Cây Khổ Sâm Vị Thuốc Tốt Cho Bệnh đường Ruột - Dược Liệu Hòa Bình
Có thể bạn quan tâm
Khổ sâm là vị thuốc nam rất tốt cho sức khỏe. Có 2 loại khổ sâm được dùng làm thuốc là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ. Mỗi loại có một tác dụng chữa bệnh khác nhau. Nhưng điểm chung là đều dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa. Cây khổ sâm vị thuốc tốt cho bệnh đường ruột.
1. Tác dụng của khổ sâm đối với sức khỏe
1.1. Tác dụng của khổ sâm cho lá
Khổ sâm cho lá thường mọc tự nhiên ở vùng đồi cây bụi tại các tỉnh phía Bắc. Tùy từng vùng miền, Khổ Sâm cho lá có thể được gọi bằng những cái tên khác nhau như: Khổ Sâm bắc bộ, Khổ sâm hoặc Cù Đèn.
Theo nghiên cứu, trong thành phần lá khổ sâm có chứa 0.32% alcaloid, 2.78% flavonoid, tanin và hợp chất polyphenol. Các hợp chất này có tác dụng tốt với sức khỏe và được chứng minh đem lại hiệu quả cao trong việc chữa các bệnh đường tiêu hóa. Các hợp chất trên tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc ruột. Cải thiện sức đề kháng của cơ thể và chống viêm loét.
Theo y học cổ truyền, khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt chát, mùi hắc, tính mát. Khổ sâm cho lá có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt và tiêu độc. Loại lá này thường được các lương y dùng để trị các chứng như: u nhọt, lở chốc đầu, đau bụng khó tiêu, lỵ, viêm loét dạ dày tá tràng….
Xem thêm >>> Bài thuốc quý từ cây khổ sâm cho lá
1.2. Tác dụng của khổ sâm cho rễ
Khổ sâm cho rễ có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo y học cổ truyền rễ khổ sâm có vị đắng, tính mát. Rễ khổ sâm thường được sử dụng để trị nhiệt lỵ, tiện xích, thấp chẩn, lở ngứa, mụn nhọt, tiêu chảy, sốt, trị sán lãi.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, rễ khổ sâm có những công dụng như sau:
- Thanh nhiệt
- Lợi niệu
- Chống rối loạn nhịp tim
- Tăng lượng bạch cầu.
- Ức chế hoạt động của vi khuẩn
- Chống viêm nhiễm
- Hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng, viêm da tiếp xúc.
- Chống ung thư
Xem thêm >>> Bài thuốc quý từ cây khổ sâm cho rễ
Cây khổ sâm vị thuốc tốt cho bệnh đường ruột
Bài thuốc chữa bệnh đường ruột
Chữa viêm đại tràng mãn tính
Dùng 8g mỗi vị: lá khổ sâm, cùng chè dây, nam mộc hương, vân mộc hương, hậu phác, thương truật. Cho hết các vị thuốc trên vào ấm, đổ thêm 1 thăng nước. Đun sôi với lửa nhỏ trong 30 phút. Chia đều uống nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc.
Giảm đầy bụng, khó tiêu
- Bài thuốc 1: Lấy khoảng 12 – 24g khổ sâm, sắc lấy nước đặc để uống
- Bài thuốc 2: Dùng lá khổ sâm 12g, nhân trần 12g, bồ công anh 12g, lá khôi 10g, chút chít 10g. Đem tán bột tất cả các dược liệu rồi trộn đều. Pha với nước sôi ấm để uống hằng ngày.
- Bài thuốc 3: Dùng 20g bồ công anh, 40g lá khôi, 12g lá khổ sâm, 12g uất kim, 12g hậu phác, 8g ngải cứu, 4g cam thảo. Sắc lấy nước đặc hoặc nấu thành cao để pha siro uống.
Chữa đại tiện ra máu
Chuẩn bị: 20g sinh địa nấu nhừ, 12g rễ khổ sâm tán bột trộn với 10g mật. Luyện thành viên bằng hạt ngô, chia uống 3 lần trong ngày.
Bài thuốc Chữa kiết lỵ, đau bụng đi ngoài
Bài thuốc 1: Lá khổ sâm, lá phèn đen đồng lượng. Đem sắc lấy nước uống trong ngày, dùng mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 2: Dùng 10g mỗi vị: lá khổ sâm, rau sam, lá mơ lông, cỏ sữa, nhọ nồi. Sắc các dược liệu trên lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc 3: Chuẩn bị 16g khổ sâm, 16g hoài sơn, 16g hạt sen, 20g vỏ cây núc nác, 20g cỏ sữa, 20g lá nhót, 20g cỏ nhọ nồi sao đen ,12g hoàng liên, 12g bạch truật, 12g cam thảo. Các vị thuốc này đem sắc lấy nước đặc, chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng với liều 1 thang/ngày.
Bài thuốc 4: Lấy rau sam 20g, đinh lăng 20g, cỏ sữa 20g, khổ sâm 16g, hoa hòe sao đen 16g, vỏ cây núc nác 16g, cỏ ngũ sắc 16g, ngũ gia bì 16g, bạch truật 12g, hoàng đằng 12g, búp ổi 12g, chích cam thảo 12g. Cho các vị thuốc vào ấm sắc lấy nước đặc, chia uống 2 lần. Dùng mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 5: Rễ Khổ sâm 40 – 60g. Đem sắc, chia uống làm 3 lần trong ngày.
Bài thuốc 6: Rễ Khổ sâm sao vàng tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, chữa lỵ ra máu.
Bài thuốc Chữa bệnh đau dạ dày
Giảm đau dạ dày
Dùng 16 – 20g lá khổ sâm. Cho vào ấm sắc lấy nước đặc, uống trực tiếp khi còn ấm sau bữa ăn. Dùng liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần. Nếu triệu chứng chưa dứt thì nên ngưng vài ngày rồi dùng tiếp cho đến khi khỏi bệnh.
Chữa lành viêm loét dạ dày tá tràng
Lấy 12g lá khổ sâm, 12g lá bồ công anh, 50g lá khôi. Sắc với 600ml nước trên lửa nhỏ tới khi nước cô lại còn 200ml. Loại bỏ bã chia làm 2 – 3 lần uống/ngày. Dùng mỗi ngày 1 tháng, liên tục trong 10 ngày.
Chữa viêm dạ dày
Dùng 12g khổ sâm, 12g trần bì, 10g hương phụ, 10g nghệ, 10g bồ công anh, 8g ngải cứu. Tán tất cả các dược liệu thành bột mịn. Mỗi ngày chỉ dùng 10 – 20g, chia đều làm 2 lần uống cùng nước sôi ấm.
Như vậy, những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh hiểu rõ Cây khổ sâm vị thuốc tốt cho bệnh đường ruột. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào về cây thuốc, cách sử dụng, hãy liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976836586
Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/
Lưu ý: Mọi tác dụng của thảo dược tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Nhục thung dung giá bao nhiêu tiền 1kg?
- Trà hoa vàng có tốt cho hệ tim mạch không?
- Cây giảo cổ lam như thế nào?
- Cam thảo đất – tác dụng của cam thảo đất đối với sức khỏe
- Sử dụng cây mú từn có bị dị ứng không?
- Tác dụng dược lý của bạch chỉ nam gồm những gì ?
Từ khóa » Khổ Sâm Dược Liệu
-
Tìm Hiểu Về Khổ Sâm - Công Dụng, Các Bài Thuốc, Những Lưu Ý
-
Cây Khổ Sâm - Đặc Điểm, Dược Tính Và Công Dụng
-
Cây Khổ Sâm Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Cây Khổ Sâm (cho Rễ): Mô Tả, Hướng Dẫn Sử Dụng Và Liều Dùng
-
Khổ Sâm: Vị Thuốc Trị Kiết Lỵ, Tiểu Nóng Rát - YouMed
-
Tác Dụng Của Lá Cây Khổ Sâm - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Khổ Sâm, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Khổ Sâm
-
Khổ Sâm Cho Lá - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
KHỔ SÂM - Dược Điển Việt Nam
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lá Cây Khổ Sâm
-
Khổ Sâm | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
-
Cây Khổ Sâm Là Gì? Đặc Tính Chữa Bệnh Của Cây Khổ Sâm
-
Cây Khổ Sâm - Dược Liệu Quý Của Việt Nam Mà Nhiều Người Không ...