Cây Kiến Cò: Hình ảnh, Công Dụng Và Bài Thuốc Hay Từ ...
Có thể bạn quan tâm
Cây kiến cò là vị thuốc chữa đa bệnh, có tác dụng điều trị cao huyết áp, ghẻ ngứa, hắc lào, eczema mãn tính và bệnh đái tháo đường rất hiệu quả. Ngoài ra, thảo dược còn có tác dụng giúp cải thiện trí nhớ, phòng chống đột quỵ, hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều công dụng tuyệt vời khác.
- Cây kiến cò là gì? Tên gọi và phân nhóm
- Đặc điểm sinh thái
- Thu hái, chế biến và bảo quản
- Thành phần hóa học
- Tác dụng dược lý
- Tính vị
- Quy kinh
- Liều lượng dùng và cách dùng cây kiến cò làm thuốc
- Bài thuốc chữa bệnh từ cây kiến cò
- Lưu ý khi sử dụng cây kiến cò
- Cây kiến cò bán ở đâu, giá bao nhiêu?
Cây kiến cò là gì? Tên gọi và phân nhóm
Cây kiến cò, dân gian hay gọi là cây hoa kiến cò, bông kiến cò, cây thuốc lá nhỏ, bạch hạc, bông cò, nam uy linh. Một số nước Châu Á gọi là hoa nhài rắn.
Tên khoa học là Rhinacanthus Nasutus, thuộc họ cây ô rô. Danh pháp khoa học của nó là Acanthaceae. Kiến cò thường góp mặt vào trong các bài thuốc trị tiểu đường, ghẻ ngứa ở da hay cao huyết áp.
Đặc điểm sinh thái
Kiến cò là sinh vật thuộc hệ thực vật cổ nhiệt đới, là loại thực vật có hoa, thân thảo, thường mọc thành bụi, có rễ chùm, chiều cao của nó từ 1 – 1,5m. Loại cây này thường mọc hoang ở các tỉnh khu vực miền Bắc nước ta. Thảo dược xuất hiện nhiều trong các bài thuốc để cải thiện sức khỏe. Dưới đây là một số đặc điểm để bạn nhận biết kiến cò:
Mô tả hình ảnh cây kiến cò
Cây kiến cò có thân cây 6 gốc tròn, thân non và nhiều lông tơ mịn. Lá của loại cây này mọc đối xứng, mỗi cuống dài từ 3-5mm. Phiến lá có hình trứng, thuôn dài, mọc so le nhau. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có bao phủ bởi lớp lông tơ mịn.
Hoa kiến cò có kích thước khá nhỏ, thường mọc ở đầu cành, thân, hoặc sách lá đài hoa cao khoảng 3-5mm, phấn ống hoa dài từ 3-4cm. Hoa kiến cò gồm hai nhị và phần noãn của hoa có 4 hạt. Vì hoa của thảo dược có màu trắng và có hình dáng như con hạc bay nên gọi bạch hạc. Quả nang dài có lông bao phủ.
Cây kiến cò thường mọc ở đâu? Nơi phân bố
Theo các nhà thực vật học, kiến cò thường mọc hoang ở các nước Châu Á như: Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam ở một số nước Châu Phi. Ở nước ta, chúng phân bố ở các tỉnh miền Bắc, vẫn chưa có tỉnh hay khu vực trồng loại cây này, phần lớn đều thu hái sẵn trong tự nhiên.
Trong Đông y, lá và rễ của cây kiến cò thường được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên phần rễ có nhiều dưỡng chất tốt nên sử dụng nhiều hơn phần lá.
Thu hái, chế biến và bảo quản
Phần rễ, thân và lá cây kiến cỏ được thu hoạch quanh năm, thời điểm thích hợp nhất là lúc ra hoa vào tháng 8, hoặc vào mùa vụ Đông Xuân. Sau khi thu hái, rửa sạch phần rễ và lá khỏi bụi bẩn, đất cát, rồi mang đi phơi khô hoặc sấy.
Ngoài ra, bạn có thể chế biến chúng bằng cách ngâm rượu hoặc giấm từ 1-2 tuần hoặc nấu thành cao. Để sử dụng lâu dài, nên bải quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh sâu bọ, ánh nắng trực tiếp.
Thành phần hóa học
Theo một số tạp chí khoa học đã công bố trên thế giới, các nhà khoa học đã tìm thấy các thành phần hoá học trong thảo dược rất tốt cho sức khoẻ của con người. Hoạt chất chính của nó Anthranoid là một đồng phân của acid chrysophanic và acid frangulic. Đây là hoạt chất kháng viêm tự nhiên, giúp ổn định huyết áp và một số căn bệnh khác.
Tác dụng dược lý
Kiến cò là vị thuốc quý, đa công dụng, chữa đa bệnh, vậy cụ thể tác dụng của cây kiến cò trị bệnh gì? Dùng cho đối tượng nào?
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Theo nghiên cứu của các nhà thực vật học, với tính chống oxy hoá, cây kiến cò có khả năng điều trị một số bệnh liên quan đến thần kinh như: bệnh Parkinson, bệnh huntington (rối loạn thần kinh), chứng mất trí nhớ, đột quỵ, bệnh Alzheimer. Đồng thời, một số hoạt chất khác trong thảo dược giúp bảo vệ tốt tế bào thần kinh, hỗ trợ điều trị ung thư và hạ huyết áp.
Ngoài ra, trong cây kiến cò còn chứa một số thành phần có khả năng chống nấm, kháng khuẩn, kháng viêm và virus. Do đó, thân, rễ và lá kiến cò được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh ngoài da như hắc lào, chàm, ghẻ ngứa, herpes,…
Ngoài ra, cây kiến cò còn có nhiều công dụng sau:
- Chữa trị rắn cắn.
- Điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, lao phổi, bệnh viêm gan.
- Trừ khử côn trùng, muỗi vằn, muỗi culex.
- Ngăn ngừa và giảm tích tụ mỡ tránh béo phì.
- Khắc phục độ nhạy insulin.
- Giảm tích tụ chất béo ở trong gan, giảm lipid trong mô gan và huyết thanh.
Theo y học cổ truyền
Cây kiến cò là thảo dược có tính bình, vị ngọt dịu có tác dụng trong việc bài trừ phong thấp, phong hàn, đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa do lạnh. Ngoài ra, do có tính chống viêm, chống ngứa, sát khuẩn giống như lá đơn đỏ, nó được sử dụng nhiều trong những bài thuốc chữa nấm da, viêm da, mẩn ngứa.
Tính vị
Tính bình, vị ngọt và dịu.
Quy kinh
Quy vào kinh Tỳ, Can và Tỳ.
Liều lượng dùng và cách dùng cây kiến cò làm thuốc
Để mang lại hiệu quả cao, bạn cần chú ý cách dùng và liều dùng sao cho hợp lý. Thông thường, liều dùng hợp lý từ 15-20g/ngày dưới dạng nước sắc, dùng riêng hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để gia tăng hiệu quả.
Rễ của cây kiến cò có thể đem mang đi rửa sạch, ngâm trong rượu hoặc giấm để chữa các bệnh ngoài da. Ngoài ra cũng có thể cô đặc thành cao.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây kiến cò
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây kiến cò theo kinh nghiệm dân gian:
Chữa trị hắc lào, lang ben, eczema:
Dùng 250 gram lá và thân kiến cò, hoặc 130 gram rễ đem đi thái nhỏ, giã nhuyễn. Tiếp theo, ngâm cùng với 150ml rượu nếp trắng từ 7 – 14 ngày. Sau đó lọc dung dịch qua vải mềm. Lấy hỗn hợp thuốc bôi vào vùng da bị bệnh 3 – 4 lần/ngày, liên tục trong 1 – 2 tuần sẽ khỏi bệnh.
Xem thêm: Bồ kết – Bí quyết giúp tóc mềm mượt diệu kỳ.
Điều trị đau nhức xương khớp do phong thấp:
Sử dụng 15gram cây kiến cò, 10 gram hy thiêm, 10 gram thổ phục linh, 7 gram bạch chỉ, 15 gram ké đầu ngựa, 15 gram kim ngân hoa, 15 gram cam thảo nam, 7 gram quế chi, 15 gram tỳ giải (củ cây kim cang), 15 gram ý dĩ.
Tất cả vị thuốc mang đi rửa sạch bụi bẩn cho vào nồi sắc cùng với 1,5 lít nước. Uống mỗi ngày 1 thang thuốc, kiên trì sử dụng từ 15 – 20 thang thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
Điều trị đau thần kinh tọa do lạnh, hành khí hoạt huyết, giảm đau nhức xương khớp:
Sử dụng 15 gram kiến cò, 10 gram ráy sơn thục, 10 gram lá lốt,15 gram cẩu tích, 10 gram quế chi, 12 gram rễ cỏ xước, 10 gram ngải cứu, 10 gram trần bì (vỏ quýt).
Tất cả thảo dược mang đi rửa sạch và cho vào ấm sắc cùng với 2 lít nước. Mỗi ngày uống 1 thang, liệu trình sử dụng 15 – 20 thang các triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện.
Điều trị bệnh Alzheimer, Parkinson, giúp cải thiện trí nhớ:
Dùng 20 gram rễ kiến cò rửa sạch và đem đi phơi khô, kết hợp 20 gram cây thông đất, 20 gram cây thành ngạnh. Cho tất cả vào ấm, sắc cùng với 700ml nước lọc, khi nước trong ấm còn lại phân nửa. Uống mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư:
Lấy rễ, thân, lá kiến cò rửa sạch bụi bẩn. Tiếp theo nấu thành cao để sử dụng hoặc dùng 20 gram thảo dược phơi khô và sắc nước uống mỗi ngày.
Điều trị bệnh tiểu đường, giảm béo, cao huyết áp:
Dùng 20 gram lá kiến cò, rửa sạch, cho vào ấm, hãm cùng với 800ml nước lọc cho đến khi trong nồi chỉ còn lại 300ml nước. Chiết lấy nước bỏ bã uống hàng ngày.
Điều trị bệnh lao phổi:
Dùng 25 gram cây kiến cò khô, rửa sạch, cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 800ml nước lọc trong 30 phút hoặc sắc đến khi trong ấm chỉ còn lại 300ml nước. Có thể cho thêm đường và uống mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tích cực.
Xem thêm: Cây thuốc dòi – Chữa ho lao, viêm họng cực hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng cây kiến cò
Dưới đây là một số lưu ý khi bạn sử dụng cây kiến cò để điều trị bệnh:
- Đối với bệnh nhân bị cao huyết áp, người bệnh không nên nghĩ đây là vị thuốc sử dụng điều trị lâu dài. Thay vào đó bạn nên sử dụng thảo dược như một loại thuốc có khả năng hỗ trợ kiểm soát huyết áp tạm thời.
- Khi sử dụng bài thuốc lần đầu tiên, bệnh nhân nên dùng bằng 1/2 so với liều lượng quy định. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát những tác động bất lợi trên cơ thể. Đồng thời sẽ giúp cơ thể quen dần với liều lượng sử dụng thuốc.
- Kiến cò có thể chữa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người bệnh lạm dụng trên mức cần thiết.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược.
Cây kiến cò bán ở đâu, giá bao nhiêu?
Nếu bạn chưa biết cây kiến cò bán ở đâu, chỗ mua cây kiến cò chất lượng, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi đặt mua kiến cò tại Omega3.vn. Chúng tôi Omega3.vn tự tin là địa chỉ bán cây kiến cò chất lượng, uy tín, giúp cải thiện sức khỏe và đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh.
Thông tin đặt hàng:
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
- Website: https://omega3.vn/.
- Địa chỉ trực tiếp: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Quận Tân Bình, TP HCM.
- Điện thoại đặt hàng: 0902743250.
- Giá bán: 200.000 đồng/kg.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cây kiến cò để bạn tham khảo, cũng như cách dùng kiến cò cải thiện sức khỏe. Nếu có ai chưa biết về vị thuốc này, hãy chia sẻ rộng rãi đến cho họ.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết: “Cây kiến cò: Hình ảnh, công dụng và bài thuốc hay từ kiến cò“. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Tân Bình, TP HCM SĐT đặt hàng: 0926456456 Giá bán: 120.000 VNĐ/KGTừ khóa » Hình ảnh Hoa Kiến Cò
-
Cây Kiến Cò: Thành Phần Hóa Học, Công Dụng Và Bài Thuốc
-
Cây Kiến Cò | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Kiến Cò – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kiến Cò | Tra Cứu Dược Liệu
-
333+ Hình Ảnh Cây Hoa Bạch Hạc Được Yêu Thích
-
Cây Kiến Cò: Hình ảnh, Công Dụng Và Bài Thuốc Hay Từ ... - Dolatrees
-
Bất Ngờ “sốc” Về Cây Kiến Cò Hoa Trắng Rất Xinh Của VN
-
Bất Ngờ 'sốc' Về Cây Kiến Cò Hoa Trắng Rất Xinh Của VN
-
Thuốc Hay Từ Cây Kiến Cò - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Cò Trắng – Cây Kiến Cò, Cây Lác, Bạch Hạc…
-
đia Chỉ Bán Cây Kiến Cò
-
Cây Kiến Cò (tên Khoa Học: Rhinacanthus Nasuta) | Shopee Việt Nam
-
Cây Kiến Cò (Bạch Hạc) Và Những Lợi ích Cho Sức Khỏe