Cây Khổ Sâm (cho Rễ): Mô Tả, Hướng Dẫn Sử Dụng Và Liều Dùng

Cây khổ sâm

Cây khổ sâm

Đặt lịch

Cây khổ sâm (Sophora flavescens Ait, họ Đậu TFabaceae) còn được gọi là khổ cốt, dã hòe là thảo dược phổ biến tại Trung Quốc, Việt Nam vẫn còn đang nhập khẩu. Phần dùng làm thuốc là rễ. Vì có tính kháng khuẩn, kháng nấm, ký kinh trùng nên rễ khổ sâm được dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn âm đạo… Ngoài ra, khổ sâm còn có công dụng lợi niệu, trị rối loạn nhịp tim, chống ung thư…

cây khổ sâm
Khổ sâm có nhiều loại, cần phân biệt để dùng đúng thảo dược cho đúng mục đích trị bệnh.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Khổ Cốt, Dã hòe

Tên khoa học: Sophora flavescens Ait.

Họ: Đậu (TFabaceae).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả: Cây khổ sâm có thân nhỏ, cao thường dưới 1m. Lá kép lông chim mọc so le nhau, hình mác dài khoảng 2 – 5 cm. Hoa có màu vàng nhạt, mọc thành từng cụm dài khoảng 10 – 20 cm tại ngọn hoặc kẽ lá. Quả khổ sâm có đầu thuôn dài, hình cầu, màu đen, dài khoảng 5 – 12 cm.

Phân bố: Khổ sâm được trồng ở rất nhiều nơi tại Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ 1970, được trồng giữ giống ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai (Sapa).

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ củ (Radix Sophorae Flavescentis).

khổ sâm cho rễ
Rễ khổ sâm sau khi được thu hái, làm sạch, phơi khô.

Thu hái: Mùa xuân và mùa thu.

Chế biến: Thu hái, cắt bỏ phần rễ non, rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô hoặc sấy khô. Trước khi phơi khô, nên ngâm rễ tươi trong nước vo gạo khoảng ba giờ rồng hồ, rửa sạch rồi phơi phô.

Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

4. Thành phần hóa học

Trong cây khổ sâm có chứa những thành phần hóa học sau đây:

  • Rễ: alcaloid matrin, oxymatrin, sophoranol, anagyrin, N-methylcytisin, baptifolin, sophocarpin, kuraridin, d-isomatrin, norkurarinon, kurarinol, kuraridinol, neo-kurarinol, formononetin, norkurarinol.
  • Lá: Vitamin C (47mg).
  • Hoa: 0.12% tinh dầu.

5. Tính vị

Khổ sâm có vị đắng, tính mát.

6. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

Các thầy thuốc dân gian thường dùng rễ khổ sâm để trị nhiệt lỵ, tiện xích, thấp chẩn (eczema), xích bạch đới, lở ngứa, mụn nhọt, viêm tai giữa cấp và mạn tính, tiêu chảy, nhiễm trùng roi âm đạo, sốt, trị sán lãi.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Theo các nghiên cứu từ y học hiện đại, khổ sâm có những công dụng như sau:

  • Thanh nhiệt
  • Lợi niệu: tiểu tiện có máu
  • Rối loạn nhịp tim: nhờ vào chất D-matrin – một hoạt chất có tác dụng chống rối loạn nhịp tim, khổ sâm có khả năng hạ thấp nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền tim và làm giảm kích thước cơ tim. Do đó, khổ sâm được dùng để điều trị rối loạn nhịp tim là chủ yếu.
  • Tăng lượng bạch cầu.
  • Ức chế vi khuẩn hoạt động nhờ vào việc ngăn cản sự tổng hợp protein từ chúng.
  • Chống viêm nhiễm: những dẫn xuất matrin có trong khổ xâm có tác dụng chống viêm nhiễm, ức chế cơ thể sản sinh histamin.
  • Điều trị viêm da tiếp xúc, mụn lở, mụn nhọt: oxy matrin trong khổ sâm có khả năng ức chế sự mất kết hạt của tế bào mastocyt, hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng, viêm da tiếp xúc.
  • Chống ung thư: Khổ sâm có khả năng chống lại tia X nên thường được dùng trong chống bệnh máu trắng.

7. Liều dùng, cách dùng

Liều dùng: 10 – 12 gam.

Cách dùng: thuốc sắc, bột, viên, chia uống ba lần trong ngày.

Tham khảo thêm: Cây cối xay: Tác dụng, cách chế biến & một số bài thuốc dân gian hay

8. Bài thuốc

Rễ khổ sâm có thể được ứng dụng để trị được nhiều bệnh. Tham khảo một số bài thuốc từ thảo dược trên như sau:

  • Đại tiện ra máu: sinh địa 20 gam, khổ sâm tán thành bột 12 gam, mật 10 gam đem luyện thành viên bằng hạt ngô, chia uống 3 lần trong ngày.
  • Lỵ cấp tính: Khổ sâm 40 – 60 gam đem sắc, chia uống làm 3 lần trong ngày.
  • Ngứa ngoài da: Rửa vùng da bị ngứa bằng nước sắc từ rễ cây khổ sâm.
  • Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas: Rửa âm đạo bằng dung dịch kali permanganat 1/5000, lau khô. Sau đó, rắc hỗn hợp gồm glucose 0,5 gam, Rễ Khổ sâm 0,5 gam, acid boric vào âm đạo. Một đợt điều trị thường kéo dài khoảng 3 tháng. Cách làm tương tự đối với trường hợp bị loét cổ tử cung.
  • Loạn nhịp tim, thanh tâm hỏa: Ích mẫu 30g, chích thảo 6g, Khổ sâm 30g đem sắc với 600 ml, khi nước cô lại còn 200 ml thì tắt bếp, chia uống 3 lần trong ngày.
  • Bệnh viêm cơ tim, động mạch vành và ngoại tâm thu: Khổ sâm, hoa hồng (1 phần), chích thảo (0,6 phần) đem xay mịn thành viên, mỗi viên khoảng 0.5 gam. Uống 3 viên mỗi ngày, ngày dùng 3 lần.

9. Lưu ý

Có nhiều vị thuốc tên khổ sâm ở các họ thực vật khác nhau: quả, lá, rễ. Khác với khổ sâm cho lá thường được dùng để điều trị vấn đề đường tiêu hóa, khổ sâm cho rễ thường được dùng để điều trị bệnh tim, nhiễm trùng là chủ yếu. Do đó, cần tránh nhầm lẫn khi sử dụng vị thuốc trên.

Trên đây là một số thông tin về dược liệu khổ sâm. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến bạn. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa thay thế cho chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

  • Cây huyền sâm: Tính vị, công dụng và cách dùng
  • Cây đỗ trọng: Công dụng, liều lượng và bài thuốc quý

Từ khóa » Cây Khổ Sâm Bắc Bộ