹp và được nhiều người ưa chuộng và thường được trang trí sân vườn, công viên, đường phố và trường học. Cây hoa tường vi có thể dùng để tạo dáng bonsai trong chậu rất bắt mắt.

Tường vi vị ngọt, tính mát, hợp với kinh mạch tim, dạ dày, tác dụng giải nóng, điều tiết dạ dày, cầm máu, giải sầu muộn, làm tan vết bẩm tím, thông khí, nổi cơ bắp. Trị chứng nóng nhiệt, thổ huyết, khô miệng, tả lị, sốt rét, chảy máu vì bị dao cứa, trúng gió… Người bị suy nhược phải cẩn thận khi sử dụng. Người bị bệnh nặng, mới hổi phục, không nên dùng.

Hoa tường vi dung làm trà uống, trị nóng nhiệt, tức ngực, thổ huyết, khô miệng, nôn mửa khi ăn uống. Hoa tường vi khô có thể đắp lên vết thương do bị dao cứa, làm tan vết bầm tím, hoạt huyết, nổi cơ bắp.

Gốc cây còn được sử dụng như một gốc ghép cây hoa hồng, nhất là những giống hồng nhập ngoại chưa thích ứng được với khí hậu nước ta.

Trong đông y, quả tường vi được sử dụng để chữa phong thấp, kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh. Rễ được dùng để chữa máu cam, đi tiểu nhiều lần ở người già và trẻ nhỏ.

Lá được dùng để chữa mụn nhọt, hoa giúp thanh nhiệt.

Hướng dẫn trồng Hoa Tương Vi Tại Nhà:

Đất trồng: cây thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại đất thịt, đất phù sa màu mỡ. Loại đất ít dinh dưỡng cần bón phân cho cây thường xuyên để cây có thể phát triển bình thường được.

Cây Tường Vi Bonsai 1

Trồng trực tiếp ở sân vườn: Cây tường vi cần nơi đủ ánh sáng và loại đất thoát nước tốt. Đào hố sâu, rộng gấp đôi kích thước bầu đất. Bón lót các loại phân hữu cơ, vi sinh (phân rác, NPK, phân chuồng ủ hoại). Tưới nước đầy đủ cho cây, tránh khô hạn cũng như quá ẩm ướt.

Trồng cây trong chậu: Chậu tường vi cần đặt ở ban công, bệ cửa sổ – nơi có thể đón ánh sáng trực tiếp. Chọn loại đất nhiều dinh dưỡng, đất trồng trộn thêm tro trấu, xơ dừa, phân chuồng hoai. Khi trồng trong chậu, bạn chú ý cần nén chặt gốc cây để cây không bị gió lung lay làm ảnh hưởng đến bộ rễ (đặc biệt là rễ non).Vào mùa đông, bạn nên chôn chậu trong đất để ngoài trời.

Cây Tường Vi Bonsai 2

Ánh sáng: cây ưa sáng mạnh nên trồng cây trực tiếp dưới ánh nắng. Nếu cây trồng trong chậu nên đặt cây nơi ban công, sân hè có ánh sáng chiếu đến. Nếu cây trồng nơi bóng râm cây sẽ phát triển chậm và cho ít hoa hoặc có khả năng cây không cho hoa.

Bón phân: nên bón phân vào thời điểm mùa thu rồi khoảng tháng 5,6 bón phân cho cây lần 2 để cây sinh trưởng và phát triển nhanh. Khi hoa tàn nên cắt bỏ cành và lá héo để tạo điều kiện cho các cành khác phát triển bình thường.

Tưới nước: cây ưa ẩm nên tưới nước thường xuyên cho cây. Đặc biệt lượng nước cần tưới nhất là thời điểm ra hoa. Vào mùa đông nên hạn chế tưới nước tránh bị ngập úng nước.

Tỉa cành: sau mỗi đợt cây ra hoa cần tỉa cành, cắt bỏ lá, hoa tàn cho cây. Để cây mẹ có đủ dinh dưỡng nuôi các cành cây khác, nếu không 1 -2 năm nữa cây sẽ bị héo úa hoặc khả năng sinh trưởng kém.

Cây Tường Vi Ghép Bằng Lăng Cổ Thụ

Từ khóa » Ghép Tường Vi Vào Bằng Lăng