Cây Khế Bonsai - Cây Cảnh Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Cây khế thường được trồng để lấy quả, nhưng trong giới cây cảnh người ta dùng để tao ra những cây có khế dáng đẹp thu hút được người xem và còn được gọi là cây khế bonsai.
Tên thường gọi của cây : Khế
Tên gọi khác: Ngũ Liêm Tử, dương đào, khế giang, Khế Ta, Khế Cơm, ngũ lãng tử.
Tên khoa học của cây: Averrhoa carambola
Họ : Oxalidaceae (họ chua me đất)
có nguồn gốc từ Sri Lanka.
Cây gỗ thường xanh cao tới 10-12m. Lá kép lông chim gồm 3-5 đôi lá chét nguyên, mỏng hình trái xoan nhọn. Cụm hoa ngắn, thành chùm xim, ở nách các lá, nụ hoa hình cầu. Hoa màu hồng hay tím. Đài hoa có 5 lá đài thuôn mũi mác, ngắn bằng nửa tràng. Tràng gồm 5 cánh hoa mỏng, tròn ở ngọn, dính với nhau ở 1/3 dưới, 5 nhị đối diện với các lá đài xen kẽ với 5 nhị lép. Bầu hình trứng, phủ lông tơ; 5 lá noãn tạo thành 5 ô, mỗi ô đựng 4 noãn; vòi ngắn, đầu nhuỵ phồng. Quả to, tiết diệt hình ngôi sao 5 múi.Mùa hoa tháng 4-8, quả tháng 10-12.Tuy nhiên nói tới kỹ thuật trồng cây khế bonsai không phải ai cũng có thể làm được bởi nó đòi hỏi niềm đam mê, sự cần mẫn trong việc cắt tỉa cũng như chăm sóc để cây luôn khỏe mạnh, xanh tốt quanh năm.
Cây khế phát triển rất chậm, thân ngắn và tán ra nhiều nhánh, rậm rạp, rộng, tròn và đạt chiều cao từ 6 đến 9 m. Lá khế nhanh rụng, sắp xếp xoắn, mọc xen kẻ, kép lông chim lẻ, dài 15 đến 20 cm, với 5 đén 10 lá chét gần như mọc đối, hình trứng hay hình trứng thuôn dài từ 4 đến 9 cm. Các lá mềm, màu xanh trung bình, mặt trên hơi trơn , lông mịn và trắng ở mặt dưới. Lá chét rất nhạy cảm với ánh sáng và có khuynh hướng gập lại vào ban đêm hoặc khi cây bị lắc đột ngột.
Một số loại khế bonsai ở nước ta Khế, khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang
Cụm hoa nhỏ có cuống màu đỏ nhẹ , màu hoa cà, sọc tím, hoa phủ lông tơ, rộng khoảng 6 mm, được mọc ra trên các cành cây ở nách lá.
Quả của khế hình thuôn, theo chiều dọc chia 5 đến 6 góc, dài 6.5 đén 15 cm và rộng đến 9 cm, vỏ mỏng màu cam vàng. Quả khế ngon ngọt, giòn, thịt màu vàng khi chín. Lát cắt quả hình ngôi sao rất đẹp. Quả có hạt màu nâu, dài 6 đén 12 mm và củng quá quả không có gì cả.
Cây khế phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới của nước ta. Chúng được ứng dụng nhiều trong cảnh quan làm bonsai cây cảnh, dùng làm thực phẩm…
Cây khế dáng bonsai hình chuột túi. Cây khế với lợi thế cả lá, hoa và quả nhìn đều rất đẹp. Cây trổ lá rồi đơm hoa, kết trái, sự tiếp nối theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển tạo nên sự biến đổi về mặt thị giác cho người thưởng thức.
