Cây Khế - Cách Trồng Và Phân Biệt Khế Chua Khế Ngọt Chuẩn Nhất

“Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng” là những câu khiến chúng ta gợi nhớ đến cây khế. Đây là loài cây được nhiều người trồng quanh nhà để lấy bóng mát, làm cây phong thủy và dùng quả ăn trực tiếp hoặc nấu canh, làm gỏi,… Tuy nhiên, nhiều người phân vân không phân biệt được khế chua và khế ngọt. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu về loài cây này, về cả công dụng, ý nghĩa và cách trồng chăm sóc chúng đặc biệt là cách phân biệt 2 loại chua và ngọt nhé! Chắc chắn sẽ có nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn.

Khế được trồng để làm cảnh, làm cây phong thủy và dùng để ăn trái.
Khế được trồng để làm cảnh, làm cây phong thủy và dùng để ăn trái.

Giới thiệu chung về cây khế

Đặc điểm

Là một trong những cây ăn quả thuộc họ Chua Me Đất. Chúng có tên khoa học là Averrhoa carambola. Chiều cao trung bình của cây từ 3 – 7m với nhiều cành nhánh.

Khế là loài cây thân gỗ nhỏ với sự phân cành thấp. Khi già, vỏ thân cây chuyển màu đỏ và có nhiều nốt sần.

Tuy thân gỗ nhưng đặc tính thân cây khế rất giòn và dễ gãy.

Cây có rễ cọc ăn sâu đến 1,5m vàcác rễ chùm xung quanh ăn sâu chưa đến nửa mét.

Lá khế có hình trái xoan với đỉnh lá nhọn với màu xanh tươi. Càng già lá khế càng đậm màu. Chúng thuộc nhóm lá kép mọc đối diện qua cành.

Cây khế thường rất sai hoa. Hoa khế có màu tím hồng và mọc thành chùm nơi đầu cành. Mỗi hoa gồm 2 phần, phần ngắn bên ngoài có màu trắng và phần phiến bên trong hình bầu dục với màu tím hồng.

Mùa xuân là thời điểm cây đâm chồi nảy lộc, đến đầu hè khế bắt đầu trổ hoa. Cho đến cuối mùa thu cây bắt đầu kết trái. Nếu sinh trưởng vả phát triển trong điều kiện thời tiết ấm áp và khô ráo thì tỷ lệ đậu quả của cây khế rất cao (khoảng 50 – 70% tổng số hoa trên cây). Nếu gặp thời tiết lạnh, mưa nhiều, tỷ lệ đậu quả giảm rõ rệt.

Phân loại

Hiện nay người ta chia khế ra làm 2 loại theo vị của chúng là khế chua và khế ngọt.

  • Những cây khế ngọt thường có màu lá nhạt hơn, nở hoa màu hồng, cánh hoa rũ xuống đất. Hơn nữa, kích thước quả khá nhỏ.
  • Những cây khế chua có lá màu xanh đậm, hoa khế chua thường có màu đỏ đậm và đặc biệt là kích thước quả to hơn so với khế ngọt. Ngoài ra, còn vài điểm đơn giản để phân biệt nữa là đọt của khế chua thường có màu nâu đỏ đậm và khi chín quả có màu vàng đậm.
Kích thước quả khế ngọt nhỏ hơn so với khế chua.
Kích thước quả khế ngọt nhỏ hơn so với khế chua.

Ý nghĩa phong thủy của cây khế

Trong thực tế, nhiều người trồng loài cây này để che bóng mát cho không gian nhà ở của mình. Hoặc cũng có người trồng chúng với mục đích làm cây cảnh. Tuy nhiên, nhiều người không để ý rằng cây khế lại mang ý nghĩa phong thủy.

