Cây Lá Thuốc Dòi - Cách Nhận Biết, 5 Công Dụng Và 8 Bài Thuốc Cực Hay

Cây lá thuốc dòi hay còn có cái tên thân thuộc khác là bọ mắm. Là loại cây được cho là thần thánh trong việc giải nhiệt và thanh lọc cơ thể. Đã có rất nhiều loại thuốc cũng như phương pháp, nước giải khát dùng lá thuốc dòi là thành phần không thể nào thiếu. Thành phần kháng viêm, kháng khuẩn trong cây có hiệu quả lớn trong điều trị các chứng ho, ho có đờm, thông sữa, giải nhiệt, tiêu viêm,…

Xem ngay: Thuốc xuyên tâm liên dạng viên – Kháng sinh thực vật trong điều trị COVID-19.

Cây lá thuốc dòi là gì?

Đặc điểm

Là loại cây sống thành bụi, thân thảo. Cây có vẻ ngoài khá giống rau răm hay cây Hoàng ngọc, thân tím, lá tím. Trên thân có lông và cành mềm. Lá thuốc giòi mọc so le hoặc đối xứng, lá không nhẵn có lông cả hai mặt. Lá có độ dài khoảng 4 – 9cm, rộng 1,5 – 2,5cm, có 3 gân mọc từ cuống tới ngọn.

cây lá thuốc dòi
cây lá thuốc dòi
gọi mua cây thuốc dòi
gọi mua cây thuốc dòi

Hoa cây thuốc dòi màu trắng và thường ra hoa vào cuối mùa hạ, mọc xen ra từ kẻ lá nhỏ. Lá mọc trực tiếp từ thân mà không có cuống. Quả hình trứng thuôn nhọn màu hồng tím cũng có lông mềm xung quanh. Bọ mắm thường được dùng tươi nấu nước. Nhưng nếu không có điều kiện có thể đem phơi khô dùng dần.

Xem thêm: Tác hại của cây thuốc dòi

Cây phân bố mọc hoang ở khắp nơi, phù hợp với những nơi có điều kiện ẩm thấp hoặc vùng núi cao như Lạng Sơn, Sapa hay các vùng núi như Tây Nguyên, Gia Lai… Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá mạnh. Cây thuốc dòi còn có được tìm thấy với khu vực phân bố khá rộng ở các nước lân cận như Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Philippines, Indonesia…

Cây có tên bọ mắm cũng bởi vì trước đây thường được dùng để trừ khử hay chống bọ giòi. Lá được hái đem về trộn vào mắm có thể để được lâu mà không bị lên giòi.

Xem thêm: Húng chó chữa viêm họng, giảm đau đầu, chống trầm cảm, mỡ trong máu

Tác dụng dược lý

Theo Đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt nhưng nhạt, tính mát với những tác dụng dược lý như sau:

  • Điều trị chứng ho dai dẳng
  • Điều trị ho nhiễm lap
  • Tiêu viêm
  • Điều trị viêm mũi
  • Tiêu đờm
  • Chỉ khái
  • Chữa viêm sưng vú
  • Tiêu vết bầm
  • Thông tiểu
  • Thông sữa
  • Giải độc
  • Giải nhiệt
  • Trị mụn nhọt
  • Chữa đau họng.

Xem thêm: Cây tầm bóp trị ho, viêm họng, khan tiếng, mụn nhọt, tiểu đường

Công dụng được biết đến từ lá thuốc dòi

Theo đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát thường được dùng để trị ho, long đờm, giải cảm, giải nhiệt cơ thể, mát gan…

  • Chữa viêm mũi sưng đau, chảy nước mũi, ngẹt mũi: Sử dụng khoảng 20g lá hay hoa cây thuốc dòi đem giã nát cùng vài hạt muối, sau đó vắt ấy nước bỏ bã và thấm bông y tế bôi hoặc nhét vào mũi từ 3-4 lần trong ngày
  • Chữa viêm đường tiết niệu: Lưu ý nên uống nhiều nước và không nên ăn quá nhiều đường. Dùng 30g bọ mắm tươi hoặc khô sắc cùng 1 lít nước để dùng uống trong ngày. Nếu bạn bị viêm đường tiết niệu hãy tham khảo 1 loại cây cực tốt: cây cỏ tranh.
  • Chữa đinh nhọt, viêm sưng vú, các vết lở loét hay mụn, mủ, vết bầm tụ máu: Lấy một nắm lá cây thuốc dòi đem đi rửa sạch ngâm qua nước muối pha loãng rồi đem giã nát. Có thể dùng cả bã rồi đắp lên nơi sưng đau.
  • Chữa đau răng: Lấy vài lá thuốc dòi giã nát rồi vắt lấy nước ngậm hoặc nhai lá tươi và ngậm, nhét vào chân răng đau.
  • Chữa ho, viêm họng: Dùng 20g cây thuốc dòi khô sắc cùng 1 lít nước uống kết hợp với dùng khoảng 30g lá thuốc dòi dã nát cùng ít muối và chỉ lấy nước bỏ bã đem ngâm khoảng 15 phút rồi nuốt.
  • Điều trị cảm mạo: Dùng hoa/ lá của cây thuốc dòi 20 – 30g, giã nát với vài hạt muối rồi chia nước thành nhiều lần. Ngậm nước cốt rồi nuốt dần có tác dụng giảm đau họng và tiêu đờm. Thực hiện bài thuốc liên tục trong 7 ngày.
  • Bài thuốc trị tiểu buốt, tắc tia sữa: dùng cây bọ mắm 30 – 40g. Sắc uống hằng ngày, nếu bị nặng có thể kết hợp với các loại thảo dược khác.
  • Điều trị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp: Lá bọ mắm tươi 100g rửa sạch, xay nhuyễn rồi thêm vào 250ml nước. Vắt lấy nước uống, dùng mỗi ngày 1 lần.

