Cây Hoàng Bá Chữa Bệnh Gì? Đặc điểm Và Cách Trồng - Dược Liệu

Contents

  1. TÊN GỌI
  2. ĐẶC ĐIỂM
    1. Mô tả hình ảnh cây hoàng bá
    2. Phân biệt cây hoàng bá và hoàng bá nam (cây núc nác)
  3. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOÀNG BÁ
    1. Khí hậu, thổ nhưỡng
    2. Gieo hạt và ươm cây giống
    3. Cách trồng cây
  4. CÁCH DÙNG VỊ THUỐC HOÀNG BÁ
  5. HOÀNG BÁ CHỮA BỆNH GÌ?
    1. Chữa viêm gan, vàng da, nước tiểu đỏ vàng
    2. Chữa bệnh lỵ ra máu ở trẻ nhỏ
    3. Chữa viêm ruột, viêm dạ dày cấp
    4. Chữa ung nhọt, phát ban ngoài da

Hoàng bá hay có nguồn gốc tại Trung Quốc, nay đã trồng nhiều ở Việt Nam. Cây này là cây thân gỗ to. Cây trồng tới 10 năm mới bắt đầu cho thu hoạch vỏ làm dược liệu.

TÊN GỌI

  • Tên tiếng Việt: Hoàng bá, Hoàng nghiệt, quan hoàng bá
  • Tên khoa học: Phellodendron amurense
  • Họ khoa học:  Rutaceae.
  • Giới (regnum): Plantae
  • Bộ (ordo): Sapindales
  • Họ (familia): Rutaceae
  • Chi (genus): Phellodendron
  • Loài (species): P. amurense

ĐẶC ĐIỂM

Mô tả hình ảnh cây hoàng bá

Cây này có thân to lớn, tán lá rộng. Thân cây có khi cao tới 20m. Bao quanh thân là lớp vỏ dày và sần sùi, bề ngoài lớp vỏ màu xám nâu, mặt trong bao bọc thân gỗ màu vàng ngà. Từ thân chính tỏa ra các cành có màu nâm xám hoặc màu nâu tía.

Cây hoàng bá
Hình ảnh cây hoàng bá

Lá cây hoàng bá là dạng lá kép. Lá cây mọc đối. Phiến lá hình bầu dục, đầu lá nhọn, mép lá nguyên, không có răng cưa. Hai mặt lá có màu sắc khác nhau. Mặt lá hướng ánh sáng mặt trời màu xanh sẫm, có các đường gân bám lông, mặt ngược lại màu nhạt hơn và được bao phủ nhiều lông hơn.

Vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, cây hoàng bá trưởng thành sẽ trổ hoa. Những cụm hoa mọc ra từ ngọn của thân chính và đầu các cành. Hoa có màu vàng lục, thi thoảng có màu vàng nhạt. Sau khoảng 3 tháng ra hoa cây kết quả. Quả hoàng bá hình cầu, bên trong có từ 2 đến 5 hạt nhỏ rất cứng.

Phân biệt cây hoàng bá và hoàng bá nam (cây núc nác)

Hoàng bá nam hay còn gọi là cây núc nác thường bị nhầm với dược liệu hoàng bá do tên gọi gần giống nhau, nhưng thực chất đây là 2 loại dược liệu khác nhau hoàn toàn. Do đó về tác dụng, cách dùng của 2 dược liệu cũng khác nhau nên cần phải phân biệt rõ ràng, tránh nhầm lẫn trong nhận dạng và sử dụng.

Phân biệt hoàng bá
Hoàng bá và hoàng bá nam đặc biệt khác nhau ở phần quả

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOÀNG BÁ

Khí hậu, thổ nhưỡng

Hoàng bá là loài cây lâu năm, thích hợp với những vùng đất có khí hậu lạnh mát quanh năm. Nhiệt độ phù hợp nhất để trồng cây là từ 15 đến 20 độ C, lượng mưa khoảng 2500mm/năm. Ở nước ta, hoàng bá được trồng nhiều ở Lào Cai.

Đất trồng cây hoàng bá cần có tầng canh tác sâu và đất phải chứa nhiều mùn. Cây ưa thích những vùng đất ven suối, khuất gió, trong thung lũng có nhiều đất màu và độ ẩm cao. Hoàng bá không thích hợp với đất khô cằn, đất giốc, ít nước đồng thời lại nhiều nắng gió.

Gieo hạt và ươm cây giống

Cây hoàng bá là loài cây gieo hạt. Thích hợp gieo hạt ươm giống vào tiết trời mùa xuân khoảng tháng 2, tháng 3. Tiến hành làm đất trước nửa tháng mới gieo hạt. Cần lên luống, tránh ngập úng và trộn phân chuồng với đất để bón lót.

