Cây Hương Nhu: Đặc điểm, Tác Dụng Dược Lý, Bài Thuốc Trị Bệnh

Cây hương nhu

Cây hương nhu

Đặt lịch

Cây hương nhu là vị thuốc dân gian có tác dụng như: hành thủy, giảm sốt, lợi thấp… nên được dùng nhiều trong việc điều trị cảm mạo, phong hàn, tiêu chảy, chảy máu cam, đau bụng, tiểu lỏng..

tác dụng cây hương nhu
Hình ảnh cây hương nhu tím.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên dân gian: É tía, Hương nhu tía, Hương nhu trắng.

Tên Hán Việt: Nhu, Bạch hương nhung, Bạch hương nhu, Hương Thái, Mật phong thảo, Mậu dược, Nô dã chỉ, Thạch giải, Nhưỡng nhu, Sơn ông, Hương nhự, Trần hương nhụ.

Tên khoa học: Ocimum gratissmum Linn

Họ: Họ Hoa Môi (Lamiaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả: 

  • Hương nhu trắng: Cây thân thảo, cao từ 0.5 – 1.5 m, thân vuông. Lá hình trứng nhọn, nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới lá, cuống dài. Hoa không đều, thường mọc nhiều tại ngọn cành, có màu nâu, thường rụng nhiều chỉ khi còn lại đài. Cây thường mọc hoang, có mùi hắc, khó uống nên chủ yếu được dùng để khai thác giá trị tinh dầu.
cây hương nhu
Hình ảnh cây hương nhu trắng.
  • Hương nhu tía: Thân hình vuông, mặt ngoài có màu nâu nhạt đến tím, có nhiều nếp nhăn dọc, lông mịn. Lá cây khô, giòn, nhăn nheo, hình trứng nhọn, có cuống dài, mặt trên màu nâu, mặt dưới nâu nhạt. Hoa có màu nâu nhạt hình môi. Qủa bế. Cây có mùi thơm, thường được trồng trong vườn gia đình.

Phân bố: Cây mọc hoang ở vùng đồng cỏ, ven lề đường tại nhiều miền quê trên khắp cả nước. Hương nhu cũng được trồng làm dược liệu tại các tỉnh ở đồng bằng và miền núi.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: toàn bộ cây (trừ phần rễ).

Thu hái: Hương nhu nên được thu hái vào thời điểm đang ra hoa hoặc khi hoa đã đậu quả.

Chế biến:

Hương nhu làm thuốc dùng tươi hay khô đều được.

  • Dùng khô: Hương nhu sau khi thu hoạch cần cắt bỏ rễ cây, đem phơi phơi khô trong bóng râm.
  • Dùng tươi: Rửa sạch, vắt lấy nước uống.

Bảo quản:

Thảo dược cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc hoặc ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

4. Thành phần hóa học

Trong cây hương nhu có chứa những thành phần hóa học sau đây:

  • Cavacrol 10,15%
  • Thymol 9,82%
  • b-Caryophyllene 10,93%
  • Transbergamotene 10,90%
  • Humulene 11,83%
  • g-Terpinene 4,35%
  • a-Pinene 1,23%
  • p-Cynmene 4,06%
  • Camphene 2,62%
  • Limonene 0,15%
  • b-Farnesene 0,25%
  • Elshotzidol

5. Tính vị

Hương nhu có vị cay, tính hơi ôn (theo Biệt lục).

6. Qui kinh

  • Vào kinh Vị, Phế (theo Công bào Chích Luận).
  • Vào kinh Thái âm Tỳ, kinh túc Dương minh, thủ Thiếu âm Tâm (theo Bản Thảo Kinh Sơ).
  • Vào kinh Vị, Phế, Tâm, Tỳ, Bàng Quang, Vị (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Vào kinh Vị và Phế (theo Lâm sàng Thường dụng Trung dược Thủ sách).

7. Tác dụng dược lý

Theo các chuyên gia y học cổ truyền, hương nhu có tác dụng:

  • Chủ hoắc hoạn (trị tiêu chảy), đau bụng, nôn mửa – theo sách Biệt lục.
  • Chủ cước khí hàn thấp (đau nhức bên trong gót chân do hàn thử thấp xâm nhập) – theo Bản Thảo Cương Mục.
  • Phát hãn (làm cho ra mồ hôi), hành thủy, lợi thấp – theo Trung Dược học.
  • Phát hãn, lợi thấp, thanh thử, tán thủy: trị chứng sốt mùa hè, chứng sợ lạnh, không ra mồ hôi, phù thủng, bì thủy, phong thủy – theo Đông Dược học Thiết Yếu.
  • Tán hàn, giải biểu (đưa ngoài tà: phong, hàn, thấp, nhiệt ra khỏi cơ thể bằng đường mồ hôi), kiện vị, lợi niệu – theo Lâm sàng Thường dụng Trung Dược thủ sách.