Theo phong thủy, những cây khế có cành lá sum suê, với những quả chín vàng trên cây tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, đủ đầy và an lành. Đặc biệt là đối với những cây sống lâu năm. Chính vì lẽ đó mà nhiều người hy vọng trồng khế sai quả để cầu mong chúng thu hút tài lộc và phú quý đến với gia đình mình.

Trong các loài cây thì khế là cây rất dễ trồng. Nếu sống trong môi trường đất và khí hậu phù hợp chúng sẽ không cần bàn tay chăm sóc của con người nhiều mà vẫn đảm bảo xanh tốt quanh năm. Do đó, bạn sẽ không lo đến chuyện vận khí của mình bị lụi tàn.

Có những ý nghĩa trên, một phần bắt nguồn từ câu chuyện Sự tích Cây Khế - về tích xưa ăn khế trả vàng mà nhiều đời người Việt Nam vẫn truyền lại cho nhau nghe.

Hơn nữa, hình ảnh cây khế còn nhắc nhở mọi người nhớ về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đúng như câu thơ: “Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày”.

Cây khế bonsai phong thủy.
Cây khế bonsai phong thủy.

Quả khế có những tác dụng gì?

Người ta đã nghiên cứu được quả của cây khế có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ giảm cân, giữ dáng cho chị em phụ nữ;
  • Giảm cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ tim mạch;
  • Hỗ trợ chức năng tiêu hóa;
  • Giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau hiệu quả;
  • Tốt cho thị lực;
  • Cung cấp protein dồi dào cho cơ thể;
  • Ăn khế thường xuyên giúp nâng cao hệ miễn dịch, kiểm soát lượng đường trong máu;
  • Ngoài ra, quả khế còn giúp làm đẹp da và trị ho hiệu quả;
  • Đặc biệt, khế còn là loại quả giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Quả khế có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Quả khế có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Hướng dẫn trồng cây khế

Việc trồng khế rất đơn giản nhưng bạn phải nắm những yêu cầu kỹ thuật thì chúng mới sinh trưởng phát triển tốt. Các bước chuẩn bị và trồng cây được tiến hành từng bước theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị đất và chậu trồng

Cây khế ưa đất giàu dinh dưỡng, độ mùn cao, đất tơi xốp và khả năng thoát nước tốt để không bị ngập úng, thối rễ dẫn đến chết cây. Độ pH phù hợp là từ 5,5 – 6,5.

Nên trộn đất sạch với phân hữu cơ, phân bò ủ hoai, phân gà, phân trùn quế,… để cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất. Nếu tái sử dụng đất, bạn nên bón vôi rồi phơi ải 7 – 10 ngày để khử mầm bệnh.

Chậu trồng khế nên có kích thước lớn. Tối thiểu phải đạt 60x60x60cm để cây có không gian phát triển. Mỗi năm bạn cần cơi thêm đất, thay chậu nếu cần để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng.

Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng

Vì là cây ưa ấm, cây sẽ sống tốt và cho quả ngon, thơm ở nhiệt độ 22 – 25 độ C. Những cây khế nhỏ thì hơi kén nhiệt độ. Khi đã trưởng thành chúng sẽ có khả năng chống chọi với nắng nóng và cả rét đậm rét hại.

Đặc tính loài cây này không ưa bị ánh nắng chiếu thẳng. Với giống khế ngọt lại ưa bóng râm hơn. Nếu trồng ngoài vườn, bạn nên trồng xen kẽ những cây cao lớn hay đặt cây cạnh giàn leo để hãm ánh nắng cho cây.

Chuẩn bị cây khế giống

Thông thường bạn có thể chọn cách nhân giống khế bằng hạt. Mất 1 năm là cây sẽ cho quả. Nên chọn quả to, múi dày và đều của những cây đã có ít nhất 3 lứa quả. Tách lấy hạt, rửa sạch lớp nhầy trên hạt rồi phơi khô dưới ánh nắng nhẹ rồi bảo quản đợi ngày gieo hạt.

Tuy nhiên, nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua cây giống ở những vườn ươm.

