Cây Khế Rừng - Thảo Dược Vàng Cho Sức Khỏe, Hỗ Trợ Trị Gout

Cây khế rừng là thảo dược còn khá xa lạ với nhiều người. Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để biết cây khế rừng là gì, công dụng, cách dùng ra sao nhé.

Tìm hiểu về cây khế rừng
Tìm hiểu về cây khế rừng

1. Đôi nét về cây khế rừng

Cây khế là loài cây quen thuộc với mọi người dân Việt Nam trong khi lại rất ít người biết đến cây khế rừng. Dưới đây là một số thông tin thú vị về loài cây này để bạn tham khảo:

1.1. Thông tin về cây khế rừng

Khế rừng là loài cây thuộc họ Cannabaceae, có tên khoa học là Rourea microphylla. Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như cây cháy nhà hay dây quai xanh

Mặc dù được gọi là cây khế rừng nhưng cây khế rừng và cây khế ăn quả mà chúng ta biết đến lại thuộc hai họ khác nhau. Sở dĩ người ta gọi cây này là khế vì khi chưa ra quả, lá của nó có hình dáng tương tự như lá khế, lại mọc hoang ở rừng nên mới được người dân gọi là khế rừng.

1.2. Đặc điểm hình dạng

Cây khế rừng thuộc loại cây bụi leo hay dây leo thân gỗ với chiều cao trung bình từ 1 - 4m và phân thành nhiều cành nhỏ. Các cành có màu nâu, nhẵn nhụi hoặc có thể phủ một lớp lông thưa thớt khi còn non.

Lá cây khế rừng có hình mũi mác thuôn dài hoặc hình trứng, đáy hình nêm hoặc thuôn tròn, đỉnh tù hoặc nhọn, mép lá nguyên vẹn. Lá có chiều dài trung bình khoảng 1,5 - 4cm, rộng khoảng 0,5 - 2cm, cả 2 mặt đều nhẵn nhụi. Lá có từ 4 - 7 cặp gân phụ tỏa rộng và nối lại mép lá.

Hình ảnh cây khế rừng
Hình ảnh cây khế rừng

Hoa khế rừng mọc thành cụm ở các nách lá phía xa hoặc ở đầu cành. Hoa có đường kính trung bình từ 4 - 5cm, hình chùy với khoảng 1 - 5 trục, trục ở trung tâm thường dài trong khi các trục khác ngắn hơn, các trục dài từ 3 - 6cm. Lá đài hình trứng, dài từ 2 - 3mm, chiều rộng tương đương với chiều dài, nhẵn nhụi hoặc có phủ một lớp lông măng nhỏ mịc dọc theo mép về phía xa trục. 

Cánh hoa màu hồng hoặc màu trắng ánh vàng, có hình elip với kích thước 4-5 x 1-2mm, đỉnh nhọn và có sọc theo chiều dọc. Nhị hoa dài từ 4 - 6mm, các bao phấn có thùy xếp theo chiều dọc. Lá noãn mọc rời, kích thước 3 - 5mm với bầu nhụy hình trụ.

Quả khế rừng có màu đỏ, hình trứng ngược hoặc hình trụ, hơi cong, kích thước khoảng 1,2 - 1,5 x 0,5 -1cm, mở dọc theo đường ráp về phía gần trục, có sọc dọc. Hạt khế rừng màu da cam, khoảng 1cm, thuôn dài, áo hạt có lớp màng ở đáy. Mùa hoa thường rơi vào khoảng tháng 3 đến tháng 9, mùa quả thường rơi vào khoảng từ tháng 3 - tháng 5 năm sau.

1.3. Phân bố

Trên thế giới, cây khế rừng hiện có mặt tại nhiều quốc gia như Lào, Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến) và cả Việt Nam.

Tại Việt Nam, có thể bắt gặp cây khế rừng mọc hoang dại tại nhiều cánh rừng các tỉnh miền núi phía Bắc hoặc miền Trung. Hiện nay, mới chỉ thấy cây ở ngoài tự nhiên mà rất ít khi gặp loài cây này ở vùng đồng bằng. 

Cây khế rừng mọc ngoài tự nhiên
Cây khế rừng mọc ngoài tự nhiên

1.4. Bộ phận sử dụng

Hầu hết các bộ phận của cây bao gồm lá, cành nhỏ hay vỏ cây đều được sử dụng làm thuốc. Ngay cả rễ cây cũng có tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên, để có thể bảo tồn giống, dân gian thường ít khi lấy rễ cây mà chủ yếu sử dụng lá cây hoặc cành nhỏ đem phơi khô để làm thuốc.