8. Liều dùng, cách dùng

Liều dùng: 8 – 20 gam mỗi ngày.

Cách dùng: Dùng tươi hoặc khô đều được.

Xem thêm: Cây tô tử (tía tô) và những tác dụng với sức khỏe

9. Bài thuốc

Cách dùng dược liệu hương nhu trong điều trị bệnh:

  • Trị tâm phiền, hông sườn đau: Giã nhuyễn hương nhu, vắt lấy nước cốt uống ( Trúc Hậu Phương).
  • Trị hôi miệng: Sắc 1 nắm hương nhu, dùng nước trên để súc miệng (Thiên Kim Hương).
  • Trị nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đau đầu, chân tay bứt rứt (do mùa hè nằm chỗ gió, ăn đồ sống lạnh…): Tán thành bột 480 gam hương nhu, 280 gam hậu phác, bạch biển đậu rồi đem sắc với 2 chén nước, nửa chén rượu thành một chén, uống liên tục trong 2 ngày để kiện tì.
  • Trị chảy máu cam không dứt: Hương nhu tán bột, mỗi lần uống 4 gam (Thánh Tế Tổng Lục).
  • Trị phù thủng: Dùng 10 cân hương nhu khô vò nát, cho vào nồi với lượng nước ngập không quá một lóng tay, nấu cho khi nước cô lại, vo thành viên thuốc là được. Mỗi viên to bằng hạt ngô đồng. Người bị phù thủng uống 5 viên mỗi ngày, có thể tăng dần liều lượng, dùng đến khi lợi tiểu thì ngừng – Bản thảo Đồ Kinh.
  • Trị thương hàn, cảm mạo: Hương nhu đem tán thành bột, uống với 8 gam Rượu nóng – theo Vệ sinh Giản Dị phương.
  • Trị phong thủy, khí thủy, sưng phù cả người: Đem nấu một cân hương nhu, sau đó lọc bỏ bã rồi cô thành cao. Thêm 40 gam Bạch truật tán bột nhuyễn đem vo viên to có kích thướt như hạt ngô đồng. Uống 10 viên mỗi ngày (chia làm 5 lần uống, mỗi lần 2 viên), dùng cho đến khi lợi tiểu – theo Nhu Truật Hoàn, Ngoại Đài Bí yếu.
  • Trị chậm mọc tóc ở trẻ nhỏ: Sắc 80 gam hương nhu với 1 chén nước đặc, cho thêm nửa lạng mỡ lợn, sau đó bôi hỗn hợp trên lên da đầu trẻ – Theo Vĩnh Loại Kiềm Phương.
  • Trị lở da đầu: Sắc 80 gam hương nhu với 1 chén nước đặc, cho thêm nửa lạng mỡ lợn và hồ phấn, sau đó bôi hỗn hợp trên lên da đầu –  Theo Tử Mẫu Bí Lục.
  • Trị thủy thủng: theo Bản thảo sơ kinh, hương nhu kết hợp với Nhân sâm, truật, phục linh, mộc qua, bạch thược, xa tiền tử, quất bì thích hợp điều trị chứng thủy thủng.
  • Trị nôn kiết lỵ, vị viêm cấp tính: Sắc uống 12 gam Hương nhu, Thanh hao, Hồng lạt liệu – Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách.
  • Trị tiêu chảy, nôn mửa: Sắc uống 12 gam hương nhu, mộc qua, tử tô – Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách.
  • Trị phù thủng không ra mồ hôi, rêu lưỡi dày, ít ăn: Sắc uống 12 gam hương nhu và bạch truật – Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách.

10. Lưu ý

Khi dùng hương nhu trị bệnh, cần lưu ý một số điều sau:

  • Uống nhiều hương nhu có thể gây hao khí (Y Lâm Toản Yếu).
  • Người không có biểu thì không nên dùng ((Bản Thảo Tùng Tân).
  • Hương nhu có tính ôn, do đó không nên dùng khi nóng vì có thể gây nôn mửa (Bản Thảo Cương Mục).
  • Người bị trúng nhiệt, chân khí hư yếu cần hạn chế dùng hương nhu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Không dùng hương nhu cho người bị ra mồ hôi nhiều, biểu hư (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trên đây là một số thông tin về thảo dược hương nhu, hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh giới: Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ YHCT
  • Cây mồng tơi: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng chữa bệnh

Từ khóa » Cây Hương Nhu Tên Khoa Học