Trước khi gieo hạt cần ngâm hạt hoàng bá trong nước 1 ngày. Tiến hành gieo hạt theo tỉ lệ 1kg hạt giống cho 1 sào Bắc bộ rồi sau đó phủ đất màu, và phân hữu cơ lên trên mặt hạt giống đồng thời phủ rơm rạ lên để giữ ẩm cho đất.  hặc đất cso phan hữu cơ lên rạch 1 lớp dày độ 1cm. Sau đó, phủ rơm rạ hay cỏ khô để giữ ẩm và chống kết váng ở mặt luống. Thường xuyên tưới đủ nước và phòng chống sâu bệnh cho cây giống.

Cách trồng cây

Sau 1 năm gieo hạt, thì bắt đầu tách cây và trồng xuống vùng đất đã lựa chọn. Cần đào hố sâu, rộng và bón phân chuồng hoai mục trước khi trồng. Thời điểm thích hợp để trồng cây con là tháng 2-3 lúc tiết trời còn ẩm. Lưu ý, khi đào cây tránh để đứt rễ. Đặt cây thẳng vào hố rồi vun đất dần lên sau đó nén chặt đất. Tưới cây đủ ẩm, thường xyên làm cỏ và vun gốc cây. Sau 10 năm trồng thì cây bắt đầu cho thu hoạch vỏ.

CÁCH DÙNG VỊ THUỐC HOÀNG BÁ

Cây hoàng bá cho ta vỏ cây để làm thuốc. Vào khoảng tháng 3 đến tháng 6 hàng năm, người dân thu vỏ, cạo sạch lớp ngoài sần sùi rồi phơi khô để làm dược liệu.

Vị thuốc hoàng bá
Vỏ cây hoàng bá được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh

Để làm thuốc cần chế biến hoàng bá như sau:

  • Thái phiến: Đem vỏ cây hoàng bá đi ủ mềm rồi thái phiến dài chừng 5cm, rộng 3cm, có thể thái chéo.
  • Sao vàng: đem các phiến hoàng bá sao trên lửa nhỏ, khi nào vỏ cây chuyển sang màu vàng đậm là thành.
  • Than hoàng bá: Đem các phiến hoàng bá đã thái đi sao cho đến khi dược liệu chuyển màu đen thì thôi. Để hoàng bá ra ngoài, phun một ít nước lên trên.
  • Tẩm rượu: Lấy 10 cân hoàng bá với 2 lít rượu trộn đều rồi ủ trong nửa tiếng rồi đem sao dưới lửa nhỏ cho đến khi khô hẳn.
  • Tẩm muối: Lấy 10 cân hoàng bá và 1 lạng muối hạt. Pha muối tan trong nước rồi trộn đều vào hoàng bá ủ 30 phút. Sau đó cho lên sao dưới lửa nhỏ đến khô kiệt.

HOÀNG BÁ CHỮA BỆNH GÌ?

Cây hoàng bá được lấy vỏ làm nên vị thuốc hoàng bá. Trong vỏ cây hoàng bá có rất nhiều alcaloid và các hợp chất phenolic khác. Theo Đông y, hoàng bá có vị đắng, tính hàn. Vị thuốc hoàng bá quy vào kinh thận, bàng quang. Tác dụng của hoàng bá là thanh nhiệt tả hỏa, lợi thấp giải độc, tư âm. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu hoàng bá:

Chữa viêm gan, vàng da, nước tiểu đỏ vàng

Bài thứ 1: Lấy hoàng bá 12gram, chi tử 16gram cùng với cam thảo 4gram. Dùng 3 vị này sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thứ 2: Lấy hoàng bá 8gram, đại hoàng 8gram, nhân trần khô 20gram cùng với chi tử 12gram sắc nước uống ngày 1 thang.

Chữa bệnh lỵ ra máu ở trẻ nhỏ

Lấy hoàng bá 20gram và xích thược 16gram. Tất cả trộn đều rồi tán bột mịn  rồi làm hồ hoàng viên thành viên nhỏ như hạt gai. Sử dụng cho trẻ nhỏ từ 10-20 viên khi bị bệnh lỵ, đại tiện ra mấu.

Chữa viêm ruột, viêm dạ dày cấp

Lấy 12gram hoàng bá và 8gram mộc hương. Dùng sắc nước uống ngày 1 thang.

Chữa ung nhọt, phát ban ngoài da

Lấy vị thuốc hoàng bá tán bột mịn rồi pha cùng nước chè đặc, thêm 12gram khổ sâm sắc nước cô đặc dùng rửa ngoài hàng ngày.

*** Lưu ý: Vị thuốc hoàng bá không được sử dụng cho người vị yếu, ăn uống khó tiêu, người mắc chứng tỳ hư tiêu chảy.

Từ khóa » Hoàng Bá Nam Là Cây Gì