Có thể bạn muốn xem:

  • 4 món ngon từ cải bẹ xanh mà người bệnh gout không nên bỏ qua
  • Tác dụng của quả mận và cách chế biến ngon

2. Đặc điểm vị thuốc khế rừng

Theo các tài liệu ghi chép của Đông y, vị thuốc khế rừng có những đặc điểm sau:

2.1. Tính vị

Cây khế rừng có tính lạnh, vị chua ngọt.

2.2. Quy kinh

Vị thuốc này quy vào kinh phế.

2.3. Liều dùng

  • Nếu sử dụng dưới dạng thuốc sắc, nên uống 10 - 20g mỗi ngày.

  • Nếu dùng để bôi và đắp ngoài thì không có giới hạn về liều lượng.

Sử dụng cây khế rừng đúng liều lượng
Sử dụng cây khế rừng đúng liều lượng

3. Cây khế rừng có công dụng gì?

Từ lâu, cây khế rừng đã được biết đến với đặc tính lợi tiểu, chống oxy hóa mạnh mẽ. Vậy với những đặc tính này, cây khế rừng có tác dụng gì? Người ta sử dụng cây khế rừng trị bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi đọc phần tiếp theo của bài viết để tìm lời giải cho những câu hỏi này nhé.

3.1. Cây khế rừng hỗ trợ điều trị gout

Gout là bệnh lý gây ra do tình trạng acid uric máu cao, từ đó hình thành nên các tinh thể urat trong dịch khớp, Chính các tinh thể này làm tổn thương khớp, các thành phần quanh khớp và gây ra các triệu chứng bệnh trên lâm sàng bao gồm sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp tổn thương. Nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể bị hạn chế vận động, biến dạng khớp do tình trạng viêm mạn tính gây nên.

Một nghiên cứu tại Nam Ninh, Trung Quốc đã tiến hành tách chiết các hợp chất có trong cây khế rừng bằng phương pháp quang phổ nhằm xác định hoạt động chống oxy hóa. Kết quả cho thấy, trong tinh chất khế rừng có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa. Với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ này, cây khế rừng có tác dụng bảo vệ khớp người bệnh gout khỏi những tổn thương do bệnh gây ra.

Cây khế rừng hỗ trợ điều trị gout
Cây khế rừng hỗ trợ điều trị gout

3.2. Điều trị các bệnh đường tiết niệu

Một trong những tác dụng của cây khế rừng là giúp lợi tiểu rất tốt. Dựa vào tác dụng này mà người ta áp dụng nó vào nhiều bài thuốc dân gian để điều trị chứng tiểu són, tiểu ít, đi tiểu vàng và viêm đường tiết niệu.

3.3. Hỗ trợ phụ nữ sau sinh

Cây khế rừng có tính mát, giúp bồi bổ cơ thể một cách hiệu quả. Chính vì vậy, đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong hỗ trợ phụ nữ sau sinh.

4. Một số bài thuốc dân gian từ cây khế rừng

Qua phân tích ở trên, có thể thấy cây khế rừng là một thảo dược mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số bài thuốc đơn giản từ cây khế rừng để điều trị bệnh ngay tại nhà trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

4.1. Bài thuốc trị gout từ cây khế rừng

Chuẩn bị: 10g thân khế rừng, 200ml nước.

Cách làm: Lấy phần dược liệu cùng 200ml nước đã chuẩn bị cho vào ấm sắc với lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Chia thành 3 lần uống/ngày. Kiên trì uống đều đặn hàng ngày sẽ đẩy lùi nhanh chóng các cơn đau do gout.

4.2. Bài thuốc trị các bệnh về đường tiết niệu từ cây khế rừng

Đây là bài thuốc mát bổ, rất tốt cho những người bị nóng trong, nước tiểu vàng, tiểu ít, đái dắt hoặc tiểu tiện khó khăn. Cách tiến hành đơn giản như sau:

Chuẩn bị: 20g lá khế rừng tươi.

Cách làm: Đem lá khế rừng đã được chuẩn bị đi rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn sau đó sao vàng lên. Tiếp đến, cho thêm nước vào nồi đun sôi và chia thành 3 lần uống/ngày. Kiên trì sử dụng đều đặn hàng ngày thì tình trạng bệnh sẽ dần được cải thiện.

Bài thuốc trị bệnh tiết niệu từ cây khế rừng
Bài thuốc trị bệnh tiết niệu từ cây khế rừng

4.3. Bài thuốc hỗ trợ phụ nữ sau sinh

Chuẩn bị: 10g thân hoặc rễ cây khế rừng khô.

Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị sau đó đổ 300ml nước vào đun với lửa nhỏ tới khi cô cạn còn 100ml nước thì tắt bếp. Gạn lấy nước uống hàng ngày.

