Cây Lá đắng (cây Mật Gấu) Là Cây Gì? Lá đắng Có Tác Dụng Gì?
Có thể bạn quan tâm
Trong đông y, lá đắng là một loại thảo dược khá quen thuộc và nó được áp dụng trong các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả mà không phải ai cũng biết đến nó. Cây lá đắng có tác dụng điều trị các bệnh ho, ho có đờm, đau nhức xương khớp, đái tháo đường, đau họng,… Tuy nhiên, cây lá đắng là gì? Cây lá đắng có tác dụng gì? Công dụng của cây lá đắng đối với sức khỏe? Để có thể hiểu rõ hơn về cây lá đắng, hãy cũng gia công thực phẩm chức năng Life Gift tìm hiểu chi tiết hơn về cây lá đắng qua bài viết dưới đây nhé!
Cây lá đắng là gì?
Trước tiên, để tìm hiểu về cây lá đắng có tác dụng gì thì ta hãy cùng tìm hiểu về cây lá đắng là cây gì trước nhé.
Hình ảnh lá đắng:
Cây lá đắng hay còn được gọi là cây mật gấu hay cây mật gấu Nam hay hoàng ô rô, lá lằng, mã hổ,… Cây lá đắng thuộc học cúc, có tên hoa học là Gymnanthemum amygdalinum.
Cây lá đắng thuộc loại thực vật thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi, thân cây mềm, mọc thẳng cao 2 – 3m.
Lá đắng có màu xanh đậm, lá cứng vừa phải, có hình tựa trái xoan, có răng cưa nhỏ ở mép lá. Hoa mật gấu có màu vàng nhạt, mọc thành cụm. Ở dưới mỗi hoa có nhiều phần lá đài, hoa thường nở ở phần ngọn thân cây. Hoa chỉ nở vào tháng 2 – 4 hàng năm. Sau khi hoa tàn chính là thời gian cây ra quả, quả mật gấu khi chín thường có màu xanh nâu và mọc ở gần ngọn cây.
Phân biệt cây mật nhân và cây lá đắng
Cây mật nhân và cây lá đắng là hai loại dược liệu được sử dụng khá phổ biến. Nhưng chúng lại có đặc điểm khá tương đồng, do đó cũng không ít người bị nhầm lẫn về hai loại dược liệu này. Tuy nhiên, để có thể phân biệt 2 loại dược liệu này ta có thể dựa vào những đặc điểm sau:
- Cây lá đắng (cây mật gấu) rễ có màu vàng đậm, khi đun thuốc có mùi khó chịu, có vị đắng nhẹ
- Cây mật nhân bên ngoài rễ có màu vàng nhạt, khi đun thuốc có mùi thơm ngậy đặc trưng, có vị rất đắng.
Khu vực phân bố
Hiện nay, cây lá đắng được tìn thấy ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nepal hay Ấn Độ.
Tại nước ta, cây lá đắng được phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao phía Bắc, do nơi đây có thời tiết mát mẻ rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Các tỉnh xuất hiện nhiều cây lá đắng nhất là Cao Bằng, Lai Châu, bắc Cạn, Lào Cai,…
Ngoài ra, cây lá đắng cũng xuất hiện nhiều trên cao nguyên Langbiang thuộc tỉnh Lâm Đồng. Nhưng khu vực này thường không bố không nhiều như các vùng phía Bắc.
Cây lá đắng tuy sinh trưởng và phát triển tự nhiên, những chúng cũng được rất nhiều các cơ sở, trung tâm dược liệu trên toàn quốc phối giống nuôi trồng thành công.
Thu hái, chế biến
Người ta thường dùng lá và thân cây lá đắng được sử dụng làm thuốc và có thể được thu hoạch quanh năm.
Theo kinh nghiệm dâ gian, thời điểm thích hợp để thu hái khi cây đã trưởng thành, cây không quá già cũng không quá non, để công dụng cây lá đắng được đảm bảo.
Dược liệu sau khi thu hoạch về được sơ chế theo những cách sau:
- Đem dược liệu loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất rồi dùng tươi
- Đem rửa sạch rồi phơi khô hoặc sấy khô và sắc thuốc
- Có thể ngâm rượu
Việc bảo quản dược liệu sau khi sơ chế cần lưu ý:
- Nếu dược liệu được dùng tươi thì sau khi sơ chế có thể cho vào tủ lạnh dùng dần như việc bảo quản rau quả xanh.
