Cây Kèn Hồng: Hình ảnh, đặc điểm, ý Nghĩa Và Cách Trồng Tốt Nhất

Mục Lục Đặc điểm, nguồn gốc cây Kèn Hồng Công dụng của cây Kèn Hồng Ý nghĩa cây Kèn Hồng Cách trồng và chăm sóc cây Kèn Hồng tốt nhất

Đặc điểm, nguồn gốc cây Kèn Hồng

Cây Kèn Hồng có tên khoa học là Tabebuia rosea, thuộc họ Bignoniaceae. Đây là loài thực vật vốn có nguồn gốc từ khu vực châu Mỹ, sau này được du nhập sang các nước châu Á, xuất hiện nhiều ở Thái Lan rồi được mang đến Việt Nam để trồng và hình thành như ngày nay.

Cây Kèn Hồng là cây thân gỗ, có chiều cao thân trung bình từ 5-15m, đường kính thân cây có thể lên đến 50cm. Cây có rất nhiều tán lá và cành, lá cây có dạng hình bầu dục thuôn dài, gân lá chân chim nổi bật, chiều dài từ 7-10cm, màu xanh đậm, mặt trên nhẵn, mép lá không có răng cưa.

Cây Kèn Hồng: Hình ảnh, đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng tốt nhất - 1

Hình ảnh cây Kèn Hồng

Cây Kèn Hồng thường nở hoa vào tháng 4 hàng năm và kết thúc khi sang tháng 6. Hoa Kèn Hồng có dạng hơi giống với quả chuông, mọc thành từng chùm nhỏ, mỗi chùm có từ 4-6 bông hoa màu hồng nhạt trông vô cùng đẹp và bắt mắt. Khi hoa tàn sẽ tạo quả, quả của cây có dạng hình trụ dài, kích thước chỉ từ 8-15cm, bên trong có chứa rất nhiều hạt nhỏ có khả năng bay trong gió.

Công dụng của cây Kèn Hồng

Công dụng chính của cây Kèn Hồng đó chính là khả năng làm đẹp cảnh quan xung quanh. Do đó mà chúng rất được ưa chuộng để trồng tại công viên, vườn hoa hoặc đường phố để làm cây tiểu cảnh, cây trang trí.

Bên cạnh đó, với hình dáng cao lớn, tán lá rậm rạp nên cây Kèn Hồng có thể được sử dụng để làm cây che bóng mát, thanh lọc không khí, giảm thiểu tác động của các chất độc hại có trong không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đem đến không khí trong lành cho không gian sống xung quanh mà bạn sinh hoạt.

Ý nghĩa cây Kèn Hồng

Cây Kèn Hồng có vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng đầy cuốn hút, chúng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự lãng mạn, ngọt ngào trong tình yêu đôi lứa với sắc hồng tuyệt đẹp của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là loài hoa dành cho lứa tuổi học trò bởi mùa hoa Kèn Hồng nở rộ vào tháng 5 và tháng 6, là thời điểm học sinh kết thúc năm học và nghỉ hè.

Cây Kèn Hồng: Hình ảnh, đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng tốt nhất - 2

Cây Kèn Hồng tượng trưng cho sự lãng mạn, ngọt ngào

Cách trồng và chăm sóc cây Kèn Hồng tốt nhất

1. Phương pháp trồng

Cây Kèn Hồng có thể được trồng thông qua phương pháp gieo hạt giống hoặc bằng giâm cành. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn phương pháp giâm cành để tiết kiệm thời gian trồng và chăm sóc cho cây non. Nếu gieo hạt giống, hạt cần phải chất lượng, không bị hỏng, lép mới mong nảy mầm nhanh, đem hạt giống ngâm trong nước ấm trong 24h để kích mầm. Còn nếu chọn giâm cành, lấy cành non từ cây mẹ khỏe mạnh, sau đó ngâm trong dung dịch kích rễ vài tiếng trước khi trồng.

2. Đất trồng

Đất trồng cho cây Kèn Hồng nên lựa chọn loại đất thịt, giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt cho rễ và độ tơi xốp cao.

3. Kỹ thuật trồng

Khi bắt đầu gieo hạt hoặc giâm cành, hãy chuẩn bị một bầu đất gồm có đất thịt, cát pha, mùn và vỏ trấu. Sau đó cho hạt giống xuống bầu để gieo hoặc cắm cành non để giâm vào bầu đất. Tưới nước dưỡng ẩm thường xuyên cho đến khi hạt nảy mầm thành cây non hoặc cành cây đã ra rễ và bắt đầu cho ra lá là có thể mang ra hố đất để trồng.

Khi mang ra hố, bạn cần đào sẵn một hố có kích thước 30x30, cho 0,5kg phân chuồng ủ hoại hoặc phân NPK xuống hố rồi trộn đều. Mỗi ngày tưới nước đều đặn vào hố đất trước khi trồng cây khoảng 1 tháng. Sau thời gian đó, bắt đầu cho bầu đất chứa cây non xuống hố đất để trồng, rạch bỏ nilon bọc hố đất để cây có thể đâm rễ và phát triển trong đất trồng mới.

Cây Kèn Hồng: Hình ảnh, đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng tốt nhất - 3

Cây Kèn Hồng sẽ nở rất đẹp nếu được chăm sóc đúng cách

4. Nước tưới

Với cây Kèn Hồng khi mới trồng, bạn có thể dùng nước vo gạo hoặc nước sạch mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

5. Phân bón

Khi cây Kèn Hồng đã bắt đầu phát triển và cao khoảng 30cm, khi này bạn bắt đầu có thể bón phân cho cây dưới dạng phân pha loãng với nước để tưới định kỳ 1 lần/tuần.

6. Phòng sâu bệnh

Do là cây thân gỗ nên cây Kèn Hồng rất dễ bị các loại sâu và côn trùng làm tổ, tấn công. Bạn nên phun các loại thuốc diệt côn trùng lên thân cây để bảo vệ cây Kèn Hồng hoặc có thể bôi vôi xung quanh gốc để hạn chế côn trùng làm tổ.

Cây Xoài: Hình ảnh, đặc điểm và cách trồng ra nhiều quả Cây Xoài: Hình ảnh, đặc điểm và cách trồng ra nhiều quả Cây Xoài là một loài cây đặc biệt khi vừa có thể làm cây ăn trái mà vừa có thể làm cây cảnh phong thủy trang trí cho ngôi nhà của bạn. Hãy cùng tìm... Bấm xem >>

Từ khóa » Cây Kèn Hồng