- Kỹ thuật trồng cây khế bonsai
- Cách tạo thế bonsai cho cây khế
- Cách chăm sóc cây khế bonsai
- Đất trồng cây khế bonsai
- Điều kiện nhiệt độ trồng cây khế bonsai
- Chọn thời vụ trồng thích hợp
Kỹ thuật trồng cây khế bonsai
Cho đến nay người ta vẫn trồng cây khế bằng hạt song gần đây phương pháp ghép mắt, ghép áp, ghép cành cũng được áp dụng rộng rãi. So với cách ghép thì cách trồng bằng hạt tương đối dễ hơn, song cây khế lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo. Do đó để có cây khế cảnh phát triển nhanh nên chọn phương pháp kỹ thuật trồng cây bằng cách ghép.Nếu theo cách gieo hạt nên tiến hành nhân giống khế bằng cách lọc lấy hạt, bỏ lớp nhầy bao quanh, rửa sạch rồi gieo luôn hoặc phơi trong bóng râm để lưu trữ. Nên gieo vào giá thể ẩm, tơi xốp vào mùa xuân, giữ ẩm cho đất 15-20 ngày hạt sẽ nảy mầm và bén rễ. Khi cây con được 5-7 lá thì đem chuyển bầu hoặc trồng xuống đất.Cách tạo thế bonsai cho cây khế
Mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Đối với cây khế là loài thân gỗ có đặc tính thân cành giòn, người trống rất khó tạo thế, tạo dáng như các giống cây cảnh khác.Việc uốn cây bằng dây quấn, dây chằng hay các loại dây khác như kẽm là cách dễ thực hiện nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất.Đối với dây kẽm hay dây đồng, dây nhôm có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau, từ độ mềm đến độ cứng để thích dùng uốn cho từng cây, từng cành nhỏ hay lớn, già hay non.Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.Lưu ý, một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm như trên.Cách chăm sóc cây khế bonsai
Dù nước luôn là yếu tố quan trọng nhất đối với việc trồng bất cứ cây nào nhưng đối với cây khế nếu tưới quá nhiều trong thời kỳ đầu sẽ rất bất lợi vì cây có thể thối rễ bất cứ khi nào. Do đó, lượng nước tưới cho khế vừa phải, chỉ cần chú ý khi cây trong giai đoạn từ cây con đến khi trưởng thành. Giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm thì tăng cường tưới, thời tiết khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều.Bón phân cho cây khế cũng không cầu kỳ, tuy nhiên trong giai đoạn nuôi quả, nên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm. Cũng nên cắt tỉa cây trong giai đoạn trưởng thành để cây đều tán, không nên cho nắng rọi vào thân cây. Cắt tỉa cành cây sâu bệnh, cành già, yếu để tăng cường dinh dưỡng nuôi cây, nên cắt tỉa cành trước lúc ra hoa hoặc sau khi thu hoạch quả.Đất trồng cây khế bonsai
Do cây khế không chịu được sự ngập úng nên loại đất phù hợp khi trồng là phải đảm bảo nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp. Cây khế rất cần nước trong giai đọan nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy khi nuôi quả, phải đủ ẩm cho vườn khế nếu cần thì phải tưới cho đất luôn ẩm.Điều kiện nhiệt độ trồng cây khế bonsai
Do sức sống mãnh liệt nên cây khế chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất vẫn là từ 22 đến 25oC sẽ cho ra quả chín đẹp mã và vị thơn ngon.Chọn thời vụ trồng thích hợp
Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối thu. Vì vậy, thời điểm thích hợp để trồng khế trong chậu cảnh là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ, cây sẽ cho hoa vào thời tiết ấm và khô. Tỉ lệ kết quả cũng vì thế mà tăng lên. Chọn thời vụ thích hợp sẽ giúp cây khế ngọt của bạn kết quả vào đúng vụ thu, là vụ cho quả chín đẹp và thơm ngon nhất.
5/5(1 Review)
Từ khóa » Chăm Sóc Cây Khế Bonsai
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Khế Bonsai đẹp Miễn Chê, Quả Lại Sai Trĩu Cành
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Bonsai
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Khế Bonsai
-
CHĂM SÓC UỐN CÀNH KHẾ BONSAI . - YouTube
-
CÁCH CHĂM CÂY KHẾ GÂN BONSAI PHÁT TRIỂN TỐT -5*6*2020
-
Cách Chăm Sóc Cắt Tỉa CÂY KHẾ Bonsai Cổ Thụ Dáng đẹp Có ...
-
CÁCH CHĂM SÓC CÂY KHẾ NGỌT TRONG CHẬU LÀM BONSAI
-
Cây Khế 'hóa' Bonsai Thu Về Tiền Triệu - Báo Thanh Niên
-
Cây Khế Bonsai - Dáng đẹp, Dễ Trồng Cho Ra Nhiều Quả.
-
Những ưu điểm Mà Cây Khế được Chọn Làm Cây Bonsai - Sài Gòn Hoa
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Cách Chăm Sóc Cây Khế Bonsai Mới ...
-
Cách Chăm Sóc Cây Khế Gân Ra Trái Quanh Năm | .vn
-
Ý Nghĩa Và Cách Trồng Cây Khế Trong Phong Thủy - Bách Hóa XANH
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Mới Bứng Tỉ Lệ Sống 99%