Cây Lá Bép (Lá Nhíp)

Giống cây rau Nhíp (Lá Bép)

Tên gọi khác: Rau lá bét, Rau nhíp, Rau lá bướm, Rau danh, Rau gắm...

Tên khoa học: Gnetum gnemon

Mô tả:

Lá bép có dạng cây thân g cao từ 2-5 m và có nhiều nhánh. Cây thường xanh, lá đơn mọc đối, dài 8-20 cm và rộng 3-10 cm, lúc mới mọc có màu đồng, khi trưởng thành có màu lục sẫm. Quả hạch, hình bầu dục, dài 2-5 cm, lúc non màu vàng, khi chín màu đỏ, có một hạt trong mỗi quả.

cay la bep

Cây Lá Bép

Hạt có 3 lớp vỏ, trọng lượng khoảng 4g. Phôi có 2 lá mầm. Hạt là trạng thái ngủ của thể giao tử. Cây lá bép phân bố ở một số tỉnh thuộc miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ ở độ cao từ 200 tới 900m.

Công dụng của cây Lá Bép:

- Lá non, cụm hoa, quả non, và quả chín để dùng ăn được. Trong lá giàu protein, chất khoáng, vitamin A và vitamin C. Cứ 100g lá non có 75,1g nước, 6,6g protein, 1,2 g lipit, 9,1 g cacbonhyđrat, 6,8 g chất xơ, 1,3 g tro, 224 mg phốtpho, 151 mg canxi, 2,5 mg sắt.

Lá bép có tới 16 loại Amino acid (trong số 20 Amino acid quan trọng không thể thiếu đối với con người) tham gia xây dựng Protein nhằm đảm bảo các chức năng xúc tác, miễn dịch, vận chuyển… cho các hoạt động sống hàng ngày của cơ thể.

Thành phần cũng như hàm lượng các chất khoáng trong lá bép khá cao, trong đó K, Fe, Cu, Zn, Mo, Mg và Mn cao hơn nhiều so với xà lách, bông cải trắng…Hàm lượng đường trong lá bép cũng đạt 0,93%, do vậy khi nấu canh có vị ngọt; đồng thời với hàm lượng đường khử 0,88% giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng.

- Trong 100g hạt (70-80 hạt) chứa 30 g nước, 11 g protein, 1,7 g lipit, 50 g cacbonhyđrat và 1,7 g tro. Hạt lá bép chứa khoảng 10,9% Protein, trong đó có 7 axít amin thiết yếu quan trọng như glutamic, aspartic... với hàm lượng cao từ 206 đến 208 mg/100 g. Có 1,6% lipid và 50,4% tinh bột- nguồn bổ sung quan trọng trong điều kiện thiếu lương thực. Các chất này ngoài cung cấp nguồn dinh dưỡng còn có khả năng giúp gan thải trừ một số độc chất cho cơ thể.

+ Ở Việt Nam: Cây lá bép được dùng làm rau đã biết từ lâu đời bởi người dân tộc thiểu số sống trên các vùng có loài cây này mọc tự nhiên trong rừng. Yêu thích sử dụng lá bép làm rau ăn ở dạng xào hoặc nấu canh với cá suối, lá bép nấu canh cua, lá bép xào trứng gà non, xào thịt bò, lẩu lá bép....

canh la bep

Canh Lá Bép

Lá bép mọc quanh năm, nhưng sau khoảng 5-6 trận mưa đầu mùa là thời điểm ngon nhất. Đó là những thứ lá rừng vị ngọt thanh, ăn khá ngon miệng. Rau lá bép trở nên nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiếng chống Mỹ. Vùng Đông Nam Bộ thời chiến tranh, ở Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Bông, Bù Đăng, Sóc Bom Bo… có nhiều cây bép mà nhạc sĩ Huy Du sáng tác bài "Nổi lửa lên em" có câu: " … lá bép rau rừng thêm thắm tình anh nuôi".

Lá bép khi còn non, mỏng và mềm, màu lục nhạt, dùng nấu canh ăn rất ngon, có thể so sánh với rau Sắng chùa Hư­ơng. Người Chơro có một món canh ngon, lạ và hội đủ tinh túy của núi rừng khiến ai đã từng một lần thưởng thức đều phải nhớ mãi. Đó là canh ống thụt lá bép.

la bep nau ong thut

Lá Bép Nấu Ống Thụt

Ngày nay, lá bép đã có mặt trong thực đơn của các nhà hàng ở Tây Nguyên như canh cua lá bép, đọt mây-lá bép xào cá hộp … và được giới thiệu với khách miền xuôi như là một món ngon đặc sản mà núi rừng đã hào phóng ban tặng cho những con người Tây Nguyên nồng hậu và mến khách này.

rau la bep

Rau Lá Bép

+ Ở nước ngoài

Ở Indonesia: Cây lá bép được trồng rất phổ biến và dùng trong ẩm thực ở nước này. Hạt dùng để nấu món Súp rau chua Indonesia, nghiền thành bột và chiên thành món bánh emping. Lá cây rau bép được sử dụng làm rau như một loại cây rau cao cấp. Hoa, lá non và quả tươi được dùng như thành phần trong món cà ri rau truyền thống gọi là Kuah pliek. Món ăn này được phục vụ trên tất cả các dịp lễ truyền thống quan trọng. Bánh quy giòn Melinjo là một phần của thực đơn trong bữa ăn tối để tiếp đãi tổng thống Mỹ trong chuyến thăm cấp nhà nước với Indonesia vào năm 2010, ngài tổng thống này đã ca ngợi bánh quy là ngon.

banh hat la bep chien

Bánh Hạt Lá Bép Chiên

- Ở Nam Mỹ lá non, cụm hoa, quả non và quả chín đều ăn đư­ợc và được xếp vào loại rau sạch quý hiếm.

+ Theo Đông y: Cây Lá bép có tiềm năng lớn không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng mà còn vì dược tính của nó. Không chỉ ngon, đủ calo, an toàn, lá bép còn chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên cần cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

+ Theo Tây y: Năm 1955, Masilungan và những đồng nghiệp phát hiện chất chiết trong lá cây lá bép có chứa các chất kháng sinh, có tính kháng khuẩn và chống hoạt động ô xi hóa.

Kĩ thuật trồng và giá trị kinh tế cây lá Bép:

Lá bép là loại cây rừng nhưng khi mang về trồng, cây phát triển rất nhanh, lá tươi tốt quanh năm. Hiện lá bép đang được ưa chuộng, không chỉ người dân tộc biết ăn mà các nhà hàng, quán ăn cũng tìm mua rất nhiều.

Phổ biến rộng rãi phương pháp trồng lá bép dưới tán rừng hoặc trồng tại vườn rau như một loại rau sạch ăn hàng ngày. Khoảng cách trồng xen 1,5x1,5m và trồng so le dưới tán rừng, 1ha có thể trồng tới 1500 cây. Sau khi trồng 4-5 tháng có thể cho thu hoạch. Với giá từ 40.000- 50.000 đồng/kg. Mỗi ha có thể cho thu nhập 8-9 triệu đồng/tháng. Nếu trồng chuyên canh thì giá trị có thể cao hơn.

Trên các vùng đất dốc, mùa mưa đất thường bị xói mòn, trồng rau nhíp có thể hạn chống sạt lở và xói mòn. Đất trong vườn luôn giữ được độ ẩm nhất định, lượng phân bón cho cây cũng giảm đi.

Mọi thông tin liên hệ mua giống cây Lá Bép

Thôn 4 - xã Văn Phú - TP Yên Bái - Yên Bái

KS Trần Hoàn: 0387072577

ZL, FB: 0387072577

Email: tranlehoan.edu@gmail.com

Xem thêm:

- Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Lá Bép

- Cây Húng vịt gia vị thơm ngon nhất

- Cây Bò khai đặc sản vùng Tây Bắc

Từ khóa » Cây Giống Rau Bép