Tin liên quan:

  • Bí đao và những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại

5. Bí quyết để tăng hiệu quả điều trị gout khi sử dụng cây khế rừng

Mặc dù cây khế rừng được biết đến là vị thuốc điều trị gout hiệu quả, tuy nhiên, để quá trình điều trị bệnh có kết quả tốt nhất, ngưới bệnh cần phải kết hợp với một chế độ ăn và chế độ sinh hoạt khoa học. Cụ thể như sau:

5.1. Cải thiện chế độ ăn

Chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng với người bệnh gout để có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

5.1.1. Người mắc bệnh gout nên

  • Uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình đào thải acid uric. Tốt nhất là uống nước khoáng kiềm.

  • Tăng cường ăn các thảo dược từ thiên nhiên có khả năng đào thải acid uric như cam, cải bẹ xanh, dâu tây, cherry, lá sake,...

  • Tinh bột và các thực phẩm giàu carbohydrate là những thực phẩm có vai trò quan trọng với người người bệnh gout vì nó có chứa lượng purin an toàn đồng thời giúp hòa tan acid uric trong nước tiểu. Do đó, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm như mì, gạo, ngũ cốc, bánh mì, khoai, bún, phở,...

Chế độ ăn cho người bệnh gout
Chế độ ăn cho người bệnh gout
  • Chỉ nên ăn loại thịt có màu trắng như thịt lườn gà, thịt cá,... bởi hàm lượng purin trong thịt trắng thấp hơn.

  • Bổ sung từ 500 - 1000mg vitamin C mỗi ngày.

  • Nên thay thế dầu ăn thông thường bằng các loại dầu vừng, dầu lạc, dầu ô liu,... để bổ sung các chất béo có lợi.

  • Hạn chế chất béo trong bữa ăn bằng cách lựa chọn thịt nạc, không ăn da của các loại gia cầm và sử dụng các thực phẩm ít béo.

  • Người bệnh gout nên tăng cường ăn các loại rau củ, lựa chọn những loại có hàm lượng purin an toàn (từ 20-25mg) như các loại cà, cải xanh, cải bắp, súp lơ, dưa chuột, rau cần,...

  • Trong quá trình chế biến, nên ưu tiên phương pháp hấp và luộc, hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ.

5.1.2. Người bệnh gout không nên ăn

  • Hạn chế một cách tối đa những thực phẩm giàu purin như: các động vật có vỏ (sò, hến, ốc,...), thịt gia cầm, thịt thú rừng, cua, ghẹ, tôm, thịt bò, nội tạng động vật. Những thực phẩm này làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn gout cấp tái phát.

  • Hạn chế sử dụng một số loại gia vị như hạt tiêu hay ớt vì chúng có thể làm hưng phấn thần kinh tự chủ từ đó gây tái phát bệnh gout.

  • Không ăn các loại rau có hại với người bệnh gout như nấm, măng tây, cải bắp và rau bina.

  • Tránh ăn các loại hoa quả chua hoặc đồ lên men do chúng làm tăng tổng hợp acid uric trong cơ thể.

  • Tuyệt đối không uống rượu do nó làm tăng quá trình tổng hợp acid uric trong gan đồng thời ngăn cản đào thải acid uric qua thận làm bùng phát cơn gout cấp.

Người bệnh gout tuyệt đối không uống rượu
Người bệnh gout tuyệt đối không uống rượu

5.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học

- Trong cơn đau:

Để khớp nghỉ ngơi tuyệt đối vì sự vận động khiến các tinh thể urat phóng thích nhiều hơn vào trong khớp. Hậu quả là khớp ngày càng sưng đau hơn. Tốt nhất nên nằm nghỉ ngơi hay bất động bằng nẹp hoặc bột để giúp giảm đau tốt hơn.

- Ngoài cơn đau:

Trong giai đoạn này, người bệnh cần có chế độ lao động và sinh hoạt phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu làm quá sức sẽ khiến khớp mau hư tổn hơn. Người bệnh cần:

  • Vận động nhẹ nhàng và vừa sức.

  • Tuyệt đối không làm việc nặng, quá sức hay tập luyện thể thao cường độ mạnh.

  • Giảm cân, tránh béo phì.

  • Ngâm chân bằng nước nóng mỗi tối. Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng nước quá nóng hoặc ngâm chân trong giai đoạn gout cấp.

  • Giữ tinh thần luôn được thoải mái, hạn chế căng thẳng vì đây là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh gout.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết cây khế rừng là gì, công dụng, cách dùng ra sao rồi đúng không? Hãy sử dụng cây khế rừng đúng cách để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ thảo dược này nhé.

Từ khóa » Cay Khế Rừng