- Với dược liệu khô bảo quản dược trong túi bóng kín, để nơi khô ráo để tránh ẩm mốc và mối mọt
- Đối với rượu thuốc được bảo quản trong bình kín, để nói thoáng mát tránh nơi ẩm thấp
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu cho thấy, trong thân cây lá đắng có chứa 0,35 – 2,5% hoạt chất berberin. Ngoài ra, dược liệu còn chứa rất nhiều thành phần có lợi cho cơ thể như Selenium, Steroid, chất xơ, Axit phenolic, Xanthone, tannin, Lignan, các nhóm vitamin như C, B1, B2,… Các vi khoáng chất như đồng, kẽm, sắt,…
Tác dụng dược lý – Lá đắng có tác dụng gì?
Trong đông y lá đắng có tác dụng gì?
Lá đắng có vị đắng, tính hàn nên được quy vào 4 kinh can, phế, vị, thận do đó dược liệu có tác dụng hạ sốt, tiêu viêm, giải độc, giải nhiệt và giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, đường huyết, làm giảm cholesterol trong máu, tăng cường sức béo phì, chữa và phòng ngừa bệnh sỏi mật, viêm gan, vàng da, khỏe, mát gan, cải thiện tình trạng,…
Trong y học hiện đại lá đắng có tác dụng gì?
Ngăn ngừa ung thư
Lá đắng có khả năng ức chế sự phát triển các tế bào ung thư và giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả đối với bệnh ung thư vú.
Đối với nội tiết tố
Lá đắng không chỉ có tác dụng thải độc mà còn có khả năng cân bằng hormone sinh dục nữ. Đồng thời, nó còn có khả năng duy trì nồng độ estrogen ở mức thích hợp và kích thích khả năng sinh sản hiệu quả.
Đối với tim mạch
Cây lá đắng có tác dụng hỗ trợ cung cấp axit béo, đồng thời nó có tác dụng rất tốt trong đối với việc làm giảm cholesterol xấu, chống lại bệnh tim mạch. Tuy nhiên, điều đặc biệt là các axit béo có trong dược liệu đều là những axit béo bão hòa mà cơ thể không hấp thu được. Từ đó, cơ thể có khả năng giữ đường huyết ổn định rất tốt, đồng thời bảo vệ hệ tim mạch luôn ổn định.
Đối với gan
Lá đắng có khả năng làm mát, hạ men gan và giải độc gan hiệu quả.
Tác dụng chống vi sinh rùng sốt rét
Theo nghiên cứu cho thấy cây lá đắng có tác dụng ức chế sự phát triển và tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét P. falciparum trong các mô hình chuột.
Giải độc thận
Chiết xuất từ cây lá đắng có khả năng bảo vệ giúp chống lại những tác động tiêu cực, đồng thời giúp cải thiện và phục hồi chức năng gan.
Ngoài ra, cây lá đắng còn có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, cải thiện chất lượng tinh trùng, điều trị bệnh ung thư tiền liệt tuyến, chống lão hóa, ổn định đường huyết, lợi sữa.
Lá đắng có tác dụng gì?
- Giảm sốt, sốt rét, đau họng, ho khan
- Viêm gan
- Viêm ruột thừa
- Bệnh đái tháo đường
- Giảm cân
- Nhiễm trừng đường hô hấp
- Ung thư vú
- Giảm cholesterol xấu
- Đau nhức xương khớp
- Kháng viêm
- Cao huyết áp
- Trị mụn
- Táo bón, tả lị
- Diệt trừ giun sán
- Viêm túi mật
- Rối loạn tiêu hóa
- Tăng cường sức khỏe
- …
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây lá đắng
Lá đắng chữa cao huyết áp
Lấy 5 lá mật gấu tươi, rửa sạch, đem nấu với 3 bát nước đầy. Đun đến khi nước cô cạn lại còn 2 chén thì ngưng, chia làm 2 – 3 lần để uống mỗi ngày. Do hàm lượng Kali trong dược liệu dồi dào nên dược liệu lá đắng có khả năng điều hòa huyết áp tốt. Đồng thời, còn có công dụng ngăn chặn quá trình hình thành máu đông gây tắc nghẽn động mạch và giảm cholesterol xấu hiện quả.
Lá đắng chữa nhiễm trùng đường hô hấp – Lá đắng có tác dụng gì?
Lấy 5 – 9 lá đắng đem rửa sạch, sao vàng rồi đem sắc với 3 bát nước đầy. Đun đến khi nước sắc lại còn 1 chén, lấy nước uống trong ngày, kiên trì uống 1 – 2 tháng sẽ có hiệu quả rõ. Do thành phần trong lá đắng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên đây được xem là dược liệu điều trị nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả.
