CÂY LÁ NGÓN CÓ TÁC DỤNG GÌ, LỢI HAY HẠI NHƯ THẾ NÀO?

5/5 - (3 bình chọn)

CÂY LÁ NGÓN CÓ TÁC DỤNG GÌ, LỢI HAY HẠI NHƯ THẾ NÀO?

Cây lá ngón khá nổi tiếng ở vùng núi rừng phía Bắc bởi chất kịch độc của nó rất nguy hiểm. Tuy nhiên, lá ngón trong y học cũng có các công dụng không thể phủ nhận. Vậy cây lá ngón có tác dụng gì, lợi hay hại như thế nào? Tất cả sẽ được cung cấp thông tin trong bài viết sau đây.

Lá ngón là gì?

Cây lá ngón hay còn được gọi bằng một số tên khác đó là: Câu vẫn, Hoàng đằng, Đoạn trường thảo, Co ngón, Hồ mạn trường, Hồ mạn đằng, Thuốc rút ruột,…

Đây là loại cây thuộc họ nhà mã tiền (Loganiaceae).

Tên khoa học của cây lá ngón đó là Gelsemium elegans Benth (Medica elegans Gardn).

Lá ngón là 1 loại cây thân bụi leo, có nhiều cành. Cây thường sống dựa vào cây khác, thân cây hơi khía dọc. Lá ngón mọc đối, có màu xanh bóng nhẵn, hình trứng thuôn dài, đầu nhọn, mép nguyên. Lá có chiều rộng từ 2-5cm, chiều dài tầm 6-12cm, cuống lá hơi tù hoặc nhọn.

Hoa của cây lá ngón có màu vàng xòe 5 cánh. Hoa có hình ống nhỏ. Thời điểm nở hoa là từ tháng 6-1o. Hoa thường mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc mọc ở đầu cành.

Quả của cây lá ngón có hình thon, màu nâu, bên trong chứa nhiều hạt, một nang, chiều rộng 0,5cm, chiều dài 1cm. Hạt nhỏ có màu nâu nhạt, giống như hạt đậu và có cánh nhỏ nên dễ phát tán theo gió bay đi khá xa.

Lá ngón là gì?
Cây lá ngón

Cây lá ngón mọc ở đâu?

Cây Lá ngón phân bố chủ yếu ở những nơi có khí hậu nhiệt đới hoặc á đới như Châu Á.

Cây lá ngón phổ biến ở Việt Nam tại các vùng trung du miền núi. Nhiều nhất là ở các tỉnh phía bắc trong đó có Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang, Hòa Bình,…

Tại Trung Quốc người ta thường dùng cây lá ngón để làm thuốc trị nấm tóc hay chữa bệnh hủi.

Ăn lá ngón có độc không?

Lá ngón được biết là có độc và có thể gây chết người. Tuy nhiên trong y học lá ngón vẫn còn các tác dụng. Cây lá ngón có tác dụng gì, lợi hay hại như thế nào được chia sẻ cụ thể như sau:

  1. Lá ngón độc như thế nào?

Trong thành phần hóa học của lá ngón có chứa nhiều hoạt chất alkaloid. Đây được xem là 1 loại độc tố rất nguy hiểm. Nồng độ độc giảm dần theo thứ tự từ rễ, lá, hoa, quả cho đến thân cây.

Loại độc này có thể ngấm vào rất nhanh, thường chỉ khoảng 5 – 30 phút thông qua đường tiêu hóa. Nó có thể gây tử vong từ 1 đến 7 tiếng.

  1. Tác dụng của lá ngón trong chữa bệnh

Tuy có chứa độc nhưng trong dân gian thường có câu “Lấy độc trị độc”. Trên thực tế lá ngón còn được dùng để chữa trị các vết thương do bị đánh đòn hoặc ngã đau. Không những vậy nó còn có tác dụng chữa mụn nhọt độc khá tốt.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần dùng lá ngón giã nát và đắp lên vùn bị thương hoặc sắc lấy nước để rửa vết thương sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Trong lá ngón có chứa độc có thể gây tử vong

Lá ngón có thể ăn được

Người dân tộc Mường So (Lai Châu) thường có món ăn lá ngón xào trứng hay món lá ngón xào thịt bò có mùi vị rất ngon. Đối với người dân nơi đây họ xem đó là những món ăn đặc sản có mùi vị vô cùng hấp dẫn. Khi nghe đến đây chắc hẳn nhiều người sẽ thấy đáng sợ. Bởi thực tế thì đây là loại cây rất độc, chỉ khoảng 2-3 lá thôi đã có thr63 gây tử vong.

Lá ngón có mấy loại?

Thực ra có 2 loại lá ngón. Gồm loại có độc và loại không có độc. Người dân tộc Mường đã phát hiện ra loại lá ngón không độc từ xưa và dùng để làm rau chế biến món ăn trong nhiều năm nay.

Cách giải độc lá ngón

Khi chẳng may ăn phải lá ngón có độc. Trong vài phút đầu sẽ có các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, sùi bọt mép, mỏi cơ, đau bụng dữ dội… Nếu được xử lý nhanh chóng thì có thể cứu được.

Có thể áp dụng nhanh bằng cách lấy thân của cây chuối đập dập, rau má giã nát vắt lấy nước và trộn chung với nhau. Để 2-3 con nhái còn sống vào hỗn hợp nước này trong khoảng 1 phút rồi bỏ ra. Dùng nước này cho người bị ngộ độc ướng sẽ kích thích nôn ra hết độc có trong dạ dày. Sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế để được chữa trị.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết được Cây lá ngón có tác dụng gì, lợi hay hại như thế nào. Lá ngón có độc tính mạnh nên tốt nhất hãy hạn chế tiếp xúc. Chỉ sử dụng lá ngón khi thật cần thiết và hãy tránh xa trẻ em để đảm bảo an toàn nhé.

Bài viết liên quan

  • THÂN, CỦ VÀ LÁ CÂY KHỔ SÂM CÓ NHỮNG TÁC DỤNG GÌ TỐT?
  • 34 TÁC DỤNG CỦA CÂY CỎ MỰC CHỈ NGƯỜI NÔNG THÔN MỚI DÙNG
  • CÂY CỎ SỮA CÙNG 10 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ

Từ khóa » Hoa Lá Ngón ăn được