Tham khảo: Cây lá bỏng chữa bỏng, viêm mũi, viêm xoang, trĩ, đau lưng, giải rượu, …Ngoài ra, người ta thường dùng cây lá thuốc dòi để nấu nước bí đao vừa giải khát vừa thanh nhiên lại rất tốt cho sức khỏe, dễ uống và khá là bắt vị nhất là vào những ngày nắng nóng. Cách làm rất đơn giản. Chuẩn bị:

  • Rễ cỏ tranh: trong có tranh được cho là có vị ngọt, tính hàn vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và mát gan
  • Mía lau vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi đại tiểu trường, tiêu đàm, giải độc rượu, lượng đường có trong mía lau là ngọt tự nhiên nên làm món uống giải khát cực ngon. Mía lau còn có thể trị hôi miệng, viêm họng sưng đau, táo bón
  • Lá mã đề: mã đề thường được mọi người dùng làm rau ăn giải nhiệt hoặc phơi khô nấu nước uống. Mã đề có vị ngọt, tính lạnh đi vào các kinh, can, thận và bàng quang. Chữa tiểu rắt, lợi tiểu, ngoài ra còn được dùng giã nát để làm tiêu viêm, trị mụn nhọt
  • Râu ngô: râu bắp vị ngọt và giải nhiệt, kích thích ăn ngon, ngủ ngon, lợi tiểu. Râu bắp có vị ngọt, tính bình. Có thể dùng râu bắp tươi và khô đều được.
  • La hán quả: có tính mát thường được dùng trong các bài thuốc đông y giúp giải nhiệt, hạ hỏa, có lợi cho những người bị tiểu đường, huyết áp cao do không sản sinh đường nhưng có vị ngọt tự nhiên
  • Lá dứa (lá nếp): có mùi thơm tự nhiên thường được dùng làm chất tạo hương tự nhiên trong bánh, kẹo, sôi…Chiết xuất từ lá dứa có khả năng ức chế tế bào ung thư vú và thường có trong các bài thuốc thanh nhiệt
  • Cây mùi(ngò): Trong tinh dầu hạt có màu vàng nhạt, vị cay, có mùi thơm đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.
  • Bí đao: có tính mát, vị ngọt tự nhiên là món ăn hằng ngày của hầu hết các hộ gia đình và là nguyên liệu sản xuất nước giải khát chủ yếu của nước ta và các nước lân cận

Tất cả các nguyên liệu trên nấu với cây thuốc dòi trong vòng 20-30 phút có thể thêm đường tùy thích, uống với đá hoặc không là loại nước mát, ngon mà ai cũng có thể dùng. Nó cũng là bài nấu nước bí đao thơm ngon khi thêm vài khúc bí đao nấu chung, mùi thơm, mát và giải nhiệt khó cưỡng lại vào những ngày hè nắng nóng.

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc dòi

Khi sử dụng lá thuốc dòi để chữa bệnh, người dùng cần lưu ý những điều sau:

  • Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ lá thuốc dòi. Tùy vào cơ địa, thể trạng các bài thuốc dân gian có thể không phát huy tác dụng hoặc gây dị ứng cho bệnh nhân. Do đó, cần tuân thủ theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu nấu nước cây thuốc dòi uống để giải nhiệt, người dùng không nên lạm dụng bài thuốc này. Việc giải nhiệt, thanh lọc, lợi tiểu, dẫn đến tình trạng cơ thể dễ bị mất chất điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
  • Phụ nữ có thai không nên thường xuyên dùng và dùng nhiều cây thuốc dòi. Loại dược liệu này có tính chất điều kinh, dễ gây sẩy thai.
  • Trước khi dùng, bạn nên rửa sạch dược liệu để loại bỏ đất cát, các loại vi khuẩn bám trên thân cây, lá cây. Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, huyết áp thấp,… nên hỏi ý kiến bác sĩ trường khi dùng thuốc.
  • cây thuốc giòi này thường được dùng như thuốc điều hòa kinh nguyệt và cũng dễ gây sảy thai. Vì vậy phụ nữ có thai không nên uống nhiều.

Xem thêm: Cây Bọ Mắm chữa ho, lao phổi, viêm họng, đái rắt đái buốt

Cây thuốc dòi khá giống với cây lá khỉ hay cây rau đay trong vườn, vì thế cần nắm rõ đặc điểm nhận dạng để tìm mua đúng. Tránh việc tự tìm kiếm cây thuốc và tự điều trị bệnh tại nhà. Không nên quá lạm dụng, nhất là với bệnh nguy hiểm như lao phổi thì cần có phác đồ điều trị sớm từ bác sĩ y khoa.

Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/

gọi mua cây thuốc dòi

Đặt mua cây thuốc dòi khô tại Omega Việt Nam – vì sức khỏe cộng đồng

Website: https://omega3.vn/

Từ khóa » Công Dụng Lá Thuốc Dồi