Cây Khoai Tây
Có thể bạn quan tâm
Danh pháp hai phần: Solanum tuberosum
Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Là loại củ mọc trên rễ, có nguồn gốc ở Nam Mỹ và được đưa đến châu Âu trong thế kỷ 16 sau đó đã được trồng rộng rãi trên thế giới. Là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngô.
Khoai tây ở Việt Nam chủ yếu trồng vào vụ đông, một số nơi có khí hậu lạnh, như Lâm Đồng, Lào Cai được trồng vụ thu, hoặc vụ xuân hè.
Tổng diện tích trồng khoai tây hàng năm của cả nước khoảng từ 25.000 - 30.000 ha, tập trung ở các tỉnh đồng bằng và một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Sản lượng khoai tây ở Việt Nam bao gồm hơn 10 giống. Giống Thường Tín vẫn còn được trồng khoảng 8,5% diện tích cả nước, nhất là các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Nam Định và Ninh Bình. Các giống nhập từ châu Âu như Diamant, Mariella và Nicola đang được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng với 15,19% tổng diện tích. Đặc biệt giống VT2 của Trung Quốc chiếm tới 66% tổng diện tích khoai tây vì nó cho năng suất khá cao (khoảng 16-20 tấn/ha).
Mô tả sơ bộ về cây khoai tây (Potato)
cây khoai tây (Potato) là cây lưu niên thân thảo phát triển khoảng 60 cm chiều cao, cây chết sau khi ra hoa.
cây khoai tây (Potato) là cây lưu niên thân thảo
Hoa khoai Tây có màu trắng, hồng, đỏ, xanh, hoặc màu tím, nhụy hoa màu vàng. Khoai tây được thụ phấn chủ yếu bởi côn trùng, ong vò vẽ mang phấn hoa từ cây này đến cây khác. Sau khi khoai tây ra hoa, một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt.
(A) Củ giống khoai tây mọc mầm; B) cây khoai tây (Potato) đang hình thành củ; (C) cây khoai tây (Potato) phát triển thân lá; (D) Hoa cây khoai tây (Potato).
Quả khoai tây có chứa một lượng lớn các chất độc alkaloid, solanine nên không dùng để ăn được. Tất cả các giống khoai tây mới được trồng từ hạt khác biệt với trồng bằng củ giống. Cắt trái khoai tây và ngâm xuống nước, hạt giống tách ra và chìm xuống phía dưới sau một ngày ngâm. Bất cứ loại khoai tây nào cũng có thể trồng bằng các loại củ, miếng củ. Một số giống khoai tây thương mại không được sản xuất tất cả từ hạt giống (do giống không thuận lợi để ra hoa) mà được trồng bằng củ, gây nhầm lẫn với các loại củ và miếng củ bị gọi là hại giống.
Thời gian sinh trưởng của cây khoai tây (Potato): Khoai tây là một cây trồng có ưu thế về mùa vụ, ít cạnh tranh với các cây trồng khác trong vụ đông. Do khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn (90 ngày) nên không ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng vụ sau.
Giá trị dinh dưỡng trong củ khoai tây
Trong 100g khoai tây có: hydratcabon 19g (trong đó có 15g tinh bột, 2,2g chất xơ), 0,1g chất béo, 3g protein và 79g nước. Bên cạnh đó, khoai tây còn chứa vi chất dinh dưỡng giá trị, đặc biệt là các vitamin (bao gồm vitamin B1: 0,08mg (8%), vitamin B2: 0,03mg (2%), vitamin B3: 1,1mg (7%), vitamin B6 (19%), vitamin C: 20mg (33%) cùng với những khoáng chất như canxi 12mg, sắt 1,8 mg, magiê 23 mg, photpho 57 mg, kali 421 mg, natri 6 mg.
Độc tính của khoai tây
Khoai tây chứa những hợp chất độc hại được biết đến như là các glycoalkaloid, phổ biến nhất là solanin và chaconin. Solanin cũng được tìm thấy trong một số cây như cây bạch anh độc, thiên tiên tử (Hyoscyamus niger), cây thuốc lá (Nicotiana spp.), cà tím và cà chua. Độc tố này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra sự yếu ớt và nhầm lẫn.
Các sản phẩm từ củ khoai tây
Khoai tây được dùng như một thành phần chính cung cấp chất bột, được chế biến thành nhiều món ăn.
Ngoài ra khoai tây còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: có thể dùng để lên men thành các loại cồn pha một số loại rượu hoặc dùng làm nguyên liệu sinh học, khoai tây cũng trở nên cần thiết trong việc làm đẹp của phụ nữ hoặc có tác dụng trong đông y như một cây thuốc dùng để chữa bệnh, trong tây y khoai tây được sử dụng nhằm chiết một dược chất là solanine là thành phần của các loại thuốc giảm đau, chữa đau bụng, đau gan, đau nhức xương khớp, dị ứng, động kinh…
Một thửa ruộng thu hoạch khoai tây ở Yên Bái
Xem thêm Video Clip: Kỹ thuật trồng khoai tây vụ đông - Truyền hình Yên Bái
Admin tổng hợp từ: Wikipedia, Syngenta
Xem thêm chủ đề: cây khoai tây Villa FLC Sầm SơnTừ khóa » Cây Khoai Tây Có Rễ Không
-
Thông Tin Về Cây Khoai Tây - Wikifarmer
-
Tại Sao Nói Củ Khoai Tây Là Thân Củ, Còn Củ Khoai Lang Là Thân Rễ
-
Tại Sao Nói Củ Khoai Tây Là Thân Củ, Còn Củ Khoai Lang Là Thân Rễ?
-
Sự Khác Biệt Giữa Củ Khoai Tây Và Rễ Sợi Là Gì?
-
Có Phải Củ Của Khoai Lang Và Khoai Tây đều Là Rễ Không? - Kipkis
-
Khoai Tây – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chúng Ta ăn Phần Nào Của Củ Khoai Tây?
-
Khoai Tây Là Gì Và Thuộc Họ Gì, Mô Tả đầy đủ Có ảnh
-
Khoai Tây Có Phải Thân Biến Dạng Ko ,vì Sao Giúp Mình đi Mà - Hoc24
-
Vì Sao Củ Khoai Lang Là Rễ,khoai Tây Là Thân ? - Hoc24
-
Khoai Tây - Chế Phẩm Sinh Học EMINA
-
Khoai Tây Có Ngọn Cao: Nguyên Nhân Do đâu, Có Tỉa được Không
-
Khoai Tây Mọc Mầm Có ăn được Không? Cách Phòng Tránh Ngộ độc ...