Cây Ký Ninh: Công Dụng, Liều Dùng & Cách Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Cây ký ninh
Cây ký ninh
Đặt lịch
Cây ký ninh (tên khoa học là Tinospora crispa Miers) là thực vật thân leo có tính mát, vị rất đắng, thường được dùng để hạ nhiệt, tiêu đờm, tiêu viêm, lợi tiêu hóa, lợi niệu, chống ốt rét cơn… Rửa hoặc đắp lá đã được nghiền nát lên vùng da bị ghẻ, mụn nhọt, lở loét có thể khắc phục được triệu chứng bệnh.
1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Dây thần nông, cây dây cóc, liane quinine (Pháp), bandaul pech (Cămphuchia), thuốc sốt rét, bảo cự hành.
Tên khoa học: Tinospora crispa Miers
Họ: Tiết dê – Menispermaceae.
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả: Cây ký ninh là cây dây leo, thân non nhẵn bóng, thân già có màu nâu nhạt, hình dáng xù xí tựa da có, dài khoảng từ 6 – 7 cm hoặc hơn. Lá dạng tim, có hình trái xoan ngược, mép nguyên, dài từ 8 – 12 cm, rộng 5 – 6 cm, phần cuống ngắn. Phần hoa mọc thành chùm ở nách của những lá đã rụng. Quả ký ninh có hình trứng, dài khoảng 12 cm khi chín chuyển từ màu vàng sang đỏ, phần cơm quả dày, chứa 1 hạt đen.
Phân bố: Dây kí Ninh mọc ở Lào, Thái Lan, Campuchia. Tại Việt Nam, dây ký ninh mọc hoang tại nhiều vùng khu vực phía Bắc nước at như: Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang. Cây trồng dễ dàng bằng cách trồng nghiên xuống đất khoảng 10 – 15 cm, chúng có thể dài 20 – 15 cm chỉ sau 24 giờ. Mùa rét cây phát triển chậm.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến & bảo quản
Bộ phận dùng: Dây già.
Thu hái: Quanh năm.
Chế biến: Dây già cắt thành đoạn chừng 0.5 – 1 cm, đem thái mỏng, dùng tươi hay khô đều được. Có thể đem tán thành bột rồi luyện viên uống.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.
4. Thành phần hóa học
Trong dây ký ninh chứa các thành phần chính sau:
- alcaloid palmatin, hàm lượng 0.1% trọng lượng khô.
- glucozit không có tinh thể, có thủy phân bằng axit có trên thân khô, tỷ lệ 0,60-0,80%.
- ancaloit becberin, chất đắng columbin (khoảng 2.2%) và picroretin có trong rễ dây ký ninh.
5. Tác dụng dược lý
Dây ký ninh có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Theo y học cổ truyền, dây ký ninh có tác dụng hạ nhiệt, tiêu đờm, tiêu viêm, lợi tiểu, tiêu độc, chống chu kỳ trong sốt, bổ đắng, tiêu thủng, trừ thấp nhiệt, phá huyết thông kinh trệ… Với các đặc tính trên, vị thuốc được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý sau:
- Sốt rét
- Phát ban
- Ho
- Tiêu hóa kém
- Trị mụn nhọt, ghẻ, lở loét và bệnh ngoài da khác.
- Cảm sốt.
6. Tính vị
Dây ký ninh có tính mát, vị rất đắng.
7. Cách dùng – liều dùng
- Thuốc sắc: Sắc dùng 4 – 5 gam khô.
- Thuốc uống: Hãm với nước sôi rồi để nguội uống hoặc nấu thành cao, mỗi ngày dùng 0.5 – 1.5 gam,
- Luyện thành viên, ngày 2 – 3 gam.
- Dùng ngoài: Thuốc rửa vết thương ngoài da do mụn nhọt, lở loét…
8. Lưu ý khi sử dụng
Trên đây là một số thông tin về vị thuốc dây ký ninh, hy vọng hữu ích đến bạn. Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Dược liệu nên kết hợp
- Cây cỏ tranh: Mô tả, Đặc điểm sinh thái và Tác dụng dược lý
- Cây cà ri: Thành phần, Phân bố & Tác dụng dược lý
Từ khóa » Cây Ký Ninh Có Tác Dụng Gì
-
Dây Ký Ninh | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Vị Thuốc Ký Ninh | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Dây Ký Ninh: Cây Thuốc Có Nhiều Tiềm Năng
-
Cây Da Cóc Hay Ký Ninh: Trị Sốt Rét, Hỗ Trợ điều Trị Covid-19? - YouTube
-
Dây Cóc (dây Ký Ninh) - Công Dụng, Cách Dùng Chữa Bệnh Thần Kỳ
-
Hỗ Trợ Tiêu Hoá, ăn Ngon Miệng Hơn Với Cây Dây Ký Ninh
-
Dây Ký Ninh (dây Cóc) Và Bài Thuốc Dân Gian điều Trị Bệnh Sốt Rét
-
Dây Cóc (dây Ký Ninh) Và Công Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Cây Dây ...
-
Dây Ký Ninh
-
Cây Thần Thông Và Cây Canhkina Về Tác Dụng Chữa Bệnh Sốt Rét ...
-
Cẩn Trọng Khi Dùng Dây Cóc điều Trị COVID-19 - Báo Phụ Nữ
-
Công Dụng, Cách Dùng Dây Ký Ninh - Tra Cứu Dược Liệu
-
Dây Ký Ninh - NTO
-
Dây Cóc (dây Ký Ninh) – Công Dụng, Cách Dùng Chữa Bệnh Thần Kỳ