Cây Kim Ngân Hợp Mệnh Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy Và Tác Dụng
Có thể bạn quan tâm
Cây Kim Ngân là gì?
Cây Kim Ngân (tên khoa học Pachira Aquatica) là loại cây có xuất xứ từ Mexico, Brazil, đầm lầy Trung Mỹ và Nam Mỹ nhưng rất ít người biết đến. Từ năm 1980, cây Kim Ngân được một người gốc Đài Loan tạo dáng mới lạ và dần dần trở nên phổ biến ở Đài Loan và các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm cây Kim Ngân
Cây Kim Ngân là loại cây có thân cây chắc chắn, dẻo dai. Chiều cao tối đa của cây Kim Ngân khoảng 6m. Cây có lá to màu xanh bắt mắt và xoè rộng như một bàn tay.
Cây ít nở hoa và thường chỉ nở vào ban đêm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 11. Khi nở, hoa Kim Ngân có màu kem nhạt và tỏa ra một hương thơm thoang thoảng dìu dịu.
Hoa Kim Ngân màu kem và có hương thơm thoang thoảng
Theo giới chăm sóc cây cảnh, đây là một loại cây rất dễ trồng và chăm sóc. Bên cạnh đó, nhiều gia đình cũng lựa chọn cây kim ngân bởi cây tạo không gian xanh cho nhà ở và giúp mang lại nguồn năng lượng tích cực, thu hút tài lộc cho gia chủ.
Ý nghĩa phong thủy cây Kim Ngân
Theo phương Tây, cây Kim Ngân có tên tiếng anh money tree, là một loại cây tượng trưng cho tiền bạc và tài lộc, giúp mang lại tiền tài, sự giàu có, thịnh vượng cho gia chủ.
Cây Kim Ngân có 5 lá tượng trưng cho ngũ hành phong thủy
Không những vậy, mỗi nhánh cây kim ngân có 5 lá tượng trưng cho ngũ hành trong phong thủy, giúp cân bằng các nguồn năng lượng kim – mộc – thủy – hỏa – thổ khi đặt cây trưng bày trong nhà.
Theo thứ tự từ trái sang: cây 5 thân xoắn – cây 3 thân – 1 cây
Thông thường chậu cây kim ngân thường được trồng với số lượng 1,3,5. Với số lượng 1 cây, tượng trưng cho Trụ Thiên (chọc trời) mang ý nghĩa kiên cường, bất khuất; cây 3 thân vào nhau tượng trưng cho “Tam tài” hoặc “Phúc Lộc Thọ”; cây 5 thân xoắn tượng trưng cho ngũ phúc “Phúc – Lộc – Thọ - An – Khang”.
Công dụng và lợi ích của cây Kim Ngân trong đời sống
Theo các nghiên cứu về thực vật, cây xanh như là một máy lọc không khí cần thiết phải có trong nhà để giúp thanh lọc không khí, cải thiện môi trường và đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Và cây Kim Ngân cũng vậy.
Ngoài chức năng thanh lọc độc tố có hại cho môi trường sống, cây Kim Ngân còn có khả năng đuổi muối rất tốt.
Về mặt thẩm mỹ, Kim Ngân đang được rất nhiều người chọn lựa làm vật trang trí ở góc nhà, công ty,…
Tuy nhiên, cần lưu ý nhựa cây kim ngân tiết ra chứa độc tố gây hại cho sức khỏe nên tránh ngát lá, cào cấu lên cây tránh nhựa bắn vào da, mắt.
Cây Kim Ngân hợp mệnh gì?
Theo ngũ hành phong thủy, cây Kim Ngân thuộc hành Mộc, có mối quan hệ tương sinh, tương hỗ với các gia chủ thuộc mệnh Thủy, Mộc và Hỏa.
Theo đó, những người mệnh Thủy trồng cây Kim Ngân sẽ tốt về tiền bạc, công việc thăng tiến. Cây Kim Ngân còn giúp gia chủ mệnh Mộc có cuộc sống hòa thuận, gia đình hạnh phúc, gia tăng các mối quan hệ ngoài xã hội; giúp gia chủ mệnh Hỏa có sức khỏe tốt, tránh xa bệnh tật.
Vị trí đặt cây Kim Ngân phát tài
Với những ý nghĩa tốt đẹp về tiền bàn, cây Kim Ngân thích hợp đặt trên bàn làm việc hoặc bàn thu ngân để giúp công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ thuận lợi, tiền vô như nước.
