Cây Lá Bỏng - Tìm Hiểu Về Cây Hoa, Cây Thuốc Quý - Canh Điền
Có thể bạn quan tâm
Cây lá bỏng (hay còn được gọi là cây sống đời) được biết đến với ý nghĩa về mặt phong thủy. Bên cạnh đó,nó còn là một trong những loài cây có tác dụng to lớn về ngành Đông y, chúng có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là trị bỏng. Cách trồng cũng như chăm sóc cây lại vô cùng đơn giản cho những ai muốn sở hữu chúng.
Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây lá bỏng II. Đặc điểm của cây II. Tác dụng và ý nghĩa của cây IV. Cách trồng và chăm sócI. Giới thiệu về cây lá bỏng
Tên thường gọi: | Cây lá bỏng |
Tên gọi khác: | Cây trường sinh, cây sống đời, thuốc bỏng, diệp sinh căn |
Tên khoa học: | Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers |
Họ thực vật: | Crassulaceae |
Nguồn gốc xuất xứ: | Là loài cây bản địa của Madagascar |
Nơi sống: | Cây được trồng hoặc mọc tự nhiên tại các vùng châu Á, Thái Bình Dương, Caribe |
Tuổi thọ: | Cây sống lâu năm |
Thời gian nở hoa: | Từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm |
Màu sắc của hoa: | Màu đỏ, màu vàng, hoặc màu hồng |
II. Đặc điểm của cây
- Kích thước: Cây có chiều cao trung bình từ 40 – 60 cm.
- Thân: Là loài cây cỏ, thân cây tròn, nhẵn, có nhiều đốm tía ở thân.
- Lá: Cây lá bỏng có phiến là dày, bề mặt lá nhẵn nhụi không có lông, mọng nước, ở phía ngoài mép lá có răng cưa. Chúng thường mọc đối xứng với nhau, cũng có thể mọc nguyên hoặc chia làm 3 thùy.
- Hoa: Hoa của cây lá bỏng thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 5, thường mọc chùm trên cán dài, rồi thõng xuống. Hoa có nhiều màu sắc rực rỡ như màu đỏ, màu vàng,…
- Quả: Cây lá bỏng có quả gồm 4 đại.
- Thành phần hóa học: Cây có chứa nhiều thành phần hóa học như Acid hữu cơ: citric, flavonoid, malic và nhiều hợp chất phenolic khác.
II. Tác dụng và ý nghĩa của cây
1. Ý nghĩa phong thủy
Như chúng ta đã biết, cây lá bỏng còn có một tên gọi khác là cây sống đời. Đúng với cái tên của chúng, mặc dù hoa của cây sống đời nhỏ bé nhưng chúng lại có màu sắc rực rỡ, bền bỉ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, sự đoàn kết, tình thương yêu của các thành viên trong gia đình.
Khi tết đến xuân về, cây lá bỏng (cây sống đời) còn mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho gia chủ. Nó như một lời cầu chúc sức khỏe dồi dào cho tất cả thành viên trong nhà.
2. Tác dụng trong y học
Theo như bên Đông y, cây lá bỏng có rất nhiều công dụng đối với việc giảm đau, tiêu độc, hoạt huyết,… Một trong những tác dụng tiêu biểu nhất của cây mà chỉ khi đọc tên ta đã có thể hình dung ra công dụng của chúng đó là trị bỏng rất hiệu quả.
Không những thế, cây có thể được dùng để chữa bệnh sỏi thận, cao huyết áp, viêm loét dạ dày, giảm sốt, bệnh ngoài da, điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, giúp cho những vết thương mau lành và mụn nhọt hiệu quả.
Theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu, cây lá bỏng có chứa rất nhiều hoạt chất kháng khuẩn. Vì vậy khi cơ thể xuất hiện những vết thương lở loét hở, ta nên sử dụng lá bỏng để có thể điều trị kịp thời.
IV. Cách trồng và chăm sóc
Với vẻ đẹp cũng như công dụng của cây, nhiều người cho rằng chúng rất khó trồng. Nhưng điều đó lại hoàn toàn ngược lại, cây lá bỏng lại là loài cây khá dễ trồng và việc chăm sóc cũng rất đơn giản. Để cây được trồng đúng cách và có thể phát triển tối ưu, ta cần lưu ý những điều sau:
1. Cách trồng cây lá bỏng
- Đặt cây ở nơi thoáng mát
Cây lá bỏng không thích hợp với khí hậu nóng hoặc khô, chúng có thể tích nước và ngủ yên trong mùa hè. Chính vì vậy, vị trí trồng và đặt cây vô cùng quan trọng. Bạn nên tìm nơi thoáng mát, ẩm ướt để đặt cây.
- Chọn đất trồng phù hợp
Đất trồng là một trong những điều kiện để cây phát triển tối ưu. Do cây lá bỏng là loại cây ưa độ ẩm nên đất sét lẫn cát, đất hỗn hợp là hai loại đất phù hợp để trồng cây này. Nếu bạn trồng cây trong chậu nhỏ, cứ cách 2-3 năm ta nên thay đất mới cho cây để cây có đầy đủ chất dinh dưỡng phát triển. Cần bón phân cho cây mỗi tháng một lần; tuy nhiên vào thời gian cây “ngủ”, ta không được bón phân.
2. Cách chăm sóc cây lá bỏng
Do lượng nước tích trữ trong lá cây thuốc bỏng khá nhiều, nên dù cho người trồng có bận, không chăm sóc được thường xuyên thì cũng không cần quá lo lắng. Cây có khả năng thích ứng đặc biệt với trường hợp không được tưới nước thường xuyên, thậm chí cây hầu như không bao giờ chết mà lá vẫn xanh tốt. Việc duy nhất bạn cần lưu ý là di chuyển cây tới vị trí râm mát khi ngoài trời quá nóng và đưa cây vào nhà khi trời quá lạnh.
Giảm tưới tiêu vào mùa đông và tăng nước tưới vào mùa xuân, cụ thể: Vào mùa đông lạnh giá, người trồng nên hạn chế, giảm mức nước tưới đi một nửa. vào mùa xuân, người trồng nên tưới nhiều nước để bổ sung lượng nước đã mất cho cây. Khi tới mùa hè, đây là thời gian cây ngủ yên, vì vậy cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiều bóng râm, hạn chế tưới nước.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Trồng Cây Lá Bỏng
-
Có Nên Trồng Cây Lá Bỏng Cảnh Trong Nhà? Tác Dụng, Cách Chăm Sóc
-
Học Ngay Cách Trồng Cây Lá Bỏng đang Gây Sốt Dân Mạng
-
【】Có Nên Trồng Cây Hoa Bỏng Trong Nhà Không? Cách Chăm Sóc ...
-
Cách Trồng Cây Sống đời đơn Giản Tại Nhà - VOH
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Sống đời
-
Có Nên Trồng Cây Lá Bỏng Cảnh Trong Nhà? Tác Dụng, Cách Chăm Sóc
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Lá Bỏng Hoa Hồng Xanh Thần Kỳ - Làm Thợ
-
Có Nên Trồng Cây Hoa Bỏng - Cây Sống đời Trong Nhà Không?
-
Những Cây Trồng Trong Nhà Tốt Nhất Với Mọi Không Gian
-
Cây Lá Bỏng (sống đời) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sống đời Ra Hoa Rực Rỡ đón Tết
-
Cây Lá Bỏng – Đặc điểm, Công Dụng Và ý Nghĩa Phong Thủy
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bông | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Mua Cây Lá Bỏng Cảnh ở đâu - Đặc điểm ý Nghĩa Thế Nào ?