Tùy vào sở thích và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn giống khế chua hay giống khế ngọt để trồng. Cách phân biệt 2 giống khế như sau:

  • Giống khế chua: thường có đọt non màu nâu đỏ sẫm hơn so với khế ngọt, lá mỏng và có màu xanh đậm. Màu hoa đỏ sẫm, vàng đậm, hạt màu nâu.
  • Giống khế ngọt: có thân cây bé hơn, cành rũ xuống, lá có màu xanh nhạt hơn. Đọt cây khế ngọt có màu nâu và hoa màu hồng. Quả khế ngọt khi chín có màu vàng nhạt và hạt màu trắng.

Tiến hành gieo trồng

Sau khi đã làm đất cẩn thận, bạn cho đất vào chậu. Nên lót dưới đáy chậu một lớpa đá rồi mới cho đất lên trên để tiện cho việc thoát nước. Sau đó, bạn tiến hành gieo hạt giống cây khế vào.

Sau khi gieo hạt, bạn hãy tưới nước giữ ẩm cho đất. Che chắn hoặc đặt chậu nơi khô ráo thoáng khí và không bị ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào.

Sau khoảng 15 – 20 ngày, hạt sẽ bén rễ và nảy mầm. Đến khi cây được 3 lá thật thì bạn có thể mang cây ra nơi có nhiều ánh nắng hơn.

Cây khế giống mua ở những vườn ươm sẵn.
Cây khế giống mua ở những vườn ươm sẵn.

Kỹ thuật chăm sóc cây khế

Tưới nước

Bạn tưới nước mỗi ngày 1 – 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát để cây đủ nước. Đặc biệt là giai đoạn cây mới nảy mầm và khi kế bắt đầu ra hoa, kết trái.

Cắt tỉa và chống đỡ cành

Khi cây khế đạt độ cao 80 – 100cm, bạn nên cắt tỉa những cành tăm hoặc cả những cành bị che khuất ánh sáng để tập trung dinh dưỡng nuôi cành ngọn và những cành lớn.

Vì cành khế giòn, dễ gãy nên khi ra quả bạn cần dùng cọc chống đỡ để trợ lực cho cây.

Bón phân

Khi cây được 20 ngày tuổi, bạn hãy cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân hữu cơ, phân bò, phân dê,… để cây được tiếp sức.

Cứ 1 – 2 tháng bạn tiếp tục bón đợt phân nữa và kết hợp vun gốc và làm sạch cỏ dại quanh cây.

Chống sâu bệnh

Là cây thân gỗ nhỏ nên cây thường bị sâu đục thân thân công. Vào mùa khô bạn nên dùng nước vôi quét vào gốc cây để hạn chế sự xâm hại của loài sâu bệnh này.

Thu hoạch

Thời điểm từ lúc cây ra hoa cho đến lúc có khế chín khoảng 100 ngày. Tùy theo nhu cầu mà bạn thu hái quả. Hạn chế hái khế xanh vì sau khi hái quả sẽ không chín thêm.

Thao tác thu hái quả nên thực hiện nhẹ nhàng để không làm dập quả. Những quả trên cao có thể dùng sào có rọ để hái.

Thời điểm từ lúc cây ra hoa cho đến lúc có khế chín khoảng 100 ngày.
Thời điểm từ lúc cây ra hoa cho đến lúc có khế chín khoảng 100 ngày.

Khế là loại quả có thể dùng nấu canh chua, dùng ăn sống hoặc chế biến được nhiều món ăn. Ngoài ra, bạn có thể trồng cây khế như một cây cảnh, cây phong thủy giúp đem lại bình an, tài lộc và thịnh vượng cho gia đình. Cách trồng cây khá đơn giản và không tốn nhiều công chăm bón. Hãy thử trồng vài cây tại nhà nhé!

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Từ khóa » Hình ảnh Khế Chua