Cây Kim Ngân để bàn làm việc
Cây cũng có thể đặt ở vị trí phòng khách, hành lang, sảnh chờ, gần cửa ra vào giúp thanh lọc không khí ở nơi nhiều người qua lại, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, không khí ô nhiễm.
Cây Kim Ngân 5 thân xoắn lại với nhau tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian phòng khách
Ở nơi nhiều người qua lại như hành lang, đặt cây Kim Ngân giúp thanh lọc không khí
Tuy nhiên, dù đặt cây ở đâu cũng đều cân nhắc đến vị trí đầy đủ ánh sáng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân
Cây Kim Ngân có thể trồng bằng cách giâm cành hoặc ươm hạt.
Về đất trồng: Cây Kim Ngân sinh trưởng và phát triển tốt trong loại đất vi sinh chứa nhiều dinh dưỡng, đất tơi xốp trộn mùn gỗ ủ hoai mục. Để kích thích rễ lớn nhanh, có thể sử dụng đất TS2, giúp cây hút nước và dinh dưỡng.
Kỹ thuật trồng: Đầu tiên, bạn rải 1 ít sỏi vào đáy chậu để cây thoát nước tốt rồi cho đất vào ½ chậu. Sau đó bạn bỏ cây vào, cho nốt phần đất còn lại rồi ấn chặt để định vị cây thẳng đứng. Bạn tưới đẫm nước cho cây rồi đặt cây ở bóng mát tới khi cây ra rễ thì mới chuyển qua nơi nắng phù hợp.
Chăm sóc cây Kim Ngân
- Nước tưới: Cây Kim Ngân không cần tưới nước quá nhiều. Nếu để trong nhà thì có thể tưới nước mỗi tuần 1 lần theo kiểu phun sương. Cây ngoài tự nhiên thì 1,5 tuần tưới 1 lần theo kiểu tươi ngập gốc.
- Dinh dưỡng: Định kỳ từ 1-2 tháng có thể bón phân NPK bằng cách hòa phân vào nước rồi tưới quanh gốc để cung cấp dịnh dưỡng cho cây.
- Nhiệt độ: Cây Kim Ngân dễ bị sốc nhiệt khi đột ngột bị chuyển từ nơi quá nóng sang nơi quá lạnh và ngược lại. Vì vậy bạn hãy đặt cây vào phòng bình thường để cây quen nhiệt độ rồi sau đó bật điều hòa cây vẫn có thể sống tốt.
- Ánh sáng: Cây Kim Ngân không cần nơi nắng quá gắt vì vậy hãy để cây nơi có lượng ánh nắng vừa phải.
Lưu ý, khi cây bị khô héo nên đặt cây ở những nơi mát mẻ, thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Thường xuyên loại bỏ những lá úa, khô héo và tưới nước cho cây. Định kỳ nên bổ sung thêm dưỡng chất bằng đạm, phân bón cho cây.
Từ khóa » Thân Cây Kim Ngân Có Tác Dụng Gì
-
Cây Kim Ngân Hoa Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Cây Kim Ngân Là Thảo Dược Gì? Công Dụng & Liều Dùng • Hello Bacsi
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Kim Ngân Hoa Và Những điều Cần Lưu ý
-
Cây Kim Ngân Có Thể Chữa Rất Nhiều Bệnh Ngoài Mang đến Tài Lộc
-
7 Tác Dụng Của Cây Kim Ngân Trị Bách Bệnh, Số 4 Tuyệt Vời Nhất
-
Hoa đẹp Kim Ngân, Nhiều Tác Dụng Tốt Cho Sức Khỏe
-
Cây Kim Ngân Hoa: Tác Dụng Dược Lý Và Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh
-
Cây Kim Ngân Và Tác Dụng Trị Bệnh Của Hoa Kim Ngân
-
Kim Ngân: Vị Thuốc Quý Với Công Dụng Bất Ngờ - YouMed
-
Cây Kim Ngân Có Tác Dụng Gì? | Cleanipedia
-
Vị Thuốc Từ Cây Kim Ngân Hoa | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Kim Ngân: Hoa đẹp Giải Nhiệt - Tin Tổng Hợp - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
-
14 Tác Dụng Của Cây Kim Ngân Hoa Lưu Truyền Trong Dân Gian