Lá đắng chữa viêm ruột thừa
Lấy 30g lá đắng tươi sắc với 400ml nước lọc, chia làm 3 phần uống trong ngày, khi uống pha thêm 1 thìa mật ong vào thuốc, uống hết trong ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm. Do bệnh viêm ruột thừa thường gây nhiều đau đớn khó chịu và trong lá đắng có các hoạt chất kháng viêm giảm đau hiệu quả.
Chữa đau họng, ho, ho có đờm – Lá đắng có tác dụng gì?
Lấy 1 – 2 lá đắng tươi, tốt nhất là nên nhai vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sang hôm sau người bệnh sẽ thấy có hiệu quả đáng kể, tuy nhiên không nên làm dụng quá nhiều.
Chữa rối loạn tiêu hóa và đau nhức xương khớp
Lấy phần thân cây mật gấu đem rửa sạch cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi khô. Sau đó, ngâm dược liệu dã phơi khô với rượu trắng, đậy kín đến khi rượu chuyển sang màu vàng. Khi dùng, uống một lượng nhỏ để điều trị đau nhức xương khớp và rối loạn tiêu hóa.
Cây mật gấu hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan
Lấy 50g mật gấu tươi hoặc 36g mật gấu khô, 15g cỏ gà và 12g diệp hạ châu, đem tất cả dược liệu rửa sạch rồi để ráo. Tuy nhiên, nếu dùng mật gấu tươi thì nên ngâm với nước muối loãng trước khi dùng. Sau đó đem tất cả dược liệu sắc với 1,5 lít nước và đun đến khi nước còn là 800ml thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày và kiên trì sử dụng trong 2 tháng sẽ có hiệu quả rõ nhất.
Những lưu ý khi sử dụng lá đắng chữa bệnh
Tuy trong đông y lá đắng lad dược liệu quý nhưng vẫn nên thận trọng khi sử dụng và cần lưu ý các vấn đề sau để đạt được liệu quả tốt nhất.
- Trước khi áp dụng những bài thuốc từ lá mật gấu nên hỏi ý kiến của chuyên khoa trước khi dùng nhé
- Nếu dùng lá đắng với số lượng lớn sẽ gây các triệu chứng như hạ đường huyết, hạ huyết áp, táo bón,… Và để xử lý tình trạng sử dụng quá liều hãy tạm ngưng dùng thuốc hoặc giảm liều lượng khi dùng. Tuy nhiên, nếu các triêu chứng chưa thuyên giảm thì nên đến gặp bác sĩ để giải quyết.
- Đối với người bị huyết áp thấp tuyệt đối không dùng lá đắng
- Những bài thuốc từ lá đắng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị , không thay thế thuốc tây, cho nên không nên tự ý bỏ thuốc tây nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Do lá đắng có khả năng gây sẩy thai cao nên phụ nữ mang thai tuyệt đối không dùng.
- Trong quá trình sử dụng những bài thuốc từ lá đắng để chữa bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ, đảm bảo cung cáp các dưỡng chất thiết yếu, duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, ngủ đủ giấc,… Để nâng cao khả năng chữa bệnh hiệu quả,
Từ khóa » Cây Lá đắng Trị Bệnh Gì
-
Cây Mật Gấu (cây Lá đắng) Có Tác Dụng Gì đối Với Sức ... - Hello Bacsi
-
Cây Lá đắng – Thảo Dược Chữa Bệnh Tuyệt Vời - Hello Bacsi
-
Lá đắng: Thảo Dược Mọc Bụi Có Nhiều Tác Dụng Chữa Bệnh
-
Cây Mật Gấu (cây Lá đắng) Chữa Trị Bệnh Gì?
-
Tác Dụng Của Cây Lá đắng (lá Mật Gấu) - Bệnh Viện Y Học Dân Tộc
-
Cây Lá đắng- Bài Thuốc Trị Dạ Dày Rất Hiệu Quả - SUNKUN
-
Cây Lá đắng Chữa đau Vai Gáy - Vinmec
-
Cây Lá đắng Có Tác Dụng Gì? Chữa Bệnh Gì, Cách Dùng, Mua ở đâu.?
-
Cây Lá đắng Có Công Dụng Chữa Bệnh Nào? - Mẹo Vặt
-
Cây Lá đắng Chữa đau Vai Gáy - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Lá Mật Gấu Tươi (cây Lá đắng ) Chữa Bệnh 500g | Shopee Việt Nam
-
CÂY LÁ ĐẮNG – BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY RẤT HIỆU ...
-
Sự Thật Về Tác Dụng Của Cây MẬT GẤU - ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu ...
-
Tại Sao Cây Lá đắng được Ví Như Thần Dược Trị Bệnh