Cây Khế - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Cho Quả Ngọt, Sai Quả
Có thể bạn quan tâm
Cây khế là loại cây truyền thống của Việt Nam được trồng từ nhiều đời nay với nhiều công dụng cho hoa đẹp, quả ngon,cây có nhiều dáng thế để làm cảnh nên rất được ưa chuộng.
Ý nghĩa tên gọi
Cây khế trồng trước nhà với ý nghĩa nhắc nhở cháu con dù đi xa nơi đâu vẫn luôn nhớ về quê hương, nguồn cội của mình.
Cây khế là cây cho quả sai, cho quả quanh năm
Quả khế chín thương có màu vàng rất đẹp
Cây khế còn có tác dụng trong làm cảnh, làm bonsai
Đặc điểm cây khế
Cây khế còn được gọi là Ngũ Liêm Tử có Tên khoa học: Averrhoa carambolaL. thuộc họ Chua me đất – Oxalidaceae có nguồn gốc từ Sri Lanka.
Cây khế thuộc cây thân gỗ nhỏ, nhiều cành nhánh, và phân cành thấp, chiều cao khoảng 3-7m. Khi cây già vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều nốt sần và có ít lông như thân non. Gỗ cây giòn, dễ gãy, rễ cọc sâu tới 1,5m, các rễ lông hút hoặc rễ chùm thì tập trung ở đất mặt khoảng 30-40 cm.
Lá khế màu xanh tươi, hình trái xoan nhọn ở đầu, lá kép mọc đối ở các cành,mép nguyên,có lá dài đến 50cm. Hoa khế màu tím hồng, mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành nên rất sai hoa. Mỗi cánh hoa có 2 phần móng ngắn màu trắng; phần phiến hình bầu dục có màu hồng tím nhạt ở mặt ngoài, mặt trong đậm màu hơn với rất nhiều chấm tím đậm. Cây khế nảy chồi vào mùa xuân, hoa nở vào đầu hạ và kết quả và cuối thu.
Nên khi gặp điều kiện thời tiết khô và ấm thì tỷ lệ đậu quả rất cao lên đến 50-70% số hoa nở. Quả khế có 5 múi, vị giòn, chua ngọt. Khế có hai loại chua thường múi nhỏ và ngọt múi to và mọng hơn. Khi non có màu xanh, khi chín chuyển màu vàng.
Cách trồng chăm sóc cây khế
Cây khế thuộc loại cây thân gỗ khỏe mạnh, dễ trồng và chăm sóc, tốc độ phát triển trung bình.
Cây khế chịu được nhiệt độ cao, chịu nóng nhưng cũng chịu được rét, nhiệt độ thấp kể cả rét đậm.Nhiệt độ khoảng 22-26oC thì quả ngon đẹp.
Khế ưa nắng trồng nơi thoáng gió, rộng rãi, tuy nhiên cây cũng chịu được một phần bóng râm.
Đất trồng khế cần loại đất ẩm, nhiều mùn và nhiều dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt vì khế dễ bị thối và ngập úng. Độ pH thích hợp là 5,5-6,5.
Lượng nước tưới cho khế vừa phải, chỉ cần chú ý khi cây trong giai đoạn từ cây con đến khi trưởng thành. Giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm thì tăng cường tưới, thời tiết khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều.
Bón phân cho cây khế cũng không cầu kỳ, tuy nhiên trong giai đoạn nuôi quả, nên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm.
Nên trồng khế vào mùa xuân hoặc thu, nên cắt tỉa cây trong giai đoạn trưởng thành để cây đều tán, không nên cho nắng rọi vào thân cây. Cắt tỉa cành cây sâu bệnh, cành già, yếu để tăng cường dinh dưỡng nuôi cây, nên cắt tỉa cành trước lúc ra hoa hoặc sau khi thu hoạch quả.
Nhân giống khế dễ dàng bằng gieo hạt vì cây ra quả nhanh chỉ sau khoảng 1 năm.Chọn quả không sâu bệnh,múi to, đều và dày từ những cây đã thu hoạch quả từ ba mùa trở lên. Lọc lấy hạt, bỏ lớp nhầy bao quanh, rửa sạch rồi gieo luôn hoặc phơi trong bóng râm để lưu trữ. Nên gieo vào giá thể ẩm, tơi xốp vào mùa xuân, giữ ẩm cho đất 15-20 ngày hạt sẽ nảy mầm và bén rễ. Khi cây con được 5-7 lá thì đem chuyển bầu hoặc trồng xuống đất.
Ngoài ra người ta nhân giống khế bằng giâm cành, chiết cành, ghép mắt.
Cây khế thường gặp các loại sâu bệnh là ruồi và sâu đục quả.
Quả khế không chín thêm sau khi thu hoạch nên không thu hoạch khi quả còn xanh, quả dễ bị dập nát nên cận thận khi hái.
Nếu trồng khế vào chậu cần chú ý lót lớp thoát nước và thay chậu, thay 1/3 đất trong chậu khoảng 2-3 lần/ năm.
Xem thêm: Cây ăn quả khác cây cam, cây nhãn
Ứng dụng cây khế
Cây khế hết sức thân thuộc với nhân dân ta bởi nhiều công dụng,dễ trồng, ít sâu bệnh được truyền từ đời này sang đời khác.
Cây khế có quả ngon,hình dáng đẹp, giàu ý nghĩa được trồng trong vườn nhà hay sân vườn để che bóng mát và hái quả quanh năm. Khế được trồng chậu cảnh làm cây bonsai nghệ thuật, vừa trang trí vừa thu hái quả. Cây khế lâu niên với các gốc cổ thụ được trồng ở các khu sinh thái, sân vườn biệt thự mang vẻ đẹp sinh động đầy sức sống nhưng cũng không kém phần sinh động.
Cây khế làm bonsai
Ngoài tác dụng làm cảnh, cây khế còn được dùng để sử dụng nhiều để chữa bệnh. Theo đông y, quả khế có tính hàn, vị chua ngọt, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu,giải độc, sinh tân dịch, trị phong nhiệt. Lượng vitamin trong khế rất dồi dào.
Lá khế tính mát, có tác dụng tán nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa ung nhọt, lở ngứa, chữa mẩn ngứa, sưng đau do dị ứng; giã nhỏ để lấy nước đắp lên nơi bị lở loét do sơn ăn.
Lá khế được ăn để giảm trĩ, cầm máu, nước ép hạ sốt
Lá Khế chữa lở sơn, dị ứng, mày đay, cảm nắng, sổ mũi, sốt, ho, sốt xuất huyết, mụn nhọt,… Nếu bị hóc xương cá, lấy 3-4 chiếc lá khế rửa sạch, nhai và nuốt dần.
- Hoa khế có tác dụng giải độc thuốc phiện, lở ngứa.
- Rễ khế có tác dụng trị khớp xương đau nhức, đau đầu.
- Hoa chữa ho đờm, sốt rét, ho khan, thận hư,…
- Quả chữa ho, sổ mũi, viêm họng, dị ứng,…
- Vỏ thân, vỏ rễ chữa viêm dạ dày, viêm ruột, đau khớp, đau đầu mạn tính,viêm họng…
Ngoài ra khế còn chữa được nhiều bệnh: đau đầu, ho do phong nhiệt, sưng họng, lở miệng, sốt rét, sản hậu phù thũng, sỏi tiết niệu, tiểu tiện nóng rít, bí tiểu, khớp xương đau nhức,sưng đau do ung nhọt hoặc do ngã, ngứa âm đạo, da mẩn ngứa, giải độc thuốc phiện.
Từ khóa » Cây Khế To
-
Cây Khế: đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng & Chăm Sóc Hiệu Quả
-
Cây Khế Trong Phong Thủy Có ý Nghĩa Gì? Nên Trồng Trước Nhà?
-
Công Dụng Bất Ngờ Của Cây Khế - Vinmec
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Ngọt
-
Ý Nghĩa Và Cách Trồng Cây Khế Trong Phong Thủy - Bách Hóa XANH
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Mới Bứng Tỉ Lệ Sống 99%
-
Cây Khế Ngọt Bầu To, Cây đẹp.có Bông ,quả. | Shopee Việt Nam
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Khế Ngọt - Nuibavi
-
5 Bước Trồng Cây Khế Trong Chậu Vừa Làm Cảnh Vừa Cho Quả Ngon Ngọt
-
Bứng Và Trồng Cây Khế đơn Giản - YouTube
-
Cây Khế - Cây Cảnh
-
Cách Trồng Cây Khế Ngọt Cho Nhiều Quả
-
Mua Bán Giống Cây Khế Giá Rẻ, Dáng Đẹp, Đủ Kích Cỡ